Mỹ nữ phóng đãng, tàn độc trở thành hoàng hậu quyền lực bậc nhất
Nhờ cơ duyên và sự sắc sảo, một vũ nữ làm việc trong nhà chứa trở thành một hoàng hậu đầy quyền lực, giúp chồng chèo lái Đế chế Byzantine (Đông La Mã) đến giai đoạn hưng thịnh nhất.
Ảnh minh họa hoàng hậu Theodora.
Lịch sử thế giới từng ghi nhận những hoàng hậu khuynh đảo triều chính, nổi tiếng xinh đẹp, quyền lực bậc nhất. Loạt bài viết này sẽ tập trung vào những nhân vật như vậy.
Theo Ancient Origins, người ta thường nói “đứng sau mỗi người đàn ông vĩ đại là một người phụ nữ còn vĩ đại hơn”. Justinian I là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Đế chế Byzantine.
Trong quãng thời gian trị vì, Justinian I đưa Đế chế Byzatine trở lại thời kỳ huy hoàng, chiếm được hai vùng đất Italia và Bắc Phi, vùng đất từng thuộc về Đế quốc Tây Roman hùng mạnh. Justinian I cũng đề ra những cải cách mang tính đột phá. Đứng sau một Hoàng đế như Justinian là một người phụ nữ vĩ đại không kém, Hoàng hậu Theodora.
Xuất thân thấp hèn
Theodora là sinh ra trong gia đình nghèo hèn dưới sự thống trị của Đế chế Byzantine vào thế kỷ thứ 5. Gia đình Theodora có 3 chị em, cha là một người huấn luyện gấu ở đấu trường và mẹ là một vũ nữ chuyên múa hát mua vui trong các quán rượu.
Tuy tuổi thơ khốn khó, nhưng Theodora càng lớn càng trở nên xinh đẹp, có thể nói là xinh đẹp nhất nhà với mái tóc màu nâu đỏ, làn da ngăm khỏe khoắn, đôi mắt đen láy và đôi môi vô cùng gợi cảm.
Đến tuổi trưởng thành, Theodora được mẹ đồng ý cho nối nghiệp làm vũ nữ để phụ kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Bằng nhan sắc trời phú cùng những kỹ năng nhảy múa điêu luyện, Theodora nhanh chóng hòa nhập nghề thấp kém nhất trong xã hội khi đó, dùng thân thể của mình để mua vui cho biết bao nhiêu đàn ông ở các quán rượu.
Biến cố trong cuộc đời Theodora xảy đến khi lần lượt cha mẹ đều qua đời vì bạo bệnh. Ba chị em cũng vì vậy mà sống ly tán. Theodora vì quá cô đơn và chán nản nên bắt đầu cuộc sống buông thả trong một nhà chứa, dùng thân xác mình để mưu sinh kiếm sống qua ngày.
Hoàng đế Byzantine Justinian I.
Ở tuổi 16. Theodora theo chân một quan chức Syria tên Hecebolus đến Libya, vì ông ta được bổ nhiệm làm thống đốc tỉnh này. 4 năm sau đó, cô quay trở về quê hương.
Theodora lúc đó cải sang Công giáo, bỏ nghề cũ và trở thành thợ đan len tại một căn nhà gần cung điện hoàng gia.
Video đang HOT
Lọt vào mắt xanh của Hoàng đế
Ở thời điểm đó. Hoàng đế Anastase của Đế quốc Byzantine vừa băng hà. Triều đình xuất hiện cuộc tranh ngôi vương đẫm máu, một bên gồm những triều thần ủng hộ Thái tử, một bên là những người ủng hộ chỉ huy trưởng ngự lâm quân Justin.
Justin chỉ là một lão già lẩm cẩm, nhưng được người cháu tên Justinian giúp đỡ. Nhờ đó mà phe Justin đánh bại Thái tử, lên ngôi vương vào năm 518. Dù mang danh là Hoàng đế, nhưng Justin thực chất đã giao hết quyền lực cho cháu trai Justinian.
Justinian lại là một trong những người đam mê nhan sắc của cô nàng vũ nữ lúc bấy giờ. Khi có quyền lực trong tay, Justinian liền khao khát có được Theodora hơn bao giờ hết.
Sử gia Procopius từng viết: “Theodora là mối tình mê khoái nhất của Justinian. Nàng đòi hỏi ân huệ gì, hoặc món vàng bạc châu báu nào, ông sung sướng cho nàng đầy đủ như nàng mong ước”.
