Mỹ phá kỷ lục triển khai lính đặc nhiệm dưới thời Trump
Lính đặc nhiệm Mỹ được triển khai tới 149 quốc gia trong năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, cao gấp 1,5 lần so với thập niên 2010.
Lính đặc nhiệm hải quân Mỹ tham chiến tại Iraq. Ảnh: US Navy
“Chúng tôi hoạt động và chiến đấu ở mọi góc của thế giới”, Sputnik dẫn lời tướng Raymond Thomas, tư lệnh Bộ chỉ huy Các chiến dịch đặc biệt (SOCOM) của Mỹ tuyên bố. Dữ liệu mới cho thấy lính đặc nhiệm Mỹ đã xuất hiện ở 149 quốc gia trong năm 2017, cao hơn 50% so với thời cựu tổng thống George W. Bush.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cấp quyền quyết định lớn hơn cho chỉ huy quân sự ở các khu vực xung đột như Yemen và Somalia, cho phép họ tiến hành chiến dịch tiến công mà không cần thông qua Lầu Năm Góc. Trong 6 tháng đầu tiên dưới thời ông Trump, lực lượng của SOCOM đã tiến hành số nhiệm vụ tác chiến cao gấp 5 lần so với 6 tháng cuối nhiệm kỳ của cựu tổng thống Barack Obama.
Tuy nhiên, điều này khiến Mỹ phải dàn mỏng lực lượng phân bố trên thế giới, đồng thời khiến các nhà lập pháp nước này trở nên lo lắng. “Chúng tôi không biết quân đội Mỹ ở những đâu và đang làm gì”, thượng nghị sĩ Lindsey Graham, thành viên Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, phát biểu hồi tháng 10.
Washington không có dấu hiệu thu nhỏ hoạt động triển khai lực lượng đặc nhiệm trên toàn thế giới trong năm 2018. Việc này có thể khiến SOCOM đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn, đồng thời hạn chế khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp ngoại giao.
“Đây là một sai lầm khủng khiếp nếu xét theo chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ sau vụ khủng bố 11/9/2001. Chúng chỉ gây thêm nhiều thiệt hại và không có hiệu quả trong việc ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố”, ông William Hartung, giám đốc Dự án Vũ trang và An ninh thuộc Trung tâm Chính sách Quốc tế, nhận định.
Theo Tử Quỳnh (VnExpress)
Video đang HOT
Mỹ chuẩn bị di tản thân nhân khỏi Hàn Quốc
Mỹ đang cân kế hoạch di tản thân nhân của binh sĩ nước này tại Hàn Quốc sau hàng loạt động thái gây hấn từ phía Triều Tiên.
Quyết định nóng
Hãng Reuters dẫn tuyên bố của Thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa Mỹ Lindsey Graham cho biết, trước sự khó lường của tình hình tại bán đảo Triều Tiên, Lâu Năm Goc cần sẵn sàng kế hoạch di tan thân nhân linh My khoi điểm nóng này.
Ông Lindsey Graham cho răng, Mỹ nên băt đâu di tản vơ con của các binh sĩ Mỹ đang làm nhiêm vu tai Han Quôc vê My bởi tình hình trên bán đảo Triều Tiên cho thấy đang "tiên gân tới một cuôc xung đôt quân sư" với Triêu Tiên.
Việc Mỹ phải cân nhắc di tản thân nhân binh sĩ khỏi Hàn Quốc được cho là động thái chưa từng có.
Nghị sĩ Lindsey Graham cho biết: "Thật dại dôt mới đưa vợ, con của các binh sĩ Mỹ tới Hàn Quốc trong khi Triêu Tiên vân liên tiêp co hanh đông khiêu khích. Tôi muôn Lâu Năm Góc dừng đưa vơ con binh sĩ tới Hàn Quốc và những người hiện đang co măt ở Han Quôc cân trở vê Mỹ".
"Chung ta đang ngay cang tiên tơi gân môt cuôc xung đôt quân sư vơi Triêu Tiên bơi quôc gia nay vân theo đuôi phat triên công nghê san xuât tên lưa ICBM co kha năng mang theo đâu đan hat nhân. Chung ta không con nhiêu thơi gian nưa".
Ngay trước khi nói đến kế hoạch di tản, để kịp thời phản ứng trước một cuộc tấn công bất ngờ bằng tên lửa từ Triều Tiên, Mỹ đã quyết định kích hoạt lại hệ thống cảnh báo tên lửa trên đảo Hawaii có từ thời Chiến tranh lạnh.
Người đứng đầu Cơ quan Khẩn cấp bang Hawaii Vern Miyagi nói với phóng viên rằng sự kiện này liên quan đến mối đe dọa Bắc Triều Tiên tấn công vào Mỹ. Mặc dù, theo quan điểm của ông, ít có khả năng tình thế sẽ phát triển theo chiều hướng này.
