Mỹ nữ hớ hênh, không mặc nội y lên phim gây sóng gió màn ảnh Việt
Dù là phim nhưạ hay phim truyền hình thì phần phục trang của diễn viên vẫn là yếu tố tạo nên nhiều sóng gió cho đạo diễn và nhà sản xuất.
Tiêu biểu cho làn sóng tranh cãi trong làng điện ảnh Việt mới đây là bộ phim Thương nhớ ở ai của đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng Bến không chồng. Dù vừa ra mắt được 2 tập đầu nhưng bộ phim gây nên không ít tranh cãi qua chi tiết dàn diễn viên nữ không mặc nội y.
Có hai luồng dư luận trái chiều được đưa ra về bộ phim. Một phần khán giả cho rằng khó có thể chấp nhận việc các diễn viên nữ không mặc nội y lên sóng truyền hình quốc gia với sự đa dạng về đối tượng khán giả, trong đó có cả trẻ em. Mặt khác, nhiều ý kiến lại tán thành, ủng hộ ý đồ của đạo diễn khi xây dựng nhân vật đúng với hình ảnh mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam những năm 1954-1975 qua chiếc yếm đào mỏng manh.
Việc nữ diễn viên Thương nhớ ở ai không mặc nội y đang là chủ đề gây tranh cãi xung quanh bộ phim.
Chia sẻ về lý do yêu cầu diễn viên nữ chỉ được mặc áo yếm đạo diễn bộ phim cho biết ông đưa ra quyết định này có sự thống nhất của người phụ trách phục trang và diễn viên. Ngoài những yêu cầu được đặt ra ngay từ đầu, bản thân Lưu Trọng Ninh không can thiệp nhiều về mặt diễn xuất. Riêng vấn đề trang phục, đây là phim có bối cảnh ngày xưa nên diễn viên phải theo yêu cầu của ê kíp và khẳng định đây hoàn toàn không phải là cách để thu hút sự chú ý hay tranh cãi về bộ phim.
Vấn đề trang phục hở hang, xuyên thấu gây phản cảm trên phim cũng tương tự bom tấn tuyền hình Người phán xử vừa kết thúc cách đây không lâu. Trong bộ phim, thiếu gia Phan Hải và Diễm My quyết định ly hôn bởi nhân vật của Đan Lê nhiều lần phát hiện chồng đưa bồ nhí về nhà. Thậm chí, cô bồ Vân Điệp còn ngang nhiên thách thức Diễm My và gây sức ép khiến cặp đôi chia tay nhau.
Trang phục nhân vật do Thanh Bi thủ vai đã gây chú ý từ đầu phim Người phán xử cho tới chiếc áo hớ hênh trong tập 20.
Nhân vật của Thanh Bi tiếp tục bị “ném đá”, không chỉ bởi tính cách đanh đá, khó ưa. Trong tập 20, nữ diễn viên gây tranh cãi vì trang phục có phần táo bạo, hở hang. Sau khi tập phim lên sóng, một số hình ảnh của Thanh Bi trong phim, đặc biệt là cảnh tranh cãi với Diễm My tại nhà của Phan Hải đã được chia sẻ trên mạng xã hội. Nhiều khán giả chỉ trích nữ diễn viên trẻ ăn mặc quá sexy, phản cảm.
Dù cô vào vai một cô gái sexy nhưng hình ảnh đó không phù hợp trong bộ phim chiếu khung giờ vàng và có nhiều đối tượng khán giả. Trước gạch đá từ dư luận nữ diễn viên trẻ tỏ ra khá lo lắng và cho biết lần đầu tiên tham gia một phim truyền hình nên chỉ biết tập trung vào diễn xuất và lơ là khâu trang phục, trang điểm. Tuy nhiên Thanh Bi cũng khẳng định trang phục trong phim do cô tự lựa chọn nhưng đều phải qua khâu kiểm duyệt của đạo diễn.
Video đang HOT
Ngoài yếu tố hở hang tính phù hợp về trang phục trong bối cảnh cũng là điều thường xuyên bị săm soi nhất. Đặc biệt là trong những bộ phim mang yếu tố cổ trang, như Tấm Cám: Chuyện chưa kể. Ngay khi bộ phim công bố poster, có nhiều ý kiến khen chê trái chiều về trang phục trong phim. Không ít người cho rằng váy áo của các nhân vật được cách tân, sáng tạo một cách thái quá, không ăn nhập với trang phục của người Việt trong bất kỳ triều đại phong kiến nào.
