Mỹ ở Biển Đông: Vì sao nói khác, làm khác?

Theo dõi VGT trên

Khi giới chức Mỹ được yêu cầu bình luận về các cuộc tranh chấp biển đảo ở tây Thái Bình Dương, họ đồng loạt khẳng định chính quyền Obama không đứng về bên nào nhưng phản đối mọi hành động dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Liệu có đơn giản như vậy?

Mỹ ở Biển Đông: Vì sao nói khác, làm khác? - Hình 1

Hai tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis và USS George Washington trong một cuộc tập trận gần đảo Guam (Mỹ). Ảnh: Hải quân Mỹ

Từ lời nói

“Liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông hay Hoa Đông”, Thứ trưởng Ngoại giao William Burns tuyên bố tại Tokyo vào tháng 10 năm ngoái rằng, Mỹ “không đứng về phía bên nào trên vấn đề chủ quyền”. Và ông tiếp tục khẳng định: “Điều chúng tôi chọnlà tầm quan trọng của việc giải quyết những câu hỏi này thông qua đối thoại và ngoại giao, tránh hăm dọa và áp bức”. Trong tuyên bố này cũng như các tuyên bố khác, Mỹ đều tỏ ra là nước trung lập, thậm chí trong một số trường hợp còn gợi ý, Mỹ có thể làm trung gian hòa giải đầy thiện chí giữa các bên tranh chấp. Nhưng thực tế quan điểm của Mỹ khó có thể trung lập như họ nói.

Ở Hoa Đông, Trung-Nhật đang tranh chấp trên cụm đảo nhỏ, không người ở mà Nhật gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Nhật đã quản lý quần đảo từ cuối Thế chiến II, song Trung Quốc, Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, ở Biển Đông, căng thẳng bùng phát ở nhiều quần đảo, mà nổi bật nhất là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mà nhiều nước khác cũng tuyên bố chủ quyền, như Brunei, Malaysia, Philippines…

Các quần đảo này chỉ là những bãi đá, bản thân chúng hầu như không có giá trị gì. Nhưng chúng lại được tin đang nằm trên những “rốn” dầu lửa và khí đốt khổng lồ, mang lại nguồn lợi lớn cho nước sở hữu chúng. Ngoài vấn đề kinh tế, Trung Quốc coi việc sở hữu các đảo này là bước cuối cùng để tháo ách “của đế quốc phương Tây và Nhật Bản”. Trong khi đó, các quốc gia tuyên bố chủ quyền khác coi việc giữ kiểm soát các đảo là cần thiết để chống lại một Trung Quốc đang lên và ngày càng hiếu chiến.

Lợi ích của riêng Hoa Kỳ ở các quần đảo này rất đa dạng. Đầu tiên, hải quân Mỹ từ lâu đã thống trị hàng hải ở khu vực đóng vai trò quan trọng cho các tàu chiến Mỹ, đi từ Thái Bình Dương tới Trung Đông. Mỹ cũng có trách nhiệm bảo vệ Nhật và đường hàng hải của Nhật theo hiệp ước an ninh. Chính vì vậy “tự do hàng hải” ở Biển Đông và Hoa Đông là ưu tiên an ninh quốc gia được Mỹ công khai thừa nhận.

Sự can dự ngày càng sâu và đông đảo các công ty năng lượng Mỹ trong hoạt động khai thác dầu lửa và khí đốt ở Biển Đông là một nhân tố nữa có mặt trong chiến lược của Mỹ. Theo một báo cáo gần đây của Bộ Năng lượng Mỹ, các công ty lớn như Chevron, ConocoPhillips, and ExxonMobil là đối tác với các công ty dầu khí quốc gia của các nước Malasyia, Việt nam và Philippines, nhằm khai thác và thăm dò ở vùng biển của các quốc gia này, mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Tỉ dụ, tháng 10/2011, Exxon tuyên bố tìm được một trữ lượng lớn ở vùng biển của Việt Nam.

