Mỹ nữ nhí và nẻo đường “thuê bao”
Tuổi đời trẻ, ít va chạm, nhiều cô gái nhận làm “thuê bao” – một hình thức mua bán dâm theo tháng – để mưu sinh.
“Thuê bao” là ai?
Với tuổi đời trẻ, ít va chạm, lại có học thức, nhiều cô gái đã và đang nhận làm thuê bao để mưu sinh. Họ dễ dàng lạc lối trong vòng xoáy tình tiền, trước những cám dỗ bạc triệu cùng kỹ năng cưa cẩm rất duyên của đối tác, những gã đàn ông tuổi đời không còn trẻ, kinh nghiệm tình trường đầy mình. Xu hướng này làm dấy lên dư luận xấu với nhiều biến tướng, hệ luỵ đau lòng theo sau mỗi bản hợp đồng thuê bao.
Mỹ nữ nhí và những nẻo đường “thuê bao”
Trong thế giới thuê bao, mỹ nữ thản nhiên phủ sóng để lấp đầy khoảng trống, táo bạo, toan tính bất ngờ với nhiều chiêu trò ngả nghiêng dư luận. Mà ở đó, người thắng hôm nay lại chính là kẻ bại trận hôm qua. Để tồn tại, nhiều thuê bao từ bình dân đến số đẹp phải trả cái giá rất đắt, bằng nước mắt, bằng chính mạng sống, sự nghiệp cho những ngày hư hỏng.
Săn từ “thuê bao” bình dân…
Không chỉ có đại gia mới đi săn chân dài, mà ngay cả cánh công chức, nhân viên văn phòng, dân buôn bán… đóng trên địa bàn thành phố cũng đang dần có thói quen săn “thuê bao”. Hiện nay, đi săn “thuê bao” gần như đã trở thành một trào lưu gây nhức nhối xã hội.
Video đang HOT
Việc săn một “thuê bao” hiện không còn quá tuỳ thuộc vào thu nhập, số tiền rủng rỉnh dằn túi như trước đây mà chỉ cần lương ổn định, tầm chục triệu một tháng, là có quyền lên đường tham gia cánh thợ săn, một tay chơi ngân hàng tên T hào hứng kể.
Đối tượng “thuê bao” của T đa số là các em sinh viên gần khu vực làm việc của gã. Để biến một nữ sinh viên thành “thuê bao” cho riêng mình, ngoài kỹ năng tán gái, T còn phải góp tiền cho kiều nữ ăn học mỗi tháng. Chi phí cho một thuê bao hạng bình dân thường dao động từ 4-6 triệu đồng/tháng.
Sau khi tiến hành hợp đồng không biên nhận, T mặc nhiên trở thành chủ thuê bao. Có thể điều người tình đi bất cứ nơi đâu để tâm sự, miễn là không trùng giờ học mà thuê bao đã bắn tin cho biết sau khi cam kết hợp đồng. Mô hình chọn thuê bao tháng theo kiểu này đang nở rộ trong một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Cánh văn phòng làm cho các ngân hàng, tập đoàn nước ngoài khu vực Hồ Tùng Mậu, Q.1 lại khoái chọn thuê bao là sinh viên trường nghệ thuật.
Như một vệt dầu loang, nhóm H nhanh chóng sở hữu những cô gái chân dài trong bộ tứ X. Đây là nhóm nữ sinh miền Tây, nhan sắc ưa nhìn, da trắng được trưởng nhóm H làm quen trong một lần cơm trưa văn phòng. Thủ thuật săn thuê bao bình dân cũng khá đơn giản. Thường thì cánh văn phòng tìm thuê bao từ những buổi cơm trưa ngắn ngủi, hay những quán cafe giá cả bình dân bao quanh các trường cao đẳng, trung cấp, đại học… Sau khi chọn được đối tượng, tay đại diện sẽ rà đến, xin được làm quen. Lý do cũng rất đơn giản, H cho biết: tụi này vờ bảo, em cho anh ngồi cùng được không? Vì thấy em xinh quá, thằng bạn cùng bàn cá độ là nếu anh qua bàn em, được tụi em cho ngồi cùng và lấy được số tel của em, anh sẽ thắng được chầu nhậu. Còn thức uống bàn em, anh trả luôn. Bộ tứ nhanh nhảu gật, cả hội gộp chung bàn. Vốn từng trải qua nhiều thuê bao, nhóm của H không có gì khó khăn khi xé lẻ, bật thẳng với mỹ nhân để nhanh tay sở hữu thuê bao riêng cho mình.
Thuê bao bình dân thường là các nữ sinh viên kém nhan sắc, thiếu điều kiện kinh tế để lo cho cuộc sống nên chi phí thuê bao mỗi tháng cũng rẻ, chỉ tầm 4-5 triệu đồng/tháng. Thân chủ của dạng thuê bao này thường dân kinh doanh. Có người bao một lúc vài thuê bao, để dùng dần, một tay buôn xe khu Gia Long tiết lộ khi chỉ tay về cafe TN, nơi có cô nàng sinh viên muốn hẹn gặp. Săn loại này cũng ít sự cố, vì là gái quê nên không đáo để như người mẫu hay các cô gái thành phố.
Cũng vì đa số thuê bao là dân tỉnh, lên thành phố trọ học với biết bao khó khăn thế nên khi có mạnh thường quân giúp đỡ, nhiều kiều nữ dễ xiêu lòng. Những khoản tiền nhận được có đầy đủ ma lực để họ qua đêm với đối tác.