Trang phục áo yếm cách điệu của Ngô Thanh Vân trong Tấm Cám: Chuyện chưa kể để lại sự khó hiểu về bối cảnh phim.
Những bộ cánh của các nhân vật Tấm, Cám cho tới Dì ghẻ hay bộ giáp Hoàng tử mang ra trận bị lai tạp quá nhiều theo phong cách của game hay phim hoạt hình. Thậm chí, ngoài chiếc yếm đào khó có thể nhận ra trang phục của các nhân vật nữ trong phim là của Việt Nam.
Tuy nhiên, giải thích về chuyện phục trang của phim, Ngô Thanh Vân không quá chú tâm vào dư luận khi cho biết phim thuộc thể loại giả tưởng thần thoại – cổ tích lấy cảm hứng từ truyện Tấm Cám – vốn không thuộc bất kỳ triều đại lịch sử nào. Chính vì vậy, tạo hình và trang phục cho nhân vật được thực hiện theo tiêu chí phát triển từ truyền thống kết hợp cùng sự cách tân ê kíp đưa ra.
Nếu như Tấm Cám: Chuyện chưa kể bị phản đối vì trang phục cách tân thì sự cẩu thả trong tạo hình nhân vật lịch sử lại là câu chuyện được đưa ra mổ xẻ trong bộ phim Mỹ nhân được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đặt hàng để tái hiện lại thời kỳ Trịnh – Nguyễn. Chỉ qua trailer bộ phim, khán giả đã nhanh chóng phát hiện ra bộ quan phục mà nhân vật của diễn viên Châu Thế Tâm mặc có hình thêu nhân vật hoạt hình nổi tiếng The Lion King của Walt Disney. Chi tiết tưởng chừng vụn vặt này đã nhanh chóng trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội với hàng loạt bức ảnh chế hài hước về trang phục trong phim. Đây thực sự là một lỗi không đáng có với một bộ phim được đầu tư mang tầm vóc quốc gia như Mỹ nhân.
Hình ảnh Lion King trên bộ quan phục trong Mỹ nhân.
Sự việc bắt đầu nóng lên Cục Điện ảnh yêu cầu ê-kíp làm phim phải giải trình về chi tiết này. Đạo diễn Đinh Thái Thụy cho biết ông và các chuyên gia phục trang đã làm việc rất kỹ lưỡng và làm trang phục căn cứ vào lịch sử thực tế. Hình ảnh vua sư tử xuất hiện trong quan phục nhà Trịnh Nguyễn chỉ là sự cố trong một vai phụ. Ngay sau khi phát hiện ra sơ xuất trong khâu tạo hình nhà sản xuất đã cố gắng dùng kỹ xảo máy tính để trám những hình ảnh thay thế vào trang phục bị lỗi. Tuy nhiên, bộ phim vẫn vấp phải nhiều chỉ trích khi ra mắt vì sự làm việc tác trách đã làm hỏng hình ảnh của cả một tác phẩm lớn.
Dù vấp phải nhiều ý kiến trái chiều nhưng những bộ phim kể trên đều không nhận cái kết đắng không được chiếu như Thái Tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long. Bộ phim được sản xuất năm 2010 nhân dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thắng Long tái hiện lại quý trình rời đô của nhà Lý. Được lấy bối cảnh hoàn toàn có thật trong lịch sử Việt Nam nhưng bộ phim lại được dàn dựng bối cảnh và phục trang được đánh giá giống với triều đại Trung Quốc khiến bộ phim vấp phải sự phản đối gay gắt không chỉ của khán giả mà còn các nhà sử học, chuyên gia nghiên cứu văn hóa.
Bên cạnh bối cảnh, chính trang phục của các diễn viên trong Thái Tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long đã trở thành yếu tố khiến bộ phim chết yểu.
Cục Điện ảnh sau đó phải vào cuộc khi thành lập một hội đồng thẩm định để xem xét “tính chất Trung Quốc” trong 19 tập phim. Dù đã được cắt gọt và chỉnh sửa theo yêu cầu của Cục nhưng cuối cùng Đài Truyền hình Việt Nam vẫn quyết định không trình chiếu Thái Tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long trên sóng quốc gia.
Theo Danviet
"Thương nhớ ở ai" tập 2: Đột ra án tử cho Hớn, Hơn có nguy cơ thành góa phụ
Vì cái uy của một chủ tịch xã cũng như thù hằn cá nhân với giới địa chủ, Đột nhất quyết muốn Hớn phải chết. "Thương nhớ ở ai" đã xuất hiện kịch tính ở tập thứ 2.
