Mỹ phá âm mưu khủng bố trước thềm Lễ tưởng niệm 11-9
Cảnh sát Hoa Kỳ vừa tuyên bố đã bắt giữ một kẻ âm mưu đánh bom phá hoại vào dịp Lễ tưởng niệm vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Cơ quan báo chí của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ vừa tuyên bố, cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ vừa bắt giữ một người Mỹ, bị cáo buộc có ý định đánh bom phá hoại lễ tưởng niệm gần 3.000 nạn nhân của những vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.
14 năm về trước, nhóm khủng bố Al-Qaeda do Osama bin Laden lãnh đạo đã nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công khủng bố trên lãnh thổ nước Mỹ, khiến gần 3.000 người bị giết chết.
Bọn khủng bố đã cướp 4 máy bay chở khách, cho 2 chiếc trong số này lao vào Trung tâm Thương mại Thế giới, làm sụp đổ cả hai tòa tháp, còn 1 phi cơ bay đến Lầu Năm Góc, 1 chiếc máy bay khác nhằm hướng Washington nhưng rất may nó đã bị rơi trên đường bay.
Vụ bắt giữ Joshua Ryne Goldberg 20 tuổi từ bang Florida được tiến hành vào hôm 10-9, một ngày trước lễ tưởng niệm lần thứ 14 vụ tấn công đẫm máu này.
14 năm trước, CIA đã không ngăn được bàn tay đẫm máu của Osama bin Laden
Theo dữ liệu điều tra, Goldberg đã chế tạo bom từ nồi áp suất nhồi các vật thể kim loại trộn với thuốc diệt chuột. Tên này đã vạch kế hoạch đặt quả bom tự chế này ở khu vực gần đài tưởng niệm ở thành phố Kansas-City, thuộc bang Missouri.
Video đang HOT
Ngày 12 tháng 6 vừa qua, Cục tình báo trung ương Mỹ CIA cũng đã giải mật các tài liệu về vụ tấn công khủng bố kinh hoàng này. Tài liệu được công bố trên trang web của CIA cho biết, đây là dữ liệu liên quan các công việc của cơ quan điều tra trước khi khủng bố xảy ra.
Trong số này đáng lưu ý là phần báo cáo gần 500 trang đề cập tới “những trở ngại mang tính hệ thống” đối với cơ quan điều tra, trong khoảng thời gian ngay trước khi các vụ tấn công nổ ra khiến họ không nắm được đủ những thông tin cần thiết.
Các nhà phân tích tin rằng, đó là một trong những lý do Hoa Kỳ đã không ngăn chặn được vụ khủng bố và săn lùng Osama bin Laden trước ngày 11 tháng 9.
Báo cáo cũng trích dẫn lời 17 nhân viên bộ máy hành chính của CIA tuyên bố rằng, cơ quan đã “thiếu kế hoạch chiến lược toàn diện” để chặn đứng hành động khủng bố của bin Laden và tay chân của y.
Theo_An ninh thủ đô
Nỗi đau quá khứ ám ảnh tương lai
Ngày 11-9 đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Mỹ, không chỉ vì những tổn thất, mà quan trọng là nó đã làm thay đổi một nước Mỹ, vốn vẫn luôn tự tin vào khả năng sức mạnh bất khả chiến bại.
Vào ngày này 14 năm trước, nước Mỹ hùng mạnh trở nên hoảng loạn trước thông tin bị khủng bố. Hình ảnh những những chiếc máy bay bị bắt cóc lao vào tòa Tháp đôi, Lầu Năm Góc và những cột khói bốc lên nghi ngút được chiếu đi chiếu lại trên các kênh truyền hình khắp thế giới.
Thế giới bàng hoàng, nước Mỹ đau đớn và nổi giận. Nhưng có những nỗi đau và sự giận dữ kéo dài mãi cho đến lúc này và không biết đến khi nào thì kết thúc.
Nỗi đau vẫn hằn sâu trong lòng nước Mỹ.
Không phải đợi đến ngày hôm nay, từ nhiều ngày qua, người thân của các nạn nhân đã tụ tập tại công viên quốc gia Sherwood Island ở Connecticus, nơi đặt Đài kỷ niệm vụ 11-9 để tưởng nhớ những người đã chết khi hai toà tháp tại Manhattan (New York), sụp đổ và cả những nạn nhân trên hai chiếc máy bay bị các phần tử khủng bố khống chế.
Công viên này cách Manhattan không xa. Người ta có thể đứng đây và nhìn thấy cột khói lớn bốc lên vào ngày định mệnh ấy. Hoa hồng, những mảnh vỏ sò và những vật kỷ niệm khác phủ kín mặt đá hoa Đài tưởng niệm khắc tên của những người đã mất.
14 năm trôi qua, người dân Mỹ vẫn nghẹn lại khi nói về những gì được chứng kiến. Ngày 11-9 đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, không chỉ vì những tổn thất, mà quan trọng là nó đã làm thay đổi một nước Mỹ, vốn vẫn luôn tự tin vào khả năng sức mạnh bất khả chiến bại. Cảm giác an toàn của nước Mỹ đã hoàn toàn biến mất từ giây phút ấy.