Ngoài ra, kênh truyền hình phản ánh rằng bản nội quy hành động đã được phổ biến cho cư dân của hòn đảo. Mọi người được khuyến khích phát triển kế hoạch giải cứu. Ví dụ, cần tìm trước chỗ ẩn náu, dự trữ nguồn nước và thức ăn cho một vài ngày.
Hơn nữa, theo đánh giá của các chuyên gia, tên lửa hạt nhân của Bắc Triều Tiên sẽ bay tới Hawaii chỉ trong vòng 20 phút. Trong đó cần khoảng 5 năm phút sẽ xác định quỹ đạo chuyển của nó, vì vậy việc cảnh báo và cứu hộ cho gần 1,5 triệu người sẽ chỉ còn mỗi 15 phút.
Những động thái của Mỹ được giới chuyên gia cho rằng, Lầu Năm Góc đã bắt đầu thấy run dù vẫn nói cứng trước tiến bộ của Triều Tiên trong lĩnh vực phát triển tên lửa ICBM.
Triều Tiên phóng Hwasong 15.
Đơn phương hành động
Và để đối phó với một Triều Tiên khó lường, ngoài những biện pháp đã được cân nhắc, cô vân an ninh quôc gia Mỹ H.R. McMaster cho biêt Tổng thống Donald Trump sẽ "xử lý" mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng từ Triều Tiên bằng hành động đơn phương nếu cần thiết.
Vị cố vấn này cho biết: "Tổng thống sẽ xử lý vấn đề này và nếu cần thiết, chúng tôi sẽ tự hành động. Tuy nhiên điều chúng tôi vẫn muốn làm là thuyết phục các nước hành động nhiều hơn (đối với vấn đề Triều Tiên) vì lợi ích của chính họ".
Sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sáng 29/11, ông Trump từng tuyên bố rằng: "Đây là tình huống mà chúng ta phải giải quyết. Chúng tôi xử lý vấn đề này". Sau đó ông cũng đe doạ sẽ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng.
"Trung Quốc đã có một số hành động chưa từng có" - ông McMaster nói đề cập đến sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với các lệnh trừng phạt gần đây của Hội đồng Bảo an LHQ nhắm vào Triều Tiên.
Vị cố vấn an ninh này khẳng định: "Những gì chúng tôi đang đề nghị Trung Quốc làm không phải là để giúp đỡ chúng tôi hay bất kỳ ai khác, mà là hành động vì lợi ích của Trung Quốc. Một Triều Tiên trang bị vũ khí hạt nhân sẽ là một mối nguy hiểm thực sự nghiêm trọng với Trung Quốc, Nga và tất cả các quốc gia".
Ông McMaster cũng nhấn mạnh rủi ro an ninh tiềm tàng nếu Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác cũng quyết định trang bị hạt nhân để phòng vệ trước Triều Tiên.
"Điều này cũng không có lợi gì với Trung Quốc, và cũng không có lợi gì với Nga. Vì vậy, điều tổng thống muốn nói là tất cả chúng ta cần chung tay xử lý vấn đề này" - Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo.
Dù đã có nhiều biện pháp được Mỹ đưa ra nhưng theo Kingston Reif - Giám đốc về giải giáp và chính sách giảm nhẹ mối đe dọa thuộc Hiệp hội kiểm soát vũ khí (ACA) nhận định trên National Interest, tất cả tính toán của Tổng thống Trump đã sai lầm hoàn toàn sau khi Bình Nhưỡng phóng Hwasong 15.
Tiều Tiên quan sát Mỹ rất tỉ mẩn và dù vô tình hay cố ý thì họ cũng đã thử quả tên lửa Hwasong 15 vào đúng lúc Tổng thống Trump đang bề bộn giữa nội bộ chính trường và điều đó hạn chế khả năng ứng phó của ông Trump.
Theo các chuyên gia, Mỹ cần phải tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng đang phát triển ở mức Bình Nhưỡng có thể cảm thấy đủ an toàn để mở đường đối thoại với Washington.
Tuy nhiên, hiện chính quyền của Tổng thống Donald Trump dường như không có chiến lược mạch lạc cho phương án đó và điều này cần phải nhanh chóng thay đổi.
Theo Tuấn Hưng
Báo đất việt
Nghị sĩ Mỹ kêu gọi sơ tán gia đình quân nhân Mỹ khỏi Hàn Quốc Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, thành viên thuộc Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, cho biết đã đến lúc Washington đưa gia đình của các binh sĩ Mỹ khỏi lãnh thổ Hàn Quốc khi nguy cơ xung đột quân sự Triều Tiên ngày càng gia tăng. Các binh sĩ thuộc lực lượng quân đội Mỹ bước vào khoang máy bay (Ảnh: Reuters)...