Mỹ: Nuôi phôi lợn-người trong cơ thể lợn
“Nuôi trồng” nội tạng người trong cơ thể lợn là dự án nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nội tạng, nhưng gây lo ngại não lợn có thể phát triển giống não người.
Các nhà khoa học Mỹ hy vọng nội tạng người có thể sẽ được “nuôi trồng” thành công trong cơ thể lợn
Các nhà khoa học ở trường Đại học California, Mỹ đã cấy ghép tế bào gốc của con người vào trong phôi thai của lợn, với mong muốn tạo ra những phôi lợn-người.
Quá trình tạo phôi lợn-người nằm trong một dự án khoa học, nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nội tạng cấy ghép trên toàn thế giới.
Nhóm các nhà nghiên cứu cho biết những con lợn được cấy ghép tế bào gốc của con người vẫn giống như những con lợn bình thường, trừ việc nội tạng của chúng chứa tế bào của con người.
Các phôi lợn-người sẽ được ghép vào lợn nái 28 ngày trước khi đẻ. Sau đó, các mô phát triển sẽ được lấy ra để phân tích.
Tế bào gốc của con người được cấy vào phôi lợn
Video đang HOT
Việc tạo phôi lợn-người gồm 2 giai đoạn. Đầu tiên, quá trình sửa đổi gen CRISPR được sử dụng để loại bỏ các DNA trong phôi lợn mới được thụ tinh. Điều này tạo ra một khoảng trống gen trong phôi lợn. Sau đó, một tế bào gốc của con người được cấy ghép vào phôi lợn. Các tế bào gốc này được lấy từ tế bào của người trưởng thành và có thể phát triển thành bất kì mô nào của con người.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học California hy vọng các tế bào gốc của con người sẽ tận dụng lợi thế của các khoảng trống gen trong phôi lợn. Kết quả là thai nhi của lợn sẽ nuôi tụy của con người.
Pablo Ross, người dẫn đầu nghiên cứu nói: “Chúng tôi hy vọng phôi lợn sẽ phát triển bình thường, tụy mà nó nuôi có thể tương thích với các bệnh nhân cần tụy cấy ghép.”
Tuy vậy, cũng có người lo ngại về việc tế bào gốc của người sẽ di chuyển lên não lợn, khiến chúng “giống người”
Tuy vậy, công trình nghiên cứu này vẫn đang gây nhiều tranh cãi ở Mỹ. Năm ngoái, Viện Y tế quốc gia Mỹ đã áp đặt một lệnh cấm tài trợ các thí nghiệm như vậy.
Điều họ lo ngại là các tế bào gốc của con người có thể di chuyển đến não của lợn, khiến chúng trở nên “giống con người hơn”.
Pablo Ross nói việc này rất khó xảy ra, nhưng nghiên cứu vẫn đang được thực hiện một cách thận trọng: “Chúng tôi nghĩ rằng việc phát triển não người trong phôi lợn là rất khó xảy ra, nhưng đây là một trong những điều chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm”.
Theo Danviet
Thông tin mới nhất về ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên
Theo tiết lộ của bác sĩ Sergio Canavero, mới đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thực hiện thành công một ca ghép đầu cho khỉ, đồng thời, vị bác sĩ người Ý lại càng tỏ ra lạc quan hơn bao giờ hết về ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới sẽ diễn ra vào cuối năm 2017.
Bác sĩ Sergio Canavero, người từng khiến dư luận thế giới dậy sóng với dự án cấy ghép đầu trên cơ thể người mới đây đã tiết lộ nhiều khả năng kế hoạch chấn động này sẽ được thực hiện vào tháng 12/2017. Ông rất tin tưởng ca phẫu thuật vĩ đại nhất của cuộc đời mình sẽ thành công tốt đẹp và trong tương lai có thể trở thành một phương pháp hữu hiệu chữa trị cho những người bị chứng bại liệt toàn thân.
Bác sĩ Sergio Canavero rất tin tưởng ca phẫu thuật vĩ đại nhất của cuộc đời mình sẽ thành công tốt đẹp.