Tới hành động

Trong suốt nhiều năm, những trách nhiệm và lợi ích này chỉ được Mỹ coi trọng nửa vời. Thời Tổng thống Bush và những năm đầu của chính quyền Obama, hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan thống lĩnh khu vực kiến tạo chính sách của Nhà Trắng, khiến các chính quyền này có ít thời gian để nghĩ đến chiến lược biển ở Đông Á. Điều đó đã để cho một Trung Quốc đang lên gần như “tung hoành” khẳng định chủ quyền ở các quần đảo tranh chấp trong khu vực và dùng lực lượng quân sự để củng cố cho tuyên bố của mình. Trong nhiều trường hợp, hải quân Trung Quốc ngăn cản các nước (thường là phối hợp với các công ty Mỹ) khai thác dầu lửa và khí đốt ở những khu vực mà họ có chủ quyền. Ví dụ hồi tháng 5 và 6/2011, tàu Trung Quốc đã cắt cáp của các tàu khảo sát địa chấn của PetroVietnam, tập đoàn hợp tác với ExxonMobil và các công ty nước ngoài khác tìm kiếm dầu khí ở Biển Đông. Theo tài liệu do WikiLeaks tiết lộ, Exxon đã bị Trung Quốc cảnh báo ngưng hợp tác với PetroVietnam. Như thường lệ, có rất ít hoặc không có phản ứng chính thức của Mỹ đối với hành động của Trung Quốc.

Video đang HOT

Năm 2011, với sự can dự của Mỹ ở Iraq và Afghanistan dần chấm dứt, Tổng thống Obama bắt đầu bắt tay giải bài toán suy giảm vị trí quyền lực của Mỹ ở khu vực Đông Á. Nhận thức châu Á-Thái Bình Dương là trung tâm mới thúc đẩy kinh tế toàn cầu, Obama đã vạch ra kế hoạch phục hồi sự thống trị về quân sự của Mỹ ở đây. Điều này có nghĩa, trước tiên, phải củng cố lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đặc biệt là hải quân. Theo đó hải quân Mỹ sẽ dịch chuyển 60% sức mạnh chiến đấu của mình tới khu vực (so với 50% hiện tại). Nhưng như Obama giải thích, sứ mệnh cũng bao gồm tái khởi động các mối quan hệ quân sự với các đồng minh Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Nhật và Philippines. Mặc dù Obama khẳng định cái gọi là trục xoay sang châu Á này không nhằm trừng phạt hay kiềm tỏa Trung Quốc, nhưng rất khó có thể nhìn theo cách khác.

Vì vậy, mặc dù tiếp tục tự xưng là trung lập, giới chức cấp cao Mỹ đã bày tỏ bất bình trước những hành động hiếu chiến của bên tuyên bố chủ quyền nhất định, không được nêu tên, mà chúng ta có thể diễn giải ngay ra Trung Quốc. Trong cuộc nói chuyện vào tháng 7/2011, Ngoại trưởng Mỹ khi đó Hillary Clinton, tuyên bố “tất cả chúng ta đều cam kết đảm bảo những tranh chấp này không vượt ra vòng kiểm soát và trên thực tế, nhiều người đang gia tăng các hành động hăm dọa, như đ.âm và cắt cáp”. Đây rõ ràng là ám chỉ đến hành động của các tàu Trung Quốc đối với các tàu thăm dò dầu khí củaPhilippines và Việt Nam.

Và giống như Trung Quốc, Mỹ cũng củng cố lời nói của mình bằng sức mạnh quân sự. Họ cam kết viện trợ thêm vũ khí, huấn luyện quân sự cho các đồng minh, những nước gần đây tỏ ra quyết đoán hơn trong cuộc tranh chấp biển đảo. Ví dụ, tháng 4/2012, Manila đã triển khai tàu khu trục Gregorio del Pilar, tới vùng biển ngoài khơi bãi đá ngầm Sarborough (bãi đá mà cả Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Hoàng Nham) sau khi một tàu tuần tra Philippines phát hiện hoạt động đ.ánh bắt trái phép của tàu Trung Quốc ở khu vực quanh bãi đá. Tàu khu trục, là một tàu cũ của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, được trang bị hàng loạt vũ khí hiện đại, là tàu đầu tiên trong hàng loạt tàu Mỹ cung cấp cho Philippines theo một thỏa thuận hỗ trợ gần đây. Nhật cũng nhận được đảm bảo mới của Mỹ về việc tiếp tục hỗ trợ quân sự. Bản thân Nhật cũng tăng cường phô trương sự hiện diện của hải quân trong vùng biển tranh chấp với Trung Quốc. Cùng lúc, Mỹ gia tăng tần suất và quy mô của các cuộc tập trận hải quân trong khu vực, thường là phối hợp với các đối tác lâu năm, như Nhật và Philippines nhưng cũng mở rộng thêm với các nước khác.

