Mỹ ồ ạt triển khai 6 “Pháo đài bay” B-52 tới châu Âu để đối phó Nga
Mới đây, Mỹ đã cho 6 chiếc máy bay ném bom chiến lược “Pháo đài bay” B-52H tới một căn cứ không quân của Anh. Những chiếc máy bay ném bom tầm xa này sẽ thực hiện một loạt nhiệm vụ huấn luyện, đồng thời thực thi cam kết hiệp trợ bảo vệ các nước đồng minh trong Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Việc bố trí cùng lúc tới 6 chiếc B-52H ở châu Âu lần này là lần có quy mô lớn nhất trong vòng 16 năm trở lại đây.
Việc Mỹ cùng lúc triển khai tới 6 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52H tới châu Âu là một động thái bất thường.
Hôm 14.3, phi đội 6 chiếc B-52H này xuất phát từ căn cứ không quân Barksdale ở bang Louisiana đã đến căn cứ Không quân Hoàng gia Anh Fairford – căn cứ tác chiến tiền tiêu của không quân chiến lược Mỹ ở châu Âu.
Bà Oana Lungescu, người phát ngôn của NATO đã hoan nghênh việc bố trí này của phía Mỹ. Bà nói: “Đây là sự triển khai có tính định kỳ, nhưng nó thể hiện chiếc ô hạt nhân (Nuclear Umbrella) của Mỹ đang bảo vệ châu Âu và cho thấy khả năng đặc biệt của Mỹ khi đối phó với nguy cơ mà châu Âu phải đối mặt. Việc triển khai bố trí các máy bay ném bom chiến lược B-52H cũng là một biểu hiện tượng trưng khác cho sự cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với Liên minh NATO”.
Máy bay B-52H là loại máy bay ném bom chiến lược “cổ lỗ” được nghiên cứu chế tạo từ giữa thế kỷ 20. Nó là loại máy bay ít có trên thế giới sử dụng tới 8 động cơ turbin phản lực TF-33, có thể mang vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường. Nó đã có hơn nửa thế kỷ phục vụ từ thập niên 1950 đến nay. Đây cũng là loại máy bay hiếm hoi có tuổi đời hơn 50 năm của quân đội Mỹ. Hiện nay, theo kế hoạch của không quân Mỹ, các máy bay B-52H này có thể được sử dụng đến tận sau năm 2040. Điều đó có nghĩa là các máy bay B-52H này có thể phục vụ liên tục tới hơn 90 năm.
Video đang HOT
Các máy bay ném bom chiến lược B-52H này có thể hoạt động đến tận sau năm 2040.
Kể từ năm 2014, không quân Mỹ mỗi năm đều ít nhất 1 lần triển khai các loại máy bay ném bom chiến lược B-1, B-2 hoặc B-52 tới căn cứ Fairford và tiến hành diễn tập chung với lực lượng NATO. Nhưng việc bố trí B-52 tới châu Âu lần này là đợt có quy mô lớn nhất kể từ chiến dịch “Tự do cho Iraq” (Operation Iraq Freedom) năm 2003.
Đợt triển khai này sẽ trắc nghiệm khả năng của những chiếc máy bay ném bom B-52H thực thi nhiệm vụ ở ngoài căn cứ không quân Fairford và để các phi hành đoàn làm quen với nhiệm vụ tác chiến ở châu Âu, trong đó bao gồm biển Na Uy, biển Baltic và Địa Trung Hải.
Ngay sau khi tới châu Âu, các máy bay B-52H này đã bắt đầu nhiệm vụ huấn luyện hàng ngày. B-52H là loại máy bay ném bom đường dài mang tính uy hiếp, mục tiêu rõ ràng là nhằm vào nước Nga. Bản tin do không quân Mỹ công bố hôm 14.3 cho biết, lần bố trí B-52 này cũng bao gồm cả việc tham gia huấn luyện chung với Bộ Tư lệnh châu Âu của quân đội Mỹ (U.S. European Command) để cải thiện khả năng hỗ trợ của các máy bay chiến lược.