Sau những lần say nắng, Z – cô sinh viên chăm ngoan trường kinh tế mới nhận ra mình không được anh S coi như người tình, mà chỉ đơn giản là một thuê bao của gã. Z hận đàn ông từ đó. Nàng biến người tình thành trò chơi sau khi gã công khai dẫn một cô bạn cùng lớp của Z đến trước mặt nàng và xác nhận “chào em, đây là bạn mới của anh”.
Say nắng trước những nghĩa cử đẹp, trở thành đàn bà để đáp lại ân tình, Z cũng như nhiều mỹ nữ sinh viên khác cứ trượt đi theo những cuộc tình chóng vánh. Khi nhận ra mình chẳng còn gì để mất, họ ít khi lựa chọn cách dừng lại mà tiếp tục dấn sâu vào bi kịch do chính mình dự phần trong hành trình tìm kiếm chỗ dựa kinh tế suốt thời gian ngồi ghế giảng đường.
Theo VNE
Một ngày mấy chục lần nhọc nhằn kéo vó trên sông
Dù đã quá quen với nghề, nhưng mỗi lần kéo vó là mỗi lần ông Khuyên gần như kiệt sức. Sự thất vọng, mệt mỏi tăng lên bội phần khi dưới lưới chỉ có lác đác mấy con cá cờ, cá diếc, không bõ công chèo thuyền ra vớt.
Không bám trụ được với nghề thầu khoán, ông Đào Xuân Khuyên làng chài Hộ Độ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã trở về mưu sinh với nghề chài lưới. Nhọc nhằn, gian truân không kể hết, nhưng vì cuộc sống, vì cái chữ của mấy đứa con, ông vẫn ngày đêm bám trụ với sông nước.
Chúng tôi rời TP Hà Tĩnh về làng chài Hộ Độ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) tìm gã ngư phủ có tiếng nhất vùng. Ghé cái chợ nhỏ đầu làng, hỏi ngư phủ Đào Xuân Khuyên ai trong chợ cũng biết, chỉ dẫn tận tình. Họ nói ông Khuyên là người hiểu con sông Hạ Vàng chạy vắt qua ngôi làng họ sinh sống hàng đời nay hơn bất cứ ai. Con sông có thể chỉ giúp phần lớn người dân ở Hộ Độ giải quyết lao động lúc nông nhàn, nhưng với gia đình ông Khuyên, sông Hạ Vàng chính là nguồn sống từ vài chục năm nay.
Cứ 15 phút lão ngư Đào Xuân Khuyên lại cố hết sức kéo tời vó...
...lên khỏi mặt nước. Công việc rất khó nhọc, nhưng không phải lúc nào ông cũng được hưởng niềm vui.
Để bắt được cá không hề đơn giản. Không kể ngày đêm vì phải mưu sinh ông Khuyên phải bám theo con nước. Mỗi lần kéo vó, ông Khuyên phải cố hết sức dùng tay, chân kéo, đạp mạnh tay quay. Mỗi mẻ vó có sức nặng lên tới hàng tấn, nên chỉ sơ sảy chân tay là có thể gặp nguy hiểm với guồng tời.
Dù đã quá quen với nghề, nhưng mỗi lần vó được kéo lên là mỗi lần ông Khuyên gần như kiệt sức. Sự thất vọng, mệt mỏi tăng lên bội phần khi dưới lưới chỉ có lác đác mấy con cá cờ, cá diếc, không đủ ông bỏ công chèo thuyền ra để vớt.
Nỗi gian truân của nghề cất vó không chỉ có nặng nhọc, mà đây là nghề như ông nói là "nghề trời cho". Ông Khuyên nói, do nạn dùng kích điện và có thể do ô nhiễm môi trường nên nguồn cá càng trở nên khan hiếm. Nếu trời thương, có khi chỉ cần kéo vài lượt vó gặp được vài con cá lớn năm-bảy ký thì kiếm được bạc trăm, bạc triệu. Nhưng nếu trời đã không cho thì dẫu cất công kéo lưới cả ngày cũng không kiếm được đồng nào. Đó là chưa kể, khi gặp đen đủi tàu thuyền qua lại không biết luồng lạch xé rách luôn cái vó vốn được đầu tư hàng chục triệu đồng.
Lãng ngư Đào Xuân Khuyên đưa mớ cá kiếm được lên cho vợ bán ngay chợ cóc trong làng
Đã chấp nhận sống với nghề đầy gian truân nên vợ chồng ông Khuyên đã quá quen với bữa được, bữa mất. Tựu trung lại, nghề cất vó mỗi ngày cho vợ chồng ông nguồn thu vài trăm ngàn đồng. Tính ra, mỗi tháng chắt lót vợ chồng ông Khuyên cũng gom góp được chút đỉnh để nuôi 3 đứa con ăn học.
Với vợ chồng ông Khuyên, thật khó để ông có thể rời bỏ cái nghề gian truân này trong ngày một ngày hai. Thật dễ hiểu, vì đó là nguồn sống duy nhất, là tương lai của 3 đứa con đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Văn Dũng - Huy Thái
Theo Dantri
Hải Yến Idol: 'Nợ đại gia thì phải trả' Những năm qua nữ ca sĩ nai lưng làm việc để trả nợ chứ không sung sướng như người ta nghĩ. Sau đúng một năm ra mắt MV Những ngày yêu như mơ, Hải Yến Idol mới giới thiệu sản phẩm mới là MV Xóa hết. Nói về việc "thoắt ẩn, thoắt hiện" của mình, Hải Yến cho rằng đó là một câu...