Mỹ phải có chiến lược chặn TQ độc chiếm Biển Đông
Trong một bức thư gởi Ngoại trưởng John Kerry, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói Mỹ cần có chiến lược chặn TQ độc chiếm Biển Đông. Các TNS hàng đầu Mỹ bày tỏ nỗi lo cấp báo động trước quy mô và tốc độ cải tạo đất của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông, và Mỹ cần có cách làm chậm hoặc chấm dứt hoạt động này.
Trong thư gửi ông Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, ông McCain (đảng Cộng hòa) và hai TNS đảng Dân chủ Jack Reed và Bob Menendez nêu: nếu không có một chiến lược toàn diện, thì “lợi ích lâu dài của Mỹ và đồng minh cùng đối tác sẽ đứng trước một mối đe dọa rõ ràng”.
Họ viết: hoạt động cải tạo đất của TQ và xây dựng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho TQ tiềm năng bành trướng để mở rộng mục đích quân sự của mình và là “một thách thức trực tiếp, không chỉ đối với lợi ích của Mỹ và khu vực, mà còn đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế”.
Bức thư nói bãi đá Gaven đã tăng khoảng 114.000 m trong năm qua, và trước đó Đá Gạc Ma bây giờ là một “hòn đảo” diện tích 100.000 m. Bãi Đá Chữ Thập tăng kích thước hơn 11 lần kể từ tháng 8.2014.
Thư viết: trong khi các nước khác xây dựng trên những đảo hiện có, TQ lại đang thay đổi đáng kể kích thước, cấu trúc của những vùng đất này, và bất kỳ âm mưu quân sự hóa nào của TQ đối với các đảo nhân tạo này đều có thể “gây hậu quả nghiêm trọng”.
Mỹ phải có chiến lược chặn TQ độc chiếm Biển Đông
Video đang HOT
Bên cạnh đó, TQ có thể dùng các cơ sở này để tuyên bố một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mới trên Biển Đông, như năm 2013 TQ đã công bố ADIZ trên vùng biển tranh chấp với Nhật Bản.
Các TNS Mỹ đứng đầu ủy ban quân vụ Thượng viện và ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, cho biết Mỹ cần có chiến lược chặn TQ độc chiếm Biển Đông, cần vạch ra “những hành động cụ thể của Mỹ có thể làm chậm hoặc ngăn chặn các hoạt động của TQ ….”
Họ nhấn mạnh trong thư: “Trong khi các quốc gia khác xây dựng trên vùng đất có sẵn thì TQ lại đang thay đổi kích thước, cấu trúc và tính chất vật lý tính năng của đất. Đây là một thay đổi về chất lượng đất mà đã được thiết kế để thay đổi hiện trạng ở biển Đông”.
TQ tuyên bố độc chiếm 90% Biển Đông giàu năng lượng tiềm ẩn, đã gây ra tranh chấp với Việt Nam, Phillipines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Công việc khai hoang Trung Quốc đang triển khai sáu bãi đá ngầm ở Trường Sa và các công nhân đang xây dựng cảng và kho chứa lưu trữ nhiên liệu và có thể hai đường băng tạm thời.
Các chuyên gia nói việc này sẽ không đảo ngược ưu thế vượt trội về mặt quân sự tại khu vực của Mỹ, nhưng có thể cho phép Bắc Kinh lấn sâu quyền lực vào trung tâm hàng hải ở Đông Nam Á.
Về vấn đề Trường Sa, Bộ ngoại giao Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh: Việt Nam tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền và lợi ích pháp lý khác của Việt Nam ở Biển Đông. Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra” .
Theo Một thế giới
Chiến thắng của ông Netanyahu khiến thế giới lo ngại
Việc tái cử hôm 19/3 của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang không những khiến các nước Trung Đông lo lắng mà bản thân các đồng minh phương Tây của Israel cũng thấy "chán ngán".
Thủ tướng Netanyahu ăn mừng chiến thắng
Theo kết quả gần như chính thức được công bố hôm 19/3, đảng bảo thủ Likud của ông Netanyahu giành được 30 ghế, Liên minh Phục quốc Do thái đối lập được 24 ghế, trong khi đó các đảng của người Arập về thứ ba với 13 ghế. Theo các nhà phân tích, thủ đoạn tung ra các quan điểm cực đoan gây không khí kích động trong ngày chót cuộc tranh cử của ông Benjamin Netanyahu rõ ràng đã mang lại cho đảng Likud một chiến thắng hết sức bất ngờ, vượt quá mọi dự đoán.