Vì vậy, từ quan điểm của những “tay chơi” chính trong khu vực, Mỹ khó có thể được xem là đối tác trung lập, vô tư. Trên thực tế, nhiều người ở Trung Quốc tin rằng Washington tích cực hối thúc Nhật và Philippines quả quyết hơn ở vùng lãnh thổ tranh chấp là cách kiềm tỏa sự trỗi dậy của Trung Quốc. Từ đây dẫn đến khả năng những vụ việc trên biển trong tương lai có thể châm ngòi cho đụng độ giữa tàu Trung Quốc và Mỹ. Đối với các “tay chơi” khác, Mỹ lại là nguồn cứu cánh tinh thần, nguồn hỗ trợ quân sự, nếu có điều gì đó vượt ra ngoài vòng kiểm soát.

Theo Dantri

Biển Đông: Chỉ một lỗi ngu xuẩn có thể châm ngòi chiến tranh

Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông dường như đang tiến triển ngày càng nguy hiểm và chỉ cần một lỗi ngu xuẩn cũng có thể châm ngòi cho chiến tranh -tạp chí Chính trị Mỹ cảnh báo.

Biển Đông: Chỉ một lỗi ngu xuẩn có thể châm ngòi chiến tranh - Hình 1

Tàu hải giám Trung Quốc trên Biển Đông.

Phillippines, Việt Nam, Đài Loan và một số quốc gia khác đang phản ứng dữ dội với những tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc, điều mà nhiều nhà phân tích cho rằng "chỉ cần một lỗi ngu xuẩn có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh". Bằng chứng là tân Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh cho quân đội nước này "chuẩn bị chiến tranh".

Trong khi cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn và ngày càng tồi tệ hơn thì Hoa Kỳ lại im hơi lặng tiếng. Và chính điều này đang khiến cho Bắc Kinh ngày càng ít lo ngại về Mỹ.

Ông Ruan Zongze, Viện phó Viện nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nói: "Theo viễn cảnh của Trung Quốc, năm 2013 có nhiều điểm tương đồng với năm 1913. Một thế kỉ trước đã đ.ánh dấu sự trỗi dậy của phương Tây. Nhưng hôm nay thì ngược lại. T.iền, sức mạnh và tầm ảnh hưởng đang chuyển dần từ Mỹ, phương Tây sang Châu Á".

Ông Ruan, giống với nhiều người Trung Quốc khác cho rằng việc Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm sang Châu Á đang khuấy đảo tình hình khu vực. Nhưng trên thực tế, sự bành trướng hung hăng của Trung Quốc bắt đầu khuấy đảo tình hình thậm chí trước khi Mỹ có tuyên bố này.

Ông Xia Yeliang, một giáo sư kinh tế học tai Đại học Bắc Kinh cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, vài năm trước, quân đội Trung Quốc đã được củng cố liên tục và muốn bắt đầu xung đột quân sự với Nhật Bản, đối thủ lâu năm của Trung Quốc nhằm giành thế ảnh hưởng quân sự trong khu vực. Tuy nhiên, Chủ tịch nước khi đó là Hồ Cẩm Đào vẫn chưa sẵn sàng để thực hiện điều này.

Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế xã hội của Trung Quốc tiếp tục xấu đi, ông Xia và những người khác cho biết, vào mùa xuân năm 2009, một cơ hội tái thiết ảnh hưởng quân sự đã xuất hiện, trong khi cơ hội này cũng đưa Trung Quốc vào một cuộc xung đột ngoại giao. Đó là khi hầu hết các quốc gia trên thế giới phải đệ trình giấy tờ lên Liên Hợp Quốc, nêu rõ quyền thực thi pháp lý ngoài khơi như một phần của Công ước về Luật Biển.

Trước đó, vào năm 1946, khi phương Tây hối thúc Trung Quốc làm rõ vị trí lãnh thổ của mình trên biển, nước Cộng hòa Trung Quốc đã đưa ra tấm bản đồ chính thức trong đó tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông. Khi đó, ít người quan tâm đến vấn đề này bởi chỉ vài năm sau, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đ.ánh bại Quốc Dân Đảng và nắm quyền kiểm soát đất nước.

Nhưng đến năm 2009, khi đến hạn các quốc gia trình Liên Hợp Quốc tài liệu chủ quyền biển thì chính phủ Trung Quốc chính thức gửi tấm bản đồ năm 1946. Kể từ đó, nước này liên tục khẳng định hầu hết Biển Đông và các vùng nước lân cận là "một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc".