Chưa dừng lại ở đó, thậm chí Justinian còn muốn chính thức cưới Theodora về làm vợ. Nhưng ngặt nỗi, luật lệ lúc bấy giờ có cấm những vũ nữ, gái điếm hèn kém không được phép kết hôn với giới quý tộc, hoàng tộc. Không chấp nhận điều này, Justinian đã dùng tầm ảnh hưởng của mình để thay đổi luật pháp.
Theodora nổi tiếng là hoàng hậu xinh đẹp tuyệt trần.
Ngày 1.4.527, Hoàng đế Justin thoái vị, Justinian trở thành vị vua mới của La Mã và Theodora hiển nhiên trở thành hoàng hậu của Đế chế Byzantine. Lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử, có một vũ nữ bước lên ngôi vị cao quý bậc nhất.
Bước lên đỉnh cao quyền lực
Dù bước lên đỉnh cao quyền lực đối với một phụ nữ, nhưng quá khứ phóng đãng làm vũ nữ mua vui của Theodora không dễ gì xóa bỏ. Những người phản đối cho rằng đây là một sự sỉ nhục.
Phe phản đối tập hợp lực lượng hùng hậu, tạo nên cuộc đảo chính mang tên Nika ngay tại thủ đô Constantinople của Đế chế Byzantine. Cuộc đảo chính quy mô khiến một nửa thành phố bị thiêu rụi và hàng chục ngàn người bỏ mạng.
Bất ổn ngay ở thủ đô khiến Hoàng đế Justinian lo lắng. Ở thời điểm đó, Byzantine đang căng sức phải đàm phán với Đế chế Ba Tư ở phía đông.
Trong cơn cùng quẫn, Justinian tán thành giải pháp lưu vong. Ông truyền lệnh vận chuyển tất cả các kho vàng bạc châu báu trong cung điện xuống tàu đậu ở ngoài khơi.
Hoàng đế Byzantine không dám cho Theodora biết quyết định này mà đợi đến phút chót mới đưa Theodora đi.
Khi đó, Theodora hết sức giận giữ và tuyên bố sẽ không rời thủ đô, dù chỉ nửa bước. “Không! Một ngàn lần không! Ta không tán thành kế hoạch chủ bại và rút lui hèn nhát như thế! Ta không thoái vị, và quyết bảo vệ ngôi Hoàng hậu của ta!”.
Hoàng hậu Theodora sau đó ra lệnh chuyển ngược lại mọi thứ trên tàu về cung điện. Vì thấy chồng không còn năng lực giải quyết cuộc khủng hoảng nên một mình bà ra tay.
Phác họa hình ảnh Hoàng hậu Theodora.
Lợi dụng cơ hội hai phe chống đối bất hòa, Theodora chia rẽ rồi dùng tiền mua chuộc. Bà nghĩ ra âm mưu thâm hiểm khi lôi kéo phe nổi loạn đến quảng trường lớn rồi ra lệnh thẳng tay tàn sát 30.000 người, chấm dứt cuộc nổi dậy chỉ sau một tuần.
Có thể nói, Justinian ngồi vững trên ngai nhờ sự quyết đoán của Theodora. Sau cuộc nổi dậy, Justinian và Theodora đã xây dựng và cải cách, biến Constantinople trở thành kinh đô lộng lẫy trong hàng trăm năm.
Theodora còn tham gia cải cách pháp luật trong việc gia tăng quyền của phụ nữ. Bà đã thông qua luật cấm ép buộc bán dâm tại các nhà thổ khép kín hay ban thêm quyền cho phụ nữ khi ly hôn và quyền sở hữu tài sản. Bà lập án tử hình cho tội hiếp dâm, cấm việc giết hại những người vợ ngoại tình. Nhiều tu viện được mở ra để cưu mang những gái mại dâm hoàn lương.
Ngày 28.6.548, Theodora qua đời ở tuổi 48 vì căn bệnh ung thư. Sử sách chép lại rằng Justinian đã khóc hết nước mắt trong lễ tang hoàng hậu.
Ngày nay, các sử gia vẫn tranh cãi khi đánh giá con người Theodora. Bà bị coi là người dâm đãng và tàn độc nhưng cũng là nhân vật lịch sử vĩ đại.
Theodora được mệnh danh là một trong số những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử thế giới khi gián tiếp đưa Đế chế Byzantine hưng thịnh và tham gia vào quá trình thúc đẩy sự bình đẳng giới, đem lại quyền lợi cho phụ nữ.
________________
Đế chế La Mã hùng mạnh trong lịch sử từng bị một hoàng hậu làm khuynh đảo, nổi tiếng với biệt danh “ác phụ độc dược thành La Mã”. Người đó là ai xin mời độc giả đón đọc trong bài viết tiếp theo.