Tuy nhiên, chiến thắng trên của ông Netanyahu lập tức đã có vị đắng. Nhà Trắng đã chào mừng chiến thắng của Thủ tướng Netanyahu bằng thông lệ ngoại giao chứ không hề xứng với quan hệ đồng minh. Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố: "Tổng thống tiếp tục cho rằng một giải pháp hai nhà nước (Israel và Palestine) là cách tốt nhất để trả lời cho các căng thẳng hiện nay". Người phát ngôn hành pháp Mỹ cũng cho hay Tổng thống Barack Obama không gọi điện tới Benjamin Netanyahu, nhưng Ngoại trưởng John Kerry đã làm việc này. Theo lời ông Earnest, Mỹ sẽ "đánh giá lại cách tiếp cân" sau khi ông Netanyahu đưa ra những bình luân bác bỏ khả năng thành lâp môt nhà nước Palestine vào phút cuối trong chiến dịch tranh cử.
Bên cạnh lập trường cực đoan của Thủ tướng Israel về Nhà nước Palestine, Phủ Tổng thống Mỹ còn hết sức quan ngại trước những lời lẽ kỳ thị nhắm vào các cử tri Israel người Arập, những phát biểu "gây chia rẽ" và "nhằm gạt ra bên lề các công dân Israel người Arập". Cụ thể là, vào đúng ngày bầu cử, Thủ tướng Israel đã đưa lên Facebook một đoạn video với lời báo động: "Chính quyền cánh hữu đang gặp nguy hiểm. Các cử tri Arập sẽ đổ dồn tới các phòng phiếu". Người phát ngôn của Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, các phát biểu như vậy "làm suy yếu các giá trị và các lý tưởng dân chủ, một phần quan trọng của những gì gắn bó Mỹ với Israel".
Cũng như Mỹ, Liên minh châu Âu chúc mừng Thủ tướng Israel tái đắc cử, nhưng nhấn mạnh đến việc cần phải tái khởi động tiến trình hòa bình với Palestine. Ngoại trưởng Pháp kêu gọi tân chính phủ Israel hành động có trách nhiệm và tái khẳng định sự ủng hộ của Paris đối với giải pháp một Nhà nước Palestine. Người phát ngôn của Thủ tướng Anh David Cameron cũng nhấn mạnh hy vọng hòa bình tại Trung Đông với giải pháp hai nhà nước.
Đại diện ngoại giao EU, Federica Mogherini, đã chúc mừng chiến thắng của ông Netanyahu và kêu gọi tái khởi đông lại tiến trình hòa bình Israel-Palestine. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói ông sẽ làm viêc với bất kỳ chính phủ Israel nào chấp nhân giải pháp hai nhà nước mà theo ông nếu không chấp nhân điều này thì các cuôc đàm phán hòa bình sẽ "không có cơ hôi nào".
LHQ cũng ra thông báo nhấn mạnh luôn tin tưởng tiến trình hòa đàm Israel-Palestine là biện pháp "tốt nhất và duy nhất" đối với Tel Avip để có thể duy trì một quốc gia dân chủ.
Các nhà quan sát cho rằng nếu ông Netanyahu thực sự duy trì ý định chống có giải pháp có hai quốc gia cho cuộc tranh chấp từ lâu nay ở Trung Đông, điều này có thể buộc tổng thống sắp tới của Mỹ, cho dù ở đảng nào, cũng phải có chọn lựa giữa vị thủ tướng Israel và chính sách của Mỹ về Trung Đông đã có từ nhiều năm nay và được sự ủng hộ của cả hai đảng tại quốc hội.
Điều này cũng sẽ tạo khó khăn hơn cho Washington khi vẫn ngăn cản các nhà lãnh đạo Palestine đưa vấn đề ra trước LHQ cũng như các tổ chức quốc tế khác. Mỹ, các nước châu Âu và LHQ đều đồng ý cho người Palestine thành lập một quốc gia độc lập thay vì chế độ bán tự trị dưới sự kiểm soát của Israel. Tuy nhiên, Mỹ chủ trương theo một đường lối hòa hoãn, muốn có sự thỏa hiệp từng bước giữa Palestine và Israel, không tán thành để Palestine tự ý định đoạt... Các giới chức Mỹ cao cấp nói rằng mặc dù Chính quyền Obama hãy còn cân nhắc các giải pháp, nhưng theo họ Mỹ có thể giảm bớt sự kiên quyết chống đối việc người Palestine tự tìm con đường lập quốc qua Hội đồng bảo an LHQ.
Các chuyên gia cảnh báo rằng phương Tây rồi đây sẽ không có lựa chọn nào khác là buộc phải làm việc với tân chính phủ tương lai của Thủ tướng Netanyahu, với lập trường hết sức cứng rắn. Như vậy, hoặc Mỹ và châu Âu sẽ can dự vào Trung Đông với một kế hoạch, một quyết tâm, bằng không họ sẽ chứng kiến một cuộc chiến mới tại Dải Gaza.
Theo Nh.Thạch (tổng hợp)
PetroTimes
"Bộ ba an ninh" Nhà Trắng điều trần về IS Ngày 11/3, ba quan chức cấp cao nhất phụ trách an ninh quốc gia của Mỹ gồm Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Martin Dempsey cùng nỗ lực bảo vệ cuộc chiến chống nhóm "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng trong cuộc điều trần chung trước Ủy ban...