Mỹ nữ Hàn trở thành đại sứ Blade & Soul
Một bất ngờ khi Girls’ Generation sẽ trở thành đại sứ của Blade & Soul ở Trung Quốc.Mới đây, Tecent Games – Nhà sản xuất kiêm phát hành game lớn nhất Trung Quốc đã tuyên bố rằng nhóm nhạc nữ Girls’ Generation (SNSD) sẽ trở thành đại sứ cho tựa game Blade & Soul (được phát hành ở Trung Quốc dưới tên gọi Kiếm Linh) của của hãng tại đất nước tỷ dân này.
Nhóm nhạc nữ Girls’ Generation sẽ trở thành đại sứ Blade & Soul ở Trung Quốc.
Thông báo này được đưa ra đi kèm với một tấm hình poster về Girls’ Generation quáng bá cho Blade & Soul. Dự kiến, game sẽ mở cửa Closed Beta có giới hạn vào ngày 29/10 tới.
Nếu như bạn chưa biết thì Girls’ Generation vốn luôn được coi là nhóm nhạc nữ nổi tiếng nhất Châu Á. Nhóm bao gồm 9 thành viên với vẻ ngoài xinh đẹp, dễ thương và hiện đều tham gia vào nhiều lĩnh vực giải trí ở Hàn Quốc là ca sĩ, diễn viên… Trên thực tế, Girls’ Generation rất phổ biến ở các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… và thậm chí là ngay cả tại Việt Nam.
Trong khi đó Blade & Soul hiện vẫn đang là tựa game ăn khách đứng thứ hai tại Hàn Quốc (sau League of Legends). Với nền tảng đồ họa tuyệt đẹp cùng cơ chế gameplay ấn tượng, Blade & Soul vẫn luôn được coi là một trong những MMORPG đáng chơi nhất hiện nay.
Video đang HOT
Dưới đây là một số hình ảnh về Girls’ Generation:
Theo VNE
eSports hóa game online: Chìa khóa thành công?
Việc ấp ủ một game online và biến nó thành bộ môn thể thao điện tử có thể đem lại thành công cho chính NPH.
Cho đến thời điểm hiện tại, những tranh cãi xoay quanh việc kỳ thực,eSports (thể thao điện tử) đang được online hóa, hay những game online đang được các nhà phát hành cũng như nhà phát triển khai thác theo hướng thể thao điện tử vẫn đang được dấy lên và chưa hề có hồi kết.
Trong khi một số game thủ thì cho rằng, việc online hóa eSports khiến cho làng thể thao điện tử trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Trước đây, những giải đấu dành cho những game thủ chuyên nghiệp thường xoay quanh những trận đấu của những tựa game được đầu tư nhiều cho mảng chơi mạng qua hệ thống mạng LAN.
Trong khi đó, với sự phổ biến ngày càng sâu rộng của internet trong nhiều năm trở lại đây, những trận đấu game chuyên nghiệp không còn đơn thuần chỉ là hai đội hoặc hai game thủ có mặt tại điểm thi đấu chung đã định sẵn và thi tài. Hiện giờ, đôi khi giải đấu thậm chí còn cho phép game thủ chơi game hoặc thi đấu ở bất kỳ đâu họ muốn, miễn là giờ giấc của trận đấu được cả hai bên tuân thủ nghiêm ngặt, và đường truyền internet phải đủ ổn định để trận đấu có thể diễn ra một cách bình thường.
Vậy còn eSports hóa game online? Hãy nhìn vào những cái tên như World of Tanks hay League of Legends chẳng hạn. Những tựa game online được tạo ra để game thủ rất dễ làm quen, dễ chơi dễ tiếp cận nhưng lại khó lòng có thể luyện tập mọi kỹ năng trong game lên mức "bá đạo" được. Hay nói một cách ngắn gọn hơn là "dễ chơi nhưng khó giỏi". Điều này là một lý do khiến cho không ít game online được tạo ra với cơ hội trở thành một bộ môn thể thao điện tử chính hiệu.
Trước đây, chẳng hề ít những game thủ gạo cội cho rằng, những game được sử dụng trong những giải đấu thể thao điện tử phải là bộ môn bộc lộ được khả năng và đẳng cấp của mỗi game thủ. Lấy ví dụ, kỹ năng xử lý độ giật của một món vũ khí trong Counter Strike khác hoàn toàn, thậm chí khó hơn nhiều so với CrossFire. Như vậy là họ cho rằng, những tựa game có phần casual, dễ chơi thì không nên trở thành một bộ môn eSports.
Tiếc thay, đó là góc nhìn có phần khá phiến diện của những game thủ. Cuộc chơi thể thao điện tử giờ đây chẳng còn là nơi mà kỹ thuật cá nhân trở thành điều quan trọng nhất nữa. Đối với một tựa game sở hữu số lượng người chơi ít, đồng nghĩa với những giải đấu cũng "hẻo" khán giả, thì cho dù game khó tới đâu, đó vẫn sẽ là một thất bại phần nào dành cho đơn vị tổ chức sự kiện.
Và như vậy là, việc những tựa game online với cộng đồng game thủ đông đảo, hoàn toàn có thể trở thành một thành công lớn về mặt tài chính trong bất kỳ giải đấu thể thao điện tử nào.
Việc ngày càng nhiều game online trở thành những bộ môn thi đấu chính tại những sự kiện hay giải đấu cũng là một hệ quả của xu hướng "online hóa" mà GameK đã có dịp phân tích cho các bạn. Trong tương lai gần, sự hiện diện của những game offline thuần túy, nơi chỉ có duy nhất người chơi tương tác với các nhân vật máy sẽ dần biến mất, và những tựa game online dạng MMO hoặc MO (số lượng game thủ tương tác với nhau ít hơn nhiều so với MMO, thường là game dạng dungeon) sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà phát triển game vì trải nghiệm xã hội hóa độc đáo của chúng.
Tương tự như vậy, khi một game online hội tụ được hai điều kiện: Cộng đồng đủ mạnh, và mang tính chất của một bộ môn thể thao điện tử, chúng hoàn toàn có thể nối gót những cái tên như League of Legends chẳng hạn, để trở thành tựa game mà bao game thủ ngày đêm luyện tập để có được ngày đứng trên đỉnh vinh quang.
Điều này có nghĩa là, phát hành được một tựa game có được hai yếu tố kể trên, cộng với những cố gắng của chính NPH, họ hoàn toàn có thể tạo ra những giải đấu thường kỳ dành cho cộng đồng game thủ hâm mộ. Khi đó, danh tiếng cũng như doanh thu mà tựa game này mang về cho NPH rõ ràng là rất đáng để hy vọng.
Theo VNE
Vì sao MOBA lại ngày càng nhiều lên? Phải chăng chúng ta đang chờ đón thời kỳ bùng nổ của những tựa game MOBA?Nếu theo dõi thông tin game nước ngoài, chắc hẳn các bạn cũng có thể nhận thấy những tựa gameMOBA mới ra mắt trên thế giới trong thời gian ngắn trở lại đây đã bất ngờ đột biến về số lượng. Điểm qua những cái tên, chúng ta...