Mỹ nói WHO loại Đài Loan khiến nhiều người chết vì Covid-19
Nhiều người chết do Covid-19 bởi WHO loại Đài Loan và không cho hòn đảo chia sẻ thông tin, thực tiễn, theo một ủy ban của chính phủ Mỹ.
Trong báo cáo được công bố hôm 12/5, Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung của quốc hội Mỹ nói rằng việc Đài Loan bị loại khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã góp phần vào sự chậm trễ nghiêm trọng trong việc tiếp nhận kịp thời và hướng dẫn chính xác cho các thành viên WHO trong giai đoạn đầu đại dịch Covid-19 bùng phát.
“Nếu WHO cho phép các chuyên gia y tế Đài Loan chia sẻ thông tin và thực tiễn tốt nhất vào đầu tháng 1, các chính phủ trên khắp thế giới có thể tiếp cận thông tin hoàn chỉnh hơn để xác lập chính sách y tế công cộng của họ”, báo cáo cho hay.
Đài Loan nói rằng Trung Quốc và WHO có mục đích chính trị khi loại hòn đảo khỏi những cuộc họp quan trọng của tổ chức. Một trong những khiếu nại chính của Đài Loan là WHO phớt lờ email thông báo của họ vào cuối tháng 12 về khả năng lây nhiễm từ người sang người. WHO khẳng định email của Đài Loan gửi tổ chức khi đó không đề cập lây nhiễm từ người sang người.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Trung Quốc xác nhận virus lây nhiễm giữa người vào ngày 20/1. Tuy nhiên 8 ngày trước đó, WHO cho biết không có bằng chứng rõ ràng về sự lây nhiễm như vậy.
“Việc WHO lấp liếm thông tin Đài Loan cung cấp và ban hành hướng dẫn chậm trễ đã làm suy yếu an ninh quốc gia của chính các nước thành viên tin tưởng vào hướng dẫn y tế công cộng của tổ chức”, theo báo cáo của ủy ban Mỹ. “Nhiều người đã chết do những sai lầm này đưa ra một lời nhắc nhở bi thảm rằng sức khỏe toàn cầu bị tổn hại như thế nào bởi việc loại bỏ Đài Loan mang động cơ chính trị của WHO.”
Với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ, đảo Đài Loan gần đây tích cực vận động để được tham gia với tư cách quan sát viên tại Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của WHO, dự kiến diễn ra tuần tới.
Đài Loan tham gia WHA với tư cách quan sát viên từ năm 2009, khi quan hệ hai bờ eo biển ấm lên. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngăn Đài Loan tiếp tục vai trò này tại WHO từ năm 2016, sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, được bầu làm lãnh đạo hòn đảo.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất. Trung Quốc tuyên bố nước này đã đại diện đầy đủ cho Đài Loan trên trường quốc tế và Đài Loan chỉ có thể tham gia WHO theo chính sách “Một Trung Quốc”, điều chính quyền của bà Thái Anh Văn không chấp nhận.
Đài Loan đã gặt hái thành công trong cuộc chiến chống Covid-19, chỉ ghi nhận 440 ca nhiễm và 7 ca tử vong sau khi tiến hành các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh sớm và hiệu quả. Công tác phòng chống dịch của Đài Loan được nhiều nước đánh giá cao và xem là hình mẫu.
New Zealand ủng hộ Đài Loan tham gia WHO
New Zealand ủng hộ Đài Loan trở thành quan sát viên WHO, bất chấp cảnh báo "hủy hoại quan hệ song phương" của Trung Quốc.
Với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ, đảo Đài Loan gần đây tích cực vận động để được tham gia với tư cách quan sát viên tại Đại hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết sách của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dự kiến diễn ra tuần tới. Động thái này của Đài Loan khiến Trung Quốc rất tức giận.
Các bộ trưởng New Zealand tuần trước nói rằng Đài Loan nên được phép tham gia WHO với tư cách quan sát viên vì những thành công của hòn đảo trong việc hạn chế sự lây lan của nCoV.
Trung Quốc phản ứng giận dữ với New Zealand, yêu cầu các quan chức "ngừng đưa ra những tuyên bố sai lầm" và quan hệ song phương có thể bị hủy hoại nếu nước này ủng hộ Đài Loan.
"Chúng tôi phải bảo vệ chính mình", Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters phát biểu tại cuộc họp báo hôm nay khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc đối với quan điểm của New Zealand về Đài Loan.
"Tình hữu nghị thực sự phải dựa trên sự bình đẳng trước bất cứ bất đồng nào", Ngoại trưởng Peters nói, thêm rằng ông không nghĩ vấn đề này sẽ gây tổn hại quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, vốn là đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand.
Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng New Zealand tin rằng Đài Loan đã gặt hái "thành công to lớn" trong cuộc chiến chống Covid-19, khi chỉ ghi nhận 440 ca nhiễm và 7 ca tử vong sau khi tiến hành các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh sớm và hiệu quả. Peters ca ngợi phản ứng của Đài Loan với Covid-19 và cho biết rất nhiều quốc gia đã học hỏi.
Khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc, Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết lập trường của New Zealand đối với Đài Loan chỉ liên quan đến phản ứng y tế của họ đối với Covid-19. "Chúng tôi luôn luôn áp dụng chính sách 'Một Trung Quốc', và điều đó vẫn tiếp tục trong trường hợp này", bà Ardern nói.
Đài Loan tham gia WHA với tư cách quan sát viên từ năm 2009, khi quan hệ hai bờ eo biển ấm lên. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngăn Đài Loan tiếp tục vai trò này tại WHO từ năm 2016, sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách "Một Trung Quốc", được bầu làm lãnh đạo hòn đảo.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất. Trung Quốc tuyên bố nước này đã đại diện đầy đủ cho Đài Loan trên trường quốc tế và Đài Loan chỉ có thể tham gia WHO theo chính sách "Một Trung Quốc", điều chính quyền của bà Thái Anh Văn không chấp nhận
Động thái mới của Mỹ chọc giận Trung Quốc Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực trao cho Đài Loan vai trò trong Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), động thái được dự báo càng làm trầm trọng thêm quan hệ Mỹ-Trung. Biểu tượng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo SCMP, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, Mỹ đang có những động...