Mỹ nói về khả năng Nga tấn công vào các nước NATO
Nga gây khó khăn cho việc liên minh Bắc Đại Tây Dương hoàn thành các nhiệm vụ, nhưng nươc nay chưa thể cản trở điều này, Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân của Lực lượng Vũ trang Mỹ cho biết.
Theo ông, hiên nay Mỹ phưc tap hơn đê hoat đông ở châu Âu so vơi 10-15 năm trước.
“Vâng, chúng tôi gặp nhiều thách thức hơn trên đất, trên biển và trên không, cũng như trong không gian ảo. Nhưng không, Nga không thể ngăn chúng tôi nhận ra nhiệm vụ của mình. Điêu nay đoi mất nhiều thời gian hơn, nó sẽ được thực hiện cẩn thận hơn, nhưng chúng tôi sẽ làm điều đó “, ông Dunford nói.
Video đang HOT
Ông cũng tin rằng Nga hiện đang co thê đươc kiềm chế băng vũ khí thông thường ở châu Âu. Khi được hỏi liệu ông có tin rằng Nga có ý định tấn công bất kỳ quốc gia NATO nào đo, ông Dunford trả lời “Không”. Theo ông, chúng ta chỉ nói về “hành động của kẻ thù ở mức dưới mức xung đột”.
Theo Danviet
Chồng chéo lợi ích giữa Mỹ và các nước thành viên NATO
Cuối tuần trước, báo cáo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thường niên năm 2018 khẳng định NATO đã trở thành một liên minh hiện đại, ứng phó với các mối đe dọa an ninh, thích ứng với những thách thức mới.
Tuy nhiên, gần đây, các nước đồng minh NATO đang ngày càng rời xa các mục tiêu chính sách của Washington. Sự kiện minh chứng nổi bật nhất là việc Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
Lãnh đạo 29 nước thành viên NATO tại cuộc họp thượng đỉnh thường niên hồi tháng 7-2018. Ảnh: Shutterstock
Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trao đổi với Chính phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ TTayyip Erdoan rằng sẽ không chấp nhận việc Thổ Nhĩ Kỳ thực thi hợp đồng mua bán với Nga. Theo Washington, S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ mà các nước thành viên NATO khác đang triển khai, làm suy yếu hệ thống phòng không của NATO; đồng thời, việc mua bán trên cho thấy quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang có phần nồng ấm lên. Chính quyền Mỹ cảnh báo nước đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gánh "hậu quả khôn lường" nếu tiếp tục thương vụ mua bán. Tuy nhiên, Tổng thống Tayyip Erdoan dường như đã bỏ qua lời cảnh báo của Washington.
Một số nước thành viên NATO cũng không hợp tác với Mỹ trong việc đối đầu và cô lập Moskva. Phát biểu tại một hội nghị ngày 10-3, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết, ông vẫn đang nỗ lực chấm dứt các lệnh trừng phạt đối với Nga. Những biện pháp trừng phạt mà các cường quốc phương Tây áp đặt đối với Moskva (sau thời điểm Nga sáp nhập Crưm năm 2014) vẫn đang được Oa-sinh-tơn ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Nhưng, chính phủ liên minh của ông Conte lập luận rằng những biện pháp trừng phạt trên không hiệu quả, và đang làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Italy. Đồng quan điểm với Thủ tướng Italy, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cũng đã phản đối các biện pháp trừng phạt của Washington trong nhiều tháng. Bên cạnh đó, các nước Bỉ, Bungary và Hy Lạp... cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình với chiến lược trừng phạt đối với Nga.
Các nước thành viên NATO cũng không còn mặn mà với những biện pháp quân sự đối đầu với Moskva. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã không thể thuyết phục được Thủ tướng Đức Angela Merkel điều tàu chiến đến eo biển Kerch trong vụ đụng độ giữa Nga và Ukraine hồi tháng 11-2018. Mặc dù Crimea đã sáp nhập vào Nga, nhưng Kiev vẫn coi Crimea nằm trong vùng lãnh thổ của Ukraine và eo biển Kerch nằm trong tuyến đường thủy quốc tế - khu vực được Mỹ và các nước đồng minh hậu thuẫn. Ông Mike Pence muốn các nước có sự tự do hàng hải và tuần tra để chứng minh eo biển vẫn nằm trong vùng biển quốc tế. Tuy nhiên, bà Angela Merkel lo ngại việc điều tàu đến eo biển Kerch sẽ được coi là hành động khiêu chiến, có thể dấy lên một cuộc đụng độ không đáng có.
Các nước NATO cũng không đồng tình với một số chính sách khác của Mỹ. Khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút toàn bộ binh lính Mỹ tại Xy-ri hồi tháng 12-2018, các nước NATO đã đồng loạt lên tiếng phản đối quyết định này. Mục tiêu của Tổng thống Mỹ là chỉ giữ một lực lượng gìn giữ hòa bình gồm cả binh lính châu Âu và Trung Đông để thay thế sự hiện diện của Mỹ tại Xy-ri. Nhưng các nước đồng minh NATO đã thẳng thừng tuyên bố sẽ không ở lại Syria nếu Mỹ rút quân. Cuối cùng, Tổng thống Trump đã xoa dịu tình hình bằng cách tuyên bố sẽ duy trì khoảng 200 binh lính Mỹ tại Syria và tăng cường 200 binh lính cho lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế. Hầu hết các nước thành viên NATO đều không chấp nhận lời kêu gọi của Mỹ trong việc đóng góp lực lượng tham gia tham chiến tại các nước.
Trong quá khứ, Washington cũng đã từng bị các nước NATO phản đối chính sách. Trong những năm 1980, Đức và các nước châu Âu đã đồng ý mua nguồn cung cấp khí đốt thông qua đường ống do Nga kiểm soát bất chấp biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Những dấu hiệu gần đây cho thấy sự chồng chéo trong lợi ích của Mỹ và châu Âu từ những chính sách đối phó với Nga cho đến cách giải quyết vấn đề hạt nhân Iran. Thực tế này đặt ra những câu hỏi liên quan đến khả năng duy trì mối quan hệ trong NATO và tương lai hoạt động của tổ chức này trong bối cảnh NATO kỷ niệm 70 năm ngày thành lập khối vào tháng 4 tới.
Hà Thu
Theo bienphong
Mỹ "vạch" hàng loạt bất đồng với Thổ Nhĩ Kỳ giữa căng thẳng vì S-400 của Nga Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã chỉ trích rằng thương vụ mua bán hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga là một trong những rào cản lớn nhất ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ. "Chúng tôi quan ngại về thỏa thuận Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của...