Do đó, việc Trung Quốc cho rằng sự hiện diện ở Mỹ ở khu vực đang khiến tình hình phức tạp thêm là không đúng. Bộ Ngoại giao Mỹ liên tục nhắc lại rằng Mỹ không đứng về bất cứ phe nào trong cuộc tranh chấp này.

Đến thăm khu vực vào mùa thu năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi các quốc gia Châu Á xây dựng quy tắc ứng xử cho các quốc gia giáp Biển Đông và nói thêm: "Hoa Kỳ không đứng về phía bên nào trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ".

"Trung Quốc không muốn Mỹ can thiệp dưới bất cứ hình thức nào", ông Jose Cuisia Jr., Đại sứ Phillippines tại Mỹ cho biết trong cuộc hội thảo ở Đại học Stanford.

Biển Đông: Chỉ một lỗi ngu xuẩn có thể châm ngòi chiến tranh - Hình 2

Biển Đông yên bình đang dậy sóng. Ảnh: Politica

Trung Quốc bị xa lánh

Tranh chấp lãnh thổ đã khiến Trung Quốc ngày càng bị các nước láng giềng xa lánh. Ông Yann-huei Song, thuộc Viện nghiên cứu Mỹ và Châu Âu ở Taipei, Đài Loan cho biết: "Trung Quốc không còn bạn trong khu vực nữa, ngoại trừ Campuchia".

Trung Quốc đã và đang đổ khá nhiều t.iền v.ào Campuchia, nhiều hơn tổng số t.iền tài trợ của tất cả các quốc gia khác cho nước này (khoảng 8 tỉ USD trong vài năm qua). Về cơ bản, Trung Quốc đã 'mua' được lòng trung thành của Campuchia, điều này đã được chứng minh là khá hữu ích cho Bắc Kinh.

Trong khi đó, Lào dường như cũng là một đồng minh của Trung Quốc nhưng là đồng minh "nước đôi". CHDCND Triều Tiên, một nước phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng cũng có những mối bất hòa "ngầm" với Trung Quốc. Còn lại, tất cả các quốc gia khác trong khu vực đều nổi giận trước những tuyên bố bành trướng của Trung Quốc.

Năm ngoái, Campuchia là nước chủ trì hội nghị Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hai cuộc họp ASEAN được tổ chức tại Phnom Penh và Thủ tướng Hun Sen là chủ tịch hội nghị.

Ấn tượng đầu tiên của các đại biểu ASEAN khi đi từ sân bay đến Phnom Penh đó là những tấm biển ca ngợi Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào dọc đường quốc lộ cũng như hàng trăm lá cờ nhỏ Trung Quốc treo khắp mọi nơi.

Trước khi hội nghị diễn ra, ông Hồ Cẩm Đào đã tới thăm ông Hun Sen. Tuy nhiên, nội dung cuộc thảo luận giữa họ không được tiết lộ. Tất cả các dự đoán đều tập trung vào mối quan tâm của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông trong hội nghị diễn ra lần này.

Khi cuộc họp thứ nhất kết thúc, lần đầu tiên trong 45 năm lịch sử, ASEAN không đưa ra tuyên bố nào.

Đến tháng 11-2012, tại phiên họp cuối cùng của hội nghị ASEAN, ông Hun Sen đọc tuyên bố rằng ASEAN đã đi đến sự đồng thuận rằng: Tranh chấp trên Biển Đông sẽ không được quốc tế hóa. Điều này có nghĩa là mỗi quốc gia ASEAN sẽ phải đàm phán riêng với Trung Quốc. Và đây chính xác là điều mà Trung Quốc muốn.

I-Hsin Chen, phó chủ tịch của Tổ chức Nghiên cứu Hòa bình châu Á-Thái Bình Dương tại Đài Loan cho biết: "Trung Quốc muốn đàm phán song phương với các quốc gia. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và các nước châu Á muốn đàm phán đa phương."

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo
20:14:00 02/07/2024
Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?
07:00:42 03/07/2024

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024
Khi mỹ nhân Việt đeo kim cương đắt giá do chồng tặng, người cuối cùng xỏ nhẫn 22 tỷ "gây sốt" cõi mạng
10:39:22 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024

Tin mới nhất

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng b.ắn

05:09:42 04/07/2024
Thay vào đó, Ukraine đã đề xuất Thụỵ Sỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6 vừa qua mà không có sự tham gia của Moskva để xem xét các bước đi tới hòa bình.

NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine

05:06:24 04/07/2024
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.

Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công

05:04:21 04/07/2024
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Chàng phi công quân sự tiết lộ chuyện tình 'yêu nhanh cưới vội' với vợ xinh đẹp

Tv show

13:09:18 04/07/2024
Trong chương trình Vợ chồng son phiên bản quân đội, câu chuyện tình yêu và hôn nhân của phi công Trịnh Xuân Tình và cô vợ xinh đẹp thu hút sự quan tâm của khán giả.

Hải Phòng: Tăng cường phòng ngừa ngộ độc tại bếp ăn tập thể

Sức khỏe

13:07:59 04/07/2024
Ngay sau khi năm bắt thông tin, cơ quan chức năng TP. Hải Phòng đã khẩn trương vào cuộc chỉ đạo quan tâm, chăm sóc cho các công nhân; đồng thời xác minh, làm rõ nguyên nhân xảy ra sự việc để xử lý theo quy định.

AMEE khiến khán giả "dậy sóng" với phiên bản 'Trái đất ôm Mặt trời' cùng Kai Đinh, GREY D trong 'SUMMERROOM'

Nhạc việt

13:02:08 04/07/2024
Tối ngày 1/7, Kai Đinh tiếp tục phát hành ca khúc Trái đất ôm Mặt trời kết hợp cùng AMEE và GREY D, tiếp nối thành công của ca khúc điều vô tri nhất thuộc dự án SUMMERROOM Band Session.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 88: Lâm nhận lời sửa hình xăm sai chính tả cho học trò

Phim việt

12:59:31 04/07/2024
Lâm mặc dù rất bực vì Long học hành chưa đến nơi đến chốn mà đã dám tự ý đi hành nghề k.iếm t.iền nhưng anh vẫn quyết định thay học trò sửa sai.

Khoảnh khắc 8 cầu thủ động viên khi Ronaldo khóc, Bồ Đào Nha chưa bao giờ đoàn kết như thế

Sao thể thao

12:47:44 04/07/2024
Ronaldo đã khóc, đó là giọt nước mắt khi anh bỏ lỡ cơ hội mười mươi trên chấm penalty. Khoảnh khắc thủ môn Jan Oblak của Slovenia cản phá penalty thành công cũng là giọt nước tràn ly .

V (BTS) - Thần tượng K-Pop được tìm kiếm nhiều nhất trên Google nửa đầu năm 2024

Nhạc quốc tế

12:41:27 04/07/2024
Google mới đây đã công bố danh sách những ngôi sao được tìm kiếm nhiều nhất trên nền tảng này trong nửa đầu năm 2024. Dữ liệu được thu thập từ 1/1 đến 30/6/2024.

Danh sách nhân vật trong Zenless Zone Zero

Mọt game

12:16:10 04/07/2024
TrongZenless Zone Zero, nhân vật sẽ thuộc các thế lực khác nhau, với 5 hệ, 3 phong cách chiến đấu chủ đạo, 5 chuyên môn và 2 cấp bậc. Cấp A tương ứng với nhân vật 4 sao, cấp S tương ứng với nhân vật 5 sao.

Du lịch Cửa Hội có những gì?

Du lịch

12:05:02 04/07/2024
Năm nay, nếu bạn vẫn chưa có gợi ý về điểm đến thì hãy lựa chọn biển Cửa Hội để trải nghiệm và khám phá. Biển Cửa Hội được biết đến là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn ở khu vực Bắc Trung Bộ.

5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài

Phim châu á

11:57:56 04/07/2024
Ban đầu bộ phim Người Thừa Kế Bất Khả Thi thu hút sự chú ý của người xem nhờ sự góp mặt của 2 nam diễn viên trẻ Lee Jae Wook, Lee Jun Young cùng nội dung lôi cuốn về hành trình vượt lên của các thanh niên tham vọng.

Cách làm bao tử heo khìa nước dừa miền Tây giòn giòn thơm phức, ăn với cơm hay nhậu đều thích hợp

Ẩm thực

11:57:41 04/07/2024
Bao tử khìa nước dừa mang lại một trải nghiệm ẩm thực đầy thú vị, với sự kết hợp hài hòa giữa độ giòn dai của bao tử và vị béo ngậy, đậm đà của nước dừa cùng các gia vị khác.

5 bước chăm sóc để có vùng nách xinh trắng sáng như sao Hàn, riêng bước số 4 chắc ít người để ý

Làm đẹp

11:50:39 04/07/2024
Nhiều fan còn đùa rằng nách của thần tượng còn... sáng hơn cả tương lai của họ nữa. Vậy các idol thường làm gì để chăm sóc vùng da đặc biệt này?