Vị "bác sĩ điên" đã hợp tác cùng các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc và Hàn Quốc tiến hành những cuộc thử nghiệm trên chuột, khỉ và xác người chết. Được biết, những cuộc thử nghiệm này sẽ được công bố chi tiết trong những ấn phẩm tương lai của các tạp chí khoa học Surgery và CNS Neuroscience & Therapeutics.
Tuy các báo cáo trên chưa được xuất bản, nhưng đã được tiết lộ phần nào trên mạng internet. Trong cuộc thử nghiệm nối đầu chuột do nhóm của chuyên gia C-Yoon Kim thuộc Trường Y, Đại học Konkuk ở Hàn Quốc thực hiện, con chuột vẫn sống sót sau quá trình cấy ghép đầu, tuy nhiên, nó không thể di chuyển bình thường sau cuộc đại phẫu. Thành công của thử nghiệm chứng minh, tủy sống có thể tái nối được nếu nó được cắt gọn ghẽ và dùng một chất keo sinh học bảo tồn màng tế bào, có tên gọi là polyethylene glycol (PEG).
Còn trong cuộc thử nghiệm ghép đầu khỉ do nhà nghiên cứu Nhậm Hiểu Bình thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân ở Trung Quốc thực hiện, con khỉ đã hồi phục hoàn toàn sau ca cấy ghép mà không chịu bất kỳ dạng tổn thương thần kinh nào. Tuy nhiên, vấn đề là xương sống của nó không được nối liền nên con vật sẽ bị bại liệt ít nhất từ đầu trở xuống và chỉ được duy trì sự sống trong 20 tiếng đồng hồ sau ca đại phẫu vì các lý do đạo đức. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định liệu con khỉ có thể cảm thấy đau ở các bộ phận cơ thể sau cấy ghép hay không. Kết quả của cuộc thử nghiệm này đã chứng minh rằng, nếu chiếc đầu được làm lạnh tới -15C, con khỉ có thể sống sót qua ca phẫu thuật cấy ghép mà không bị tổn hại não.
Nuôi cấy và ghép tạng heo cho người sẽ mở ra hy vọng cho rất đông bệnh nhân trên toàn thế giới.
Chuyên gia người Trung Quốc cho biết, vào năm 2013, ông đã thực hiện một ca ghép đầu chuột thành công năm và kể từ đó, ông đã lặp lại chu trình phẫu thuật kéo dài 10 tiếng đồng hồ này tới hơn 1,000 lần. Ngoài ra, ông từng tiến hành các thí nghiệm trên xác người để chuẩn bị cho ca phẫu thuật cấy ghép cũng như kiểm chứng các ý tưởng về cách ngăn chặn tổn thương não.
Bác sĩ Sergio Canavero thậm chí còn tiết lộ ông Nhậm đã từng thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới, nhưng lại từ chối đưa ra bằng chứng. Bất chấp các thách thức về mặt y học, cũng như sự hoài nghi từ các nhà khoa học trên thế giới về những chi tiết được công bố trước khi báo cáo nghiên cứu chính thức được xuất bản, ông Canavero vẫn đang kêu gọi các tỷ phú Nga cũng như các đại gia nước ngoài quyên quỹ giúp thực hiện ca cấy ghép đầu người đầu tiên thế giới cho tình nguyện viên Valery Spiridonov, một nhà khoa học máy tính mắc chứng hoại cơ Werdnig-Hoffman (một căn bệnh di truyền hiếm gặp) ở Nga.
Tình nguyện viên Valery Spiridonov, một nhà khoa học máy tính Nga mắc chứng hoại cơ Werdnig-Hoffman.
Ông Canavero vẫn đang kêu gọi các tỷ phú Nga cũng như các đại gia nước ngoài quyên quỹ giúp thực hiện ca cấy ghép đầu người đầu tiên thế giới ở Nga.
Theo Trí Thức Trẻ
Con người sắp được ghép nội tạng lợn? Những nỗ lực của các nhà khoa học để cấy ghép nội tạng của lợn vào cơ thể người đã tiến gần hơn một bước. Một nhóm các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Harvard (Mỹ) đã sử dụng phương thức điều chỉnh gene CRISPR nhằm loại bỏ khả năng gây hại từ ADN của lợn để kích hoạt các phản...