Mỹ nói vẫn miễn thuế cho hàng hóa Hong Kong
Washington cho biết vẫn miễn thuế cho hàng nhập khẩu từ Hong Kong dù Trump đã yêu cầu các mặt hàng này phải gắn xuất xứ “ Made in China”.
Nhãn ghi xuất xứ “Made in China” trên một chiếc áo len tại cửa hàng ở Boston, Mỹ. Ảnh: Reuters
Cục Hải quan và biên phòng Mỹ hôm 12/8 ra thông báo rằng hàng hoá sản xuất tại Hong Kong vẫn có thể sử dụng nhãn hiệu xuất xứ cũ, “HK”, hai ngày sau khi chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố các mặt hàng xuất khẩu của Hong Kong sang Mỹ phải gắn mác “Made in China” từ 25/9.
Video đang HOT
Điều này đồng nghĩa các mức thuế mà Mỹ áp trừng phạt đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đại lục trong cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai bên sẽ không áp dụng đối với hàng hóa Hong Kong.
Bộ trưởng Nhật: Trung Quốc chỉ 'ngó' đến Senkaku khi biết lượng dầu tiềm năng
Bộ trưởng Seiichi Eto của Nhật Bản khẳng định, Trung Quốc chỉ bắt đầu để ý đến quần đảo Senkaku sau khi có báo cáo của LHQ về trữ lượng dầu tiềm năng nơi đây.
Bộ trưởng Nhật Bản phụ trách vấn đề Okinawa và vùng Lãnh thổ phương Bắc Seiichi Eto đã nói về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại Diễn đàn Boston toàn cầu hôm 8/8.
Ông Seiichi Eto.
Bài phát biểu của ông được ghi hình và đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trực tuyến, cũng như website của Bảo tàng quốc gia về chủ quyền và lãnh thổ Nhật Bản.
Trong bài phát biểu, ông trích dẫn các căn cứ lịch sử về chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Các căn cứ này đã được chỉ rõ trong Quyển thông tin về quần đảo Senkaku, do Văn phòng Kế hoạch Chính sách và Điều phối về Lãnh thổ và Chủ quyền, Thư ký Nội các chính phủ Nhật Bản thực hiện. Đồng thời, Bộ trưởng Seiichi Eto cho rằng các tuyên bố của Trung Quốc đối với quần đảo này là đơn phương và vô căn cứ.
"Trung Quốc chỉ bắt đầu tuyên bố chủ quyền từ những năm 1970, sau khi một bản báo cáo trữ lượng dầu tiềm năng trên vùng biển Hoa Đông (East China Sea) được công bố bởi Ủy ban kinh tế châu Á và Viễn Đông (ECAFE) của Liên Hợp Quốc năm 1969. Lúc này, biển Hoa Đông mới được chú ý đến", ông Eto cho biết.
Theo ông Eto, Trung Quốc đã không phản đối gì trước chủ quyền của Nhật với quần đảo trong suốt 75 năm, và chỉ nhắc đến vấn đề này gần đây. Bên cạnh đó, nước này gia tăng các hành động gây căng thẳng trong vùng biển như nhiều lần gây nguy hiểm cho các tàu cá Nhật.
Quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
"Với sự quyết tâm bảo vệ vững chãi chủ quyền, lãnh hải và không phận, Nhật Bản sẽ tiếp tục hành động một cách bình tĩnh và chắc chắn để ngăn chặn sự gia tăng các tình huống căng thẳng, tìm kiếm hòa bình và ổn định khu vực, phù hợp với luật pháp quốc tế", ông nói.
Trong một động thái có liên quan đến sự việc, mới đây, quân đội Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành một loạt các cuộc diễn tập bắn đạn thật trên biển ở vùng biển quần đảo Châu San, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, lần lượt ở khu vực Huang Dayang từ ngày 11 đến ngày 13/8 và ở vùng biển phía Bắc Daishan từ ngày 16 đến ngày 17/8.
Trump kêu gọi tử hình kẻ đánh bom giải marathon Trump cho rằng Dzhokhar Tsarnaev, kẻ đánh bom giải marathon ở Boston năm 2013, đáng bị tử hình, sau khi tòa phúc thẩm lật lại bản án đối với y. "Hiếm có ai đáng nhận án tử hình hơn kẻ đánh bom giải marathon ở Boston Dzhokhar Tsarnaev. Quá nhiều sinh mạng đã mất và nhiều cuộc đời bị hủy hoại", Tổng thống...