Sau thảm hoạ này, Chính phủ Mỹ công bố Al Queda và Osama Bin Laden là thủ phạm chính. Chính phủ của Tổng thống Bush phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu. Mỹ đã đổ hàng trăm tỷ đôla cho chiến dịch tấn công Taliban ở Afghanistan ngay trong năm 2001 và phát động cuộc chiến tại Iraq năm 2003.
Thiệt hại về người đã vượt quá số người bị chết trong vụ khủng bố 11-9. Ngân sách quốc phòng Mỹ đã tăng hơn 10%. Hàng tỷ đôla khác đã được tăng chi cho bảo đảm an ninh nội địa.
Chưa khi nào, người ta thấy nước Mỹ trở nên thận trọng khi nói tới an ninh như vậy. Như một phản ứng tự nhiên, người dân Mỹ sẵn sàng ủng hộ các biện pháp cứng rắn của Chính phủ Mỹ, thậm chí hi sinh một phần quyền tự do vốn được họ rất coi trọng. Không phải ngẫu nhiên mà tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Mỹ George Bush lúc đó đã tăng vọt lên mức kỷ lục 90%.
Thế nhưng, khi lòng tự trọng của nước Mỹ được giải tỏa cũng là lúc nước Mỹ phải đối mặt với một cuộc chiến khác cam go hơn, và cho đến lúc này, không ai biết khi nào thì chấm dứt. Chiến lược chống khủng bố của Mỹ được phát động trên toàn thế giới ngay từ năm 2001, nhưng chủ yếu là nhằm vào thế giới những người Hồi giáo, làm dấy lên sự hận thù, chia rẽ.
Hận thù giữa con người với con người, hận thù giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Sự kỳ thị hiển hiện đối với những người Hồi giáo trên khắp thế giới, mà điển hình là vụ việc một nhà thờ nhỏ ở Florida đòi đốt kinh Koran của người Hồi giáo. Người Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới biểu tình bạo động để yêu cầu chấm dứt sự có mặt của người Mỹ.
Nước Mỹ đã không ít lần "hi sinh" các mối quan hệ đồng minh thân cận bằng những trận cãi vã không hồi kết. Điển hình là cuộc đột kích với mật danh "Chiến dịch Neptune's Spear" của lực lượng Mỹ trên đất Pakistan để tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden hồi tháng 5 năm 2011 đã làm cho mối quan hệ đồng minh này sứt mẻ. Những gì mà nước Mỹ làm là để diệt tận gốc những mầm mống khủng bố. Nhưng kết quả là ngay cả khi Bin Laden bị tiêu diệt, người Mỹ vẫn không cảm thấy an toàn.
Hiện tại, nước Mỹ và thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về vấn đề hậu Bin Laden. Sau cái chết của Bin Laden, các nhóm khủng bố đã có những thay đổi trong cách thức hoạt động, nhưng lại theo hướng tinh vi và xảo quyệt hơn rất nhiều như chia nhỏ lực lượng hay trà trộn vào các lực lượng nổi dậy ở Syria, Mali, Sudan v.v. Đặc biệt, nổi lên nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS với những hành động man rợ hơn, phạm vi hoạt động trải rộng hơn ở nhiều châu lục. Sự hiện diện của IS khiến cho thế giới lo sợ.
Trong đó điển hình là vụ tấn công vào tòa soạn báo Chalie Hebdo tại Pháp hồi năm ngoái. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Obama lại chưa tìm được một giải pháp nào có hiệu quả. Các cuộc không kích trên lãnh thổ Iraq, Syria vẫn chỉ mang tính đối phó với tình thế, bởi nguy cơ bị tấn công vẫn luôn lơ lửng do mâu thuẫn và sự thù hằn không được giải quyết. Nước Mỹ chịu tiếng đã đành mà họ còn đặt tình trạng an ninh toàn cầu vào tình thế không hề dễ chịu.
Nước Mỹ vẫn bất an, đó là cảm nhận chung của người dân Mỹ. Có lẽ cho đến lúc này, người Mỹ nên hiểu rằng, hận thù sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp. Và nếu sự hận thù được thổi bùng lên, khoảng cách giữa nước Mỹ với thế giới Hồi giáo sẽ xa hơn và những nỗi đau sẽ không bao giờ được hàn gắn.
Theo Châu Anh
Đại đoàn kết
Nằm úp mặt lên cát để tưởng nhớ cậu bé dạt vào bờ biển Suốt 20 phút, hàng chục người Morocco nằm bất động, úp mặt lên cát để tưởng nhớ cậu bé Aylan Kurdi lúc dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 30 người Morocco hôm 7/9 nằm úp mặt lên cát ở thành phố Rabat, tái hiện hình ảnh cậu bé Syria, Aylan Kurdi, dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Bức ảnh chụp...