Thương nhớ ở ai tập 2 nối tiếp nội dung của tập đầu bằng sự giới thiệu của một nhân vật mới. Đó là Quất, cán bộ phụ trách văn hoá mới của xã. Quất tuy có vẻ ngoài sáng sủa nhưng thực chất thì ít học, kém hiểu biết. Ngay khi về làng, Quất đã gặp chuyện khi dân làng đòi đuổi Nương và Liễu đi. Dù cả làng đều muốn đuổi nhưng Quất và Đột vẫn không thể ra quyết định vì không có cớ nào để bắt tội 2 người.
Vạn được bàn giao ở gian nhà cạnh chỗ ở của mẹ con Hơn. Chính vì vậy mà anh rất hay bị dị nghị vì bộ đội phục viên lại ở cạnh nhà vợ địa chủ. Việc còn khó xử hơn khi nhà chồng của Hơn chính là gia chủ của Vạn ngày trước. Vì biết mối quan hệ này nên Hơn quỳ xuống xin Vạn nói giúp với chủ tịch xã, tha cho anh Hớn. Nể tình người quen, Vạn đồng ý.
Vạn đến nơi tạm giam Hớn để hỏi thăm tình hình. Gia đinh anh Hớn tuy là địa chủ nhưng quan hệ giữa Vạn với Hớn rất tốt. Từ nhỏ hai người đã là bạn của nhau và Vạn được gia chủ đối xử rất tốt. Vạn dạy Hớn cách chăn trâu, thả diều còn Hớn dạy Vạn đọc chữ, cách nói truyện. Nhiều lúc Vạn nghịch ngợm đánh Hớn nhưng anh không mách bố.
Vạn nghe lại chuyện xưa thì rất thương Hớn. Tuy nhiên, đến khi gặp Đột thì tay chủ tịch xã này quyết không tha vì sợ mất uy. Đột quyết định sẽ xử bắn anh Hớn vào ngày mai. Bất chấp lý lẽ chỉ bởi một lý do là để giữ cái uy của một ông cán bộ xã.
Nhân tuy là vợ liệt sĩ nhưng cô không hề ghét Hơn. Thậm chí cô còn thấy thương cho người vợ sắp mất chồng. Tuy nhiên cô không dám để lộ cảm nhận của mình. Ngược lại về phía Hơn cũng không ưa gì Nhân. Tuy chưa rõ nguyên do nhưng khi Nhân đến cho bé Tốn củ khoai ăn cho đỡ đói thì Hơn lại giật của con rồi ném xuống ruộng.
Nương dắt Liễu về làng. Điều đầu tiên có thấy ở vùng đất này là sự thanh bình và thân thuộc. Tuy nhiên, dân làng lại chào đón cô bằng những cục đất vụn và những lời sỉ vả. Duy chỉ có Vạn là người duy nhất đứng ra để ngăn chặn việc này. Nương nhận là đã biết Vạn khi cả 2 cùng là người làng và khâm phục người biết sống và chết vì tình như anh.
Vạn tuy bênh Nương nhưng cũng không dám trở nên thân quen với cô đầu ca nhi này vì trong bối cảnh của làng Đông, không có thứ gì là tự do cá nhân tồn tại. Mọi lời nói, cử chỉ của từng người đều bị con mắt dư luận theo dõi gắt gao và sẽ sẵn sàng kéo đến ngay lập tức để phán xử như những quan toà nghiêm khắc.
Về cơ bản, với thời lượng chiếu phim khá ngắn ngủ thì Thương nhớ ở ai đang tỏ ra tương đối chậm rãi và chưa đáp ứng được sự tò mò của khán giả. Nhất là ở giai đoạn những tập đầu tiên lên sóng thì đạo diễn và nhóm dựng phim cần phải đẩy nhanh tình huống hơn để thuyết phục khán giả ở lại cho đến những tập cuối cùng.
Đón xem tập 3 phát sóng vào thứ 7 tuần sau, ngày 11/11.
Theo Trí Thức Trẻ
Sau "Người phán xử", "Thương nhớ ở ai" đích thị là phim truyền hình đáng xem nhất hiện tại! Thương nhớ ở ai tập 1 đã lên sóng vào chiều ngày hôm nay với nội dung đầy tiềm năng, rất đáng để chờ đợi thêm vào mỗi tuần. Thương nhớ ở ai bắt đầu bằng cảnh anh bộ đội phục viên Nguyễn Vạn trở về làng Đông, nơi anh sinh ra và lớn lên dưới thân phận người ở nhà địa chủ....