Mỹ ‘ồ ạt’ mua máy bay quân sự của Boeing
Từ Không lực Một cho tới máy bay không người lái, Lầu Năm Góc đã mua rất nhiều sản phẩm của nhà sản xuất Boeing trong mùa Hè 2018. Chỉ tính riêng trong tháng 9, Boeing đã nhận được hơn 20 hợp đồng trị giá 13,7 tỷ USD.
Dưới đây là những mặt hàng máy bay quân sự tiêu biểu mà Lầu Năm Góc đã mạnh tay chi tiền để trang bị.
Chiếc MQ-25 Stingray. Ảnh: The National Interest
805 triệu USD cho máy bay không người lái
Hải quân Mỹ đã tin tưởng lựa chọn máy bay không người lái tiếp liệu MQ-25 Stingray để hỗ trợ các chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet, EA-18G Growler và the F-35C.
CNBC (Mỹ) cho biết 4 chiếc MQ-25 Stingray đầu tiên dự kiến được chuyển giao trong tháng 8/2024.
Video đang HOT
9,2 tỷ USD cho máy bay huấn luyện
Không quân Mỹ đã trao cho Boeing hợp đồng trị giá 9,2 tỷ USD để xuất xưởng phi đội máy bay huấn luyện. Những máy bay huấn luyện của Boeing sẽ thay thế cho dòng T-38 đã hoạt động trong Không quân Mỹ từ thập niên 60 của thế kỷ trước.
Máy bay tiếp liệu KC-46. Ảnh: Sputnik
2,9 tỷ USD cho máy bay tiếp liệu 18 KC-46
Trong tháng 9, Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng 2,9 tỷ USD mua 18 máy bay tiếp liệu KC-46 của Boeing. Đây là hợp đồng mới nhất, nâng tổng số máy bay tiếp liệu được đặt hàng là 52 chiếc. Không quân Mỹ còn lên kế hoạch mua 179 máy bay tiếp liệu.
2,4 tỷ USD cho trực thăng
Trong tháng 9, Không quân Mỹ “ưu ái” đặt Boeing cung cấp cho lực lượng này 84 trực thăng trị giá 2,4 tỷ USD. Không quân Mỹ quyết định sắm trực thăng mới thay thế cho phi đội UH-1N Iroquois đã “có tuổi” đảm nhận nhiệm vụ an ninh, vận chuyển và bảo hệ tên lửa hạt nhân Mỹ.
3,9 tỷ USD cho Không lực Một
Trong tháng 7, Boeing nhận hợp đồng trị giá 3,9 tỷ USD sản xuất hai chiếc Không lực Một. Những máy bay này dự kiến được chuyển giao trong tháng 12/2024 .
Hà Linh
Theo Báo Tin tức
Hạm đội Mỹ dự tính diễn tập ở Biển Đông
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ vừa đề xuất tiến hành một loạt đợt huấn luyện với nhiều tàu chiến và máy bay quân sự tham gia tại vùng biển từ Biển Đông đển eo biển Đài Loan trong một tuần của tháng 11.
Khu trục hạm Mỹ USS Decatur vừa áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông AFP
Thông tin trên do nhiều quan chức Lầu Năm Góc vừa tiết lộ với CNN. Những quan chức này cho biết theo đề xuất, hải quân Mỹ sẽ tiến hành một cuộc phô diễn sức mạnh quân sự nhằm cho thấy Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng ngăn chặn và đối phó mọi đối thủ tiềm tàng.
Cuộc phô diễn sức mạnh quân sự sẽ có sự tham gia của nhiều tàu chiến, chiến đấu cơ và binh sĩ Mỹ diễn tập nhằm chứng minh năng lực của Mỹ trên nhiều mặt trận khác nhau.
Theo đề xuất, các tàu và máy bay quân sự Mỹ sẽ hoạt động gần vùng biển Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông và eo biển Đài Loan nhằm duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không ở khu vực. Điều này đồng nghĩa với việc các tàu và máy bay quân sự Mỹ sẽ hoạt động gần các lực lượng Trung Quốc, theo CNN.
Thông tin trên được đưa ra vài ngày sau khi phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Nate Christensen cáo buộc một chiến hạm Trung Quốc tiếp cận tàu khu trục Mỹ USS Decatur "một cách nguy hiểm và không chuyên nghiệp tại vùng phụ cận đá Ga Ven".
Ga Ven nằm trong số 7 thực thể, gồm cả đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp thành đảo nhân tạo phi pháp. USS Decatur đã di chuyển trong phạm vi 12 hải lý xung quanh Ga Ven và Gạc Ma hôm 30.9 nhằm duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông. Ông Christensen khẳng định tàu Trung Quốc khi đó áp sát chỉ cách mũi của USS Decatur khoảng 41 m, buộc chiến hạm Mỹ phải bẻ lái để tránh va chạm.
Theo TNO
Mỹ đưa F-22 tới Syria tham chiến, thách thức hệ thống phòng không S-300 của Nga Washington đưa tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-22 Raptor và chiến đấu cơ thế hệ thứ tư F-16CJ Viper tới Syria tham chiến, như một động thái đáp trả việc Nga chuyển giao hệ thống phòng không tối tân S-300 cho Damascus, The Driver đưa tin. "Tại giai đoạn đầu trong chiến dịch quân sự của Mỹ ở Syria, khi...