Mấy ngày gần đây, hành tung của các máy bay B-52 này đã xuất hiện tại nhiều khu vực châu Âu, trong đó có Estonia, Rumania và vùng biển Baltic ở gần biên giới Nga. Quân đội Nga thường xuyên phát hiện thấy các máy bay của không quân các nước NATO bay trên vùng trời biển Baltic, nhưng rất hiếm khi xuất hiện các máy bay ném bom. Các quan chức phòng không của Nga cho biết, lần gần nhất họ phát hiện máy bay B-52 hoạt động trên vùng trời biển Baltic là vào năm 2017.
Theo Datviet
VietTimes
B-52 Mỹ trang bị tên lửa hạt nhân đối trọng với S-400 Nga
Tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân phóng từ máy bay (LRSO) của Mỹ có khả năng chống lại mối đe dọa từ hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga.
Không quân Mỹ vừa cho biết sẽ phối hợp với nhà thầu quốc phòng Boeing để trang bị tên lửa LRSO cho phi đội máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress.
Cụ thể, theo hợp đồng trị giá 250 triệu USD kéo dài đến ngày 31-12-2024, Boeing sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và sản xuất hệ thống giá đỡ vận hành tên lửa trên máy bay, tích hợp tên lửa lên máy bay, và tiến hành các hoạt động thử nghiệm.
Trước đó vào trung tuần tháng 4-2018, Không quân Mỹ đã ra thông báo sẽ tìm một nhà sản xuất trang thiết bị máy bay nội địa để thực hiện dự án trên từ đầu năm 2019 đến cuối năm 2023 (cùng điều khoản gia hạn thêm 1 năm nếu cần thiết).
Mặc dù dự án đã chính thức bắt đầu, nhưng tên lửa LRSO vẫn đang trong quá trình phát triển và sớm nhất cũng phải tới năm 2030 mới được triển khai. Không quân Mỹ dự kiến chi 17 tỷ USD để mua và triển khai 1.000 tên lửa loại này.
Máy bay ném bom B-52H Stratofortress của Không quân Mỹ.
Theo chương trình phát triển tên lửa LRSO, tháng 8-2017, Không quân Mỹ đã ký 2 hợp đồng riêng biệt trị giá khoảng 1,8 tỷ USD với hai hãng sản xuất quốc phòng Lockheed Martin và Raytheon để phát triển các nguyên mẫu. Thời hạn hợp đồng kết thúc trong năm 2022. Sau đó, Không quân Mỹ sẽ lựa chọn 1 nhà thầu để tiếp tục hợp tác phát triển, sản xuất tên lửa LRSO.
Mục đích của tên lửa LRSO là nhằm thay thế cho tên lửa hành trình phóng từ máy bay (ALCM) AGM-86B - vốn bị Không quân Mỹ chê là cũ kỹ, khó bảo dưỡng, không thể hoạt động hiệu quả - được biên chế từ thập niên 1980 và đang được trang bị trên máy bay B-52.
Khác với tên lửa ALCM chỉ được phóng từ máy bay B-52, tên lửa LRSO được thiết kế để trang bị trên máy bay ném bom tàng hình B-2 và B-21.
Tuy nhiên, do Không quân Mỹ có thể sẽ khai thác phi đội 76 máy bay B-52 tới năm 2050 với vai trò là nền tảng triển khai vũ khí hạt nhân, do đó những pháo đài bay này phải tích hợp tên lửa LRSO mới hoàn thành được nhiệm vụ trên.
Những tiến bộ trong hệ thống phòng không tích hợp khiến môi trường hoạt động khó khăn hơn đối với bất cứ loại vũ khí nào. Do đó, Không quân Mỹ hy vọng tên lửa LRSO sẽ là một trong những vũ khí có thể xuyên thủng được lớp phòng không tối tân như S-300, S-400 của Nga cũng như các đối thủ tiềm năng khác trong tương lai.
Theo Baonghenhin
Đức cắt giảm ngân sách quốc phòng bất chấp kêu gọi từ NATO Bộ Tài chính Đức hôm 18.3 đã công bố kế hoạch ngân sách đất nước, trong đó Berlin sẽ không đạt mục tiêu dành 2% GDP cho ngân sách quốc phòng - con số mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đề ra. Các thành viên của quân đội Đức tham dự một buổi lễ diễu hành - Ảnh: Stavros...