Theo Danviet
Ông Tập kiểm soát tuyệt đối toàn bộ lực lượng vũ trang làm gì?
Việc thay đổi cấu trúc chỉ huy lực lượng cảnh sát vũ trang (PAP) giúp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dễ dàng hơn trong việc xóa bỏ tàn dư của những quan chức "ngã ngựa" vì tham nhũng.
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc kể từ ngày 1.1.2018 sẽ chỉ nghe lệnh Quân ủy trung ương, đứng đầu là ông Tập Cận Bình.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), quyết định đặt lực lượng cảnh sát vũ trang lên tới 1,5 triệu người thuộc quyền chỉ huy của Quân ủy Trung ương (CMC) cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền tuyệt đối đối với các lực lượng quân sự, để đảm bảo "an ninh chính trị" toàn diện.
PAP hiện nay nằm dưới sự điều hành của cả CMC và Quốc vụ Viện Trung Quốc. Điều này giúp chính quyền địa phương được phép điều động cảnh sát vũ trang để tham gia giải quyết thiên tai, trấn áp biểu tình hay giải cứu con tin.
Kể từ ngày 1.1.2018, quyền chỉ huy PAP chỉ thuộc về CMC, đứng đầu là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bước đi này sẽ tước đi một phần sức mạnh của giới chức địa phương.
Một ví dụ điển hình là vào tháng 2.2012, cảnh sát vũ trang được huy động đến Thành Đô khi cựu lãnh đạo lực lượng cảnh sát Trùng Khánh, Wang Lijun ẩn náu trong lãnh sự quán Mỹ ở thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên.
Cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai từng huy động cảnh sát vũ trang để truy bắt giám đốc cảnh sát Vương Lập Quân năm 2012.
Sỹ quan thuộc PAP được cho là đã thi hành mệnh lệnh theo chỉ thị của Bí thư Thành ủy Trùng Khánh khi đó là Bạc Hy Lai, vì mâu thuẫn với Vương Lập Quân trong việc giải quyết vụ án giết người liên quan đến vợ ông Bạc.
Theo giới quan sát, việc quan chức địa phương được quyền huy động PAP nếu xung đột nổ ra là điều mà giới lãnh đạo ở Bắc Kinh lo ngại.
"PAP với quân số 1,5 triệu người đang trở thành lực lượng vũ trang địa phương", một nhà phân tích Trung Quốc nói. "Những phe phái địa phương có thể sử dụng lực lượng này để chống lệnh trung ương".
Ngày 28.12, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường nói sự thay đổi trong cấu trúc chỉ huy cho thấy CMC nắm toàn quyền kiểm soát PAP và lực lượng này có "nghĩa vụ thiêng liêng" nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội.
"Đây là sự thay đổi đáng kể trong hệ thống chính trị, để đảm bảo rằng Đảng Cộng sản kiểm soát cả quân đội và các lực lượng vũ trang khác", ông Ren nói.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nhật báo Tuổi trẻ Bắc Kinh cho biết, theo quy định hiện hành, quan chức cấp huyện cũng có thể gọi được cảnh sát vũ trang.
Nhưng kể từ năm 2018, chính quyền địa phương phải xin chỉ thị của Quân ủy Trung ương ở Bắc Kinh, buộc họ phải dựa nhiều hơn vào lực lượng cảnh sát thông thường để đảm bảo an ninh xã hội.
Trong một thời gian dài, những quan chức ngã ngựa ở Trung Quốc như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Tôn Chính Tài được cho là đã xây dựng mạng lưới tham nhũng đến cấp địa phương.
Tân bí thư Trùng Khánh Trần Mẫn Nhĩ lên nắm quyền kêu gọi các quan chức địa phương cần phải nhanh chóng xóa bỏ di sản của Bạc Hy Lai hay Tôn Chính Tài.
Hồi tháng 3 năm nay, các quan chức Trung Quốc vẫn rất vất vả trong việc xóa bỏ tầm ảnh hưởng của Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Công an, hai năm sau khi ông Chu bị kết án tù chung thân.
Theo Danviet
Bằng chứng Tần Thủy Hoàng tìm kiếm cuộc sống bất tử Nghiên cứu khảo cổ mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc phần nào khẳng định những suy đoán trước đây về việc Tần Thuỷ Hoàng từng nỗ lực tìm kiếm cuộc sống bất tử. Những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng ráo riết tìm thuốc trường sinh nhưng bất thành. Theo Tân Hoa Xã, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã...