Mỹ nói Trung Quốc phóng 4 tên lửa đạn đạo ở Biển Đông
Lầu Năm Góc xác nhận Trung Quốc phóng 4 tên lửa đạn đạo ở Biển Đông, chỉ trích động thái này đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 27/8 ra tuyên bố xác nhận Trung Quốc phóng thử 4 tên lửa đạn đạo trong cuộc tập trận trái phép quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây ngờ vực cam kết của Bắc Kinh năm 2002 về tránh các hành động khiêu khích.
“Những động thái của Trung Quốc, gồm các vụ thử tên lửa, đã gây thêm bất ổn cho tình hình ở Biển Đông. Các cuộc tập trận như vậy cũng vi phạm cam kết của Trung Quốc trong Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông nhằm tránh hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định”, tuyên bố của Lầu Năm Góc có đoạn viết.
Lầu Năm Góc cho biết cuộc tập trận ngày 23-29/8 của quân đội Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa là “động thái mới nhất trong chuỗi dài hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á”.
Mỹ hồi tháng 7 hối thúc Trung Quốc giảm “quân sự hóa và cưỡng ép” trong khu vực. “Thay vào đó, Trung Quốc đã chọn leo thang hoạt động diễn tập bằng cách phóng tên lửa đạn đạo. Hành động này là phản tác dụng trong xoa dịu căng thẳng và duy trì sự ổn định”, Lầu Năm Góc cho hay.
Video đang HOT
Xe bệ phóng tên lửa DF-26 trong cuộc duyệt binh tại Bắc Kinh năm 2015. Ảnh: Reuters.
Một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc trước đó nói rằng nước này đã bắn hai tên lửa đạn đạo diệt hạm, gồm DF-26B từ Thanh Hải và DF-21D từ Chiết Giang ra Biển Đông sáng 26/8. Cả hai quả đạn đều rơi xuống khu vực giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Nguồn tin cho biết “đây là phản ứng của Trung Quốc đối với những rủi ro tiềm tàng từ các máy bay chiến đấu và tàu quân sự Mỹ ngày càng thường xuyên đến Biển Đông”, trong khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định những cuộc diễn tập không nhằm vào nước nào.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 26/8 nói việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam, gây phức tạp tình hình, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có lợi cho quá trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hủy bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự”, bà Hằng nói.
Mỹ hồi đầu tháng 7 công bố lập trường về vấn đề Biển Đông, bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực này. Mỹ hôm qua cũng trừng phạt 24 công ty Trung Quốc và một số cá nhân liên quan đến xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Quân đội Trung Quốc gần đây tổ chức nhiều cuộc diễn tập và tập trận tại các vùng biển xung quanh nước này. Truyền thông Trung Quốc hôm 20/8 đưa tin hai khu trục hạm và một hộ vệ hạm nước này diễn tập bắn đạn thật tại biển Hoa Đông. Cục Hải sự tỉnh Hải Nam tuần trước thông báo quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đông nam đảo Hải Nam ngày 24-29/8.
Quân đội Mỹ trong những tháng qua cũng đẩy mạnh hoạt động tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tổ chức hai cuộc diễn tập trên Biển Đông hồi tháng 7. Khu trục hạm USS Mustin của Mỹ và JS Suzutsuki của Nhật Bản huấn luyện chung tại biển Hoa Đông hồi tuần trước. Chiến hạm Mỹ sau đó đi qua eo biển Đài Loan để tới hội quân với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đang hoạt động gần quần đảo Đông Sa.
Tàu ngầm Trung Quốc tiến vào lòng núi
Ảnh vệ tinh cho thấy tàu ngầm Type-093 tiến vào hầm ngầm ở căn cứ Du Lâm, trong khi cầu tàu gần đó hoàn toàn trống trải.
Ảnh vệ tinh được công ty Planet Labs công bố hôm 19/8 cho thấy khu vực neo đậu tàu ngầm tại căn cứ hải quân Du Lâm trên đảo Hải Nam, nơi đóng quân của hạm đội tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Các cầu tàu lộ thiên hoàn toàn trống trải, trong khi một tàu ngầm Type-093 tiến vào cửa hầm ngầm cách đó không xa với sự hỗ trợ của hai tàu kéo.
Tàu ngầm Type-093 tiến vào hầm ngầm trên ảnh vệ tinh công bố hôm 19/8. Ảnh: Planet Labs.
Hệ thống hầm ngầm trong lòng núi tại căn cứ Du Lâm được tình báo các nước biết đến từ lâu, nhưng đây là lần đầu vệ tinh chụp được ảnh một tàu ngầm Trung Quốc sử dụng cơ sở này.
"Không một tàu ngầm nào khác neo đậu ở cầu tàu. Đây là điều cực kỳ hiếm gặp trong suốt nhiều năm theo dõi căn cứ Du Lâm. Hiện chưa rõ là chúng đang tuần tra ngoài khơi hay cũng được đưa vào lòng núi", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Căn cứ Du Lâm được xây dựng từ thập niên 2000, những bức ảnh vệ tinh về nó lần đầu được công bố năm 2008. Đây được coi là căn cứ có vị trí chiến lược, nằm gần các tuyến đường biển quan trọng như eo biển Malacca, Sunda và Lombok, giúp Trung Quốc bao quát tuyến thương mại đường biển qua khu vực Đông Nam Á.
Cầu tàu trống trải (góc trái) ở căn cứ Du Lâm trên ảnh vệ tinh công bố hôm 19/8. Ảnh: Planet Labs.
Các hang ngầm ở Du Lâm có khả năng chứa tới 20 tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính Bắc Kinh đã triển khai 6 tàu ngầm lớp Type-094 tại Du Lâm, mỗi chiếc có thể mang 12 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-2. Hai cầu tàu dài 950 m và ba cầu tàu nhỏ hơn có thể phục vụ hai nhóm tác chiến tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ cùng lúc.
Quân đội Mỹ gần đây liên tục triển khai trinh sát cơ hoạt động ở không phận quốc tế gần đảo Hải Nam, dường như nhằm theo dõi và truy dấu tàu ngầm Trung Quốc. Máy bay tuần thám P-8A Mỹ trang bị radar bí mật hồi từng xuất hiện cách căn cứ Du Lâm chưa đầy 50 km hồi cuối tháng 5.
Philippines nói tàu Trung Quốc khiêu khích trên Biển Đông Hải quân Philippines nói nhiều tàu Trung Quốc hiện diện gần bãi Cỏ Rong, dường như để khiêu khích lực lượng Philippines nổ súng. "Hai tàu khảo sát Trung Quốc đã xuất hiện gần bãi Cỏ Rong khoảng một tuần nay, tốc độ di chuyển 3 hải lý/giờ cho thấy họ đang tiến hành thăm dò. Chúng tôi đã thông báo cho Bộ...