Mỹ: Ông Kim Jong-un mới 32 tuổi
Ông Kim Jong-un lãnh đạo Triều Tiên khi mới 27 tuổi.
Mỹ luôn theo dõi chặt các hoạt động từ Triều Tiên, đặc biệt các thông tin của Chủ tịch Kim Jong-un. Tuy nhiên, Mỹ trước nay chưa công bố cụ thể những thông tin cơ bản về ông Kim Jong-un, cho đến khi Bộ Tài chính Mỹ công bố thông báo trừng phạt ông Kim Jong-un vì vi phạm nhân quyền ở Triều Tiên.
Theo đó, ông Kim Jong-un chỉ mới 32 tuổi, ngày sinh cụ thể là 8-1-1984, tạp chí Business Insider (Mỹ) dẫn thông tin từ Bộ Tài chính Mỹ.
Ông Kim Jong-un sinh ngày 8-1-1984, chỉ mới 32 tuổi. (Ảnh: ROCKETNEWS24)
Ngày 7-7, Bộ Tài chính Mỹ đưa tên ông Kim Jong-un vào danh sách đen của Mỹ, theo đó tài sản của ông Kim Jong-un tại Mỹ (nếu có) sẽ bị phong tỏa và ông Kim Jong-un bị cấm giao dịch với công dân Mỹ.
Video đang HOT
Chuyện tuổi tác của ông Kim Jong-un được khá nhiều người quan tâm. Lý do sở dĩ điều này được quan tâm đến thế, theo nhà nghiên cứu cấp cao Cheong Seong-chang tại Viện Sejong – nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia Hàn Quốc, là vì ông Kim Jong-un lên nắm quyền Triều Tiên khi còn quá trẻ.
Ông Kim Jong-un lên lãnh đạo Triều Tiên thay cha là ông Kim Jong-il qua đời cuối năm 2011. Thời điểm này ông Kim Jong-un mới có 27 tuổi.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Triều Tiên lên án Mỹ trừng phạt Kim Jong-un là hành động tuyên chiến
Triều Tiên hôm qua chỉ trích các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt với nhà lãnh đạo Kim Jong-un và các quan chức hàng đầu mang ý nghĩa của một lời tuyên chiến.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Independent
KCNA đăng tải thông cáo của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng lệnh trừng phạt với ông Kim và 10 quan chức khác là "đầy dối trá và bịa đặt", đồng thời yêu cầu Mỹ rút lại quyết định.
"Bây giờ Mỹ đã tuyên chiến với Triều Tiên, bất kỳ vấn đề nào nảy sinh trong quan hệ với Mỹ sẽ được giải quyết theo luật pháp thời chiến", thông cáo viết.
Bình Nhưỡng cũng lên án lệnh trừng phạt là một "tội ác ghê tởm", yêu cầu Washington thu hồi hoặc "mọi cấp độ và kênh liên lạc ngoại giao giữa Triều Tiên và Mỹ sẽ bị cắt đứt ngay lập tức".
Mỹ và Triều Tiên không có quan hệ ngoại giao chính thức, dù hai bên vẫn duy trì một kênh liên lạc thông qua phái đoàn ngoại giao của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc ở New York.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby tuyên bố Mỹ vẫn giữ vững quyết định áp đặt trừng phạt trên.
"Chúng tôi một lần nữa kêu gọi Triều Tiên kiềm chế những hành động và lời nói chỉ làm gia tăng thêm căng thẳng trong khu vực. Tôi không thấy những phát ngôn trên có tác dụng gì ngoài điều đó", ông nói.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama hôm 6/7 lần đầu tiên áp đặt trừng phạt với ông Kim và cũng là lần đầu tiên Bộ Tài chính Mỹ đưa quan chức Triều Tiên vào sổ đen do "lạm dụng nhân quyền".
Lệnh trừng phạt tác động tới tài sản của các cá nhân nằm trong quyền hạn xét xử của Mỹ, mở rộng sang 10 người cùng 5 bộ và cơ quan chính phủ khác của Triều Tiên, khiến họ không thể tiếp cận với những công ty và tổ chức tài chính lớn cũng như đóng băng tài sản mà họ đang gửi tại các ngân hàng Mỹ.
Trong một báo cáo do Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tới quốc hội, ông Kim đứng đầu danh sách những người chịu trách nhiệm cho việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và kiểm duyệt ở Triều Tiên.
Theo giới chức Mỹ, bản báo cáo này được xây dựng dựa trên một báo cáo trước đó của Liên Hợp Quốc, thông tin từ các nhóm xã hội dân sự và chính quyền Hàn Quốc.
Anh Ngọc
Theo VNE
Mỹ coi Triều Tiên là 'mối lo lắng hàng đầu về rửa tiền' Mỹ đang cố gắng để cắt Triều Tiên khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, cáo buộc nước này là một trung tâm phục vụ cho hoạt động rửa tiền. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP Bộ Tài chính Mỹ hôm qua thông báo các bước đi mới mà cơ quan này chuẩn bị tiến hành để "cô lập hơn nữa...