Mỹ nữ diện bikini phục vụ lẩu “đốn tim” thực khách
Một nồi “canh thịt bò” vừa được tìm thấy bên trong mộ của một quý tộc Trung Quốc, có niên đại từ thời Chiến Quốc.
“Nồi canh thịt bò” được tìm thấy trong ngôi mộ cổ ở Trung Quốc
Một vật thể nghi là “canh thịt bò” vừa được tìm thấy trong nhiều nồi nấu ăn cổ đại Trung Quốc. Đây là phát hiện được khai quật bên trong một ngôi mộ cổ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, China Daily đưa tin.
Các nhà khảo cổ xác định xương trong nồi là chi trước của bò. Do đó, họ đoán rằng nước bên trong nồi có thể là nước canh thịt bò.
Sau khi Viện Di sản văn hóa và Khảo cổ học Hà Nam công bố những hình ảnh này trên mạng, nhiều người dùng mạng nói đùa rằng đây là nước canh thịt bò 1.000 năm tuổi, và đoán rằng chủ nhân ngôi mộ là một người sành ăn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết đây thực chất là nước ngầm bị rò rỉ
Video đang HOT
Wu Chi Giang, người phụ trách khai quật, cho biết ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Chu trong thời đại Chiến Quốc (từ năm 475-221 TCN), theo tờ Beijing Youth Daily. Ông Wu cũng nói rõ rằng “canh thịt bò” thực chất là nước ngầm bị rò rỉ.
“Nước trong nồi nhìn giống nước canh nhưng thực ra lại là nước ngầm. Chúng tôi phát hiện hầm mộ bị rò rỉ nước bên trong. Vì mực nước ở đây khá cao, nhiều khả năng hầm mộ đã bị ngập”, ông Wu nói.
“Nồi canh” được khai quật bên trong một ngôi mộ cổ ở tỉnh Hà Nam
Cũng theo ông Wu, những chiếc nồi cổ đại bên trong hầm mộ từng được sử dụng để chứa thịt bò, lợn, cừu như những con vật hiến tế. Hiện tại, họ vẫn chưa biết những chiếc xương bò trong nồi đã được nấu chín chưa hay vẫn còn sống.
Ngôi mộ từng bị trộm đột nhập hồi đầu năm nay, theo ông Wu. Sau đó, Viện nghiên cứu mới bắt đầu tiến hành khai quật. Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, chủ ngôi mộ là một quý tộc Trung Quốc.
Theo Danviet
Phát hiện 3 bộ hài cốt "ma cà rồng" bị đóng đinh ở Ba Lan
Ba bộ hài cốt mới được các nhà khảo cổ học Ba Lan phát hiện đều bị đóng đinh vào cột sống, dường như để tránh người chết "đội mồ sống dậy".
Người đàn ông bị chôn cất với hai tảng đá lớn đặt bên cạnh đầu.
Theo trang mạng Seeker, những bộ hài cốt này được chôn cất thời Trung Cổ, khoảng thế kỷ 13, 14 tại khu làng Gorzyca, phía tây Ba Lan.
"Các hài cốt này được tìm thấy gần nơi ở của một cựu giám mục. Có một nhà thờ Gothic trong khu vực này", Krzysztof Socha đến từ Bảo tàng Pháo đài Kostrzyn ở Ba Lan nói trên Seeker.
Hai hài cốt, của một người đàn ông và phụ nữ có dấu hiệu bị tra trấn khác nhau, bởi các vật nhọn.
Cả hai bộ hài cốt đều có lỗ ở xương sống, giống như như bị đóng đinh. Tất cả hài cốt đều được chôn cắm mặt xuống đất, nghi thức nhằm tránh việc đội mồ sống dậy.
Theo các nhà khảo cổ Ba Lan, dường như người phụ nữ bị gù và điều này làm cộng đồng dân cư xung quanh sợ hãi. Sau khi chết, bà ta bị xem như mối hiểm họa. Phần đầu gối của người phụ nữ này còn bị vỡ nát.
Phần xương sống có dấu hiệu bị đóng đinh.
Kết quả giám định bộ xương của người đàn ông cũng phát hiện thấy dấu hiệu người này bị gù. Hài cốt bị phân mảnh và chặt đầu.
Bộ xương thứ ba thuộc về một nam giới khoảng 30-35 tuổi. Người này bị chôn với phần đầu kẹt giữa hai tảng đá. Một lỗ trên xương sống cho thấy người đàn ông bị đóng chặt xuống đất.
"Hài cốt còn khá nguyên vẹn và không có dấu hiệu của bệnh dịch", Socha nói.
Theo truyền thống, việc đặt đá trong mộ chỉ ra nghi thức chôn cất đặc biệt. Một số người tin rằng, những người được cho là "ma cà rồng" thời Trung Cổ thường bị chôn với gạch ở trong miệng, đóng đinh xuống đất và đôi khi bị chặt đầu còn hài cốt bị phân mảnh.
Ba bộ hài cốt đã được chuyển đến các nhà nhân chủng học Ba Lan để giám định thêm. Kết quả sẽ sớm được công bố ngay khi quá trình điều tra kết thúc, Socha nói.
Theo Danviet
Ai Cập khai quật thành phố bí ẩn 7.000 năm tuổi Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra lều, công cụ và 15 ngôi mộ khổng lồ từ thời triều đại Ai Cập cổ đại đầu tiên. Một trong những ngôi mộ khổng lồ được tìm thấy ở thành phố 7.000 năm tuổi Ai Cập vừa khai quật một thành phố hơn 7.000 năm tuổi và một nghĩa trang từ triều đại...