Mỹ nói suông không thể dọa Trung Quốc
Mỹ đang tạo ra những tiền lệ xấu khiến những đồng minh chủ chốt ở châu Á lo sợ bị bỏ rơi.
Tiền lệ xấu…
Thời gian qua, Mỹ đã liên tiếp tạo ra những tiền lệ xấu khi lời nói đi trước nhưng hành động không theo sau. Cụ thể nhất là thái độ và hành động của Mỹ trong các vấn đề Syria, Ukraine, Triều Tiên và đặc biệt là sự “mềm yếu” của Mỹ trước những hành động hung hăng của Trung Quốc. Dù đưa ra những tuyên bố cứng rắn trước đó, song Mỹ lại không có các hành động tương ứng. Thực tế này đang biến Mỹ thành kẻ nhu nhược, hay nuốt lời.
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Trường hợp rõ ràng nhất và điển hình nhất là cuộc khủng hoảng tại Syria. Không thể chắc chắn Mỹ hay những bất ổn nội bộ, hay cả hai, đã tạo nên cuộc khủng hoảng Syria. Sau khi biểu tình và bạo lực bùng phát tại Syria từ đầu năm 2011, Mỹ cũng các nước phương Tây đã tích cực hỗ trợ phe đối lập cả về tiền bạc, vũ khí để chống lại chính quyền của Tổng thống Al-Assad. Khi cuộc nội chiến lan rộng, Mỹ đã đặt ra “giới hạn đỏ” là việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân Syria.
Thế nhưng, kể cả sau khi Mỹ cáo buộc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học khiến hàng trăm người (theo các số liệu khác nhau thì đã có từ hơn 300 – 1.729 người) thiệt mạng tại khu vực Ghouta, nằm gần thủ đô Damascus ngày 21/8/2013 thì Tổng thống Obama vẫn từ chối can thiệp quân sự vào Syria, một hành động hoàn toàn trái ngược với những tuyên bố trước đó. Không những vậy, trong bối cảnh lực lượng Hồi giáo cực đoan ISIL hiện đang hoành hành ở Iraq, Mỹ còn thể hiện thái độ sẵn sàng hợp tác với chế độ của ông Assad cũng như Iran.
Trong vấn đề Ukraine, giới chức Mỹ, từ lãnh đạo cấp cao nhất là Tổng thống Obama cho tới Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, Ngoại trưởng John Kerry, đều cảnh báo sẽ có biện pháp mạnh nếu Nga sáp nhập Crimea. Thế nhưng, sau khi sự việc đã rồi, Mỹ cũng chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế và thị thực đối với một số ít cá nhân và tổ chức của Nga. Những cú ra đòn này của Mỹ không đủ mạnh như họ tuyên bố và không thể khiến những đồng minh thực sự tin tưởng vào sức mạnh của Mỹ.
Đối với Triều Tiên, Mỹ cũng đang thể hiện một bộ mặt nhu nhược không kém. Mặc Triều Tiên liên tiếp vi phạm các lệnh cấm của Liên hợp quốc về thử hạt nhân và tên lửa, nhưng Washington vẫn chưa áp đặt các biện pháp trưng phạt về tài chính đối với Bình Nhưỡng như đã áp đặt với Iran, Syria và Myanmar trươc đây.
Tàu chiến của Mỹ và Hàn Quốc tập trận ở ngoài khơi phía Tây Hàn Quốc
Video đang HOT
Trong khi đó, Trung Quốc dù được coi là mối đe dọa đối với các lợi ích quốc gia của Mỹ ở khắp châu Á và hiện đang thử thách các cam kết bảo vệ đồng minh và bè bạn của Mỹ trong châu lục thì sự mềm yếu của Mỹ trước một Trung Quốc hung hăng cũng không thể khiến Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Philippines yên tâm.
Phản ứng có phần yếu đuối của Washington trước tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực bãi cạn Scarborough đã khuyến khích Bắc Kinh tiếp tục đưa ra những tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển xung quanh, đi kèm với những lời hăm dọa về kinh tế và chính sách ngoại giao có phần ngang ngược.
Sự nhu nhược của Mỹ đã giúp Trung Quốc ngang nhiên thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông chồng lấn lên cả không phận đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý. Trung Quốc cũng triển khai tàu bè thuộc lực lượng thực thi pháp luật và thậm chí là cả lực lượng hải quân để thực hiện các tuyên bố chủ quyền của mình, đặt giàn khoan dầu ở vùng biển của Việt Nam. Trung Quốc còn tiến hành các nỗ lực mở rộng hay xây dựng các hòn đảo mới trên Biển Đông…
…gây mất lòng tin
Những tuyên bố mạnh mẽ nhưng theo sau là hành động thiếu quyết đoán của Mỹ không thể khiến Syria, Triều Tiên, Nga hay Trung Quốc điều chỉnh cách hành xử của mình. Giới phân tích cho rằng các đồng minh của Mỹ tại châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines đang rât lo sợ sẽ bị Mỹ bỏ rơi một khi Bắc Kinh hay Bình Nhưỡng tiếp tục triển khai các chính sách khiêu khích vôn co, và thậm chí se con theo chiều hướng thô bạo hơn nữa.
Việc Tổng thống Obama từ chối can thiệp quân sự sau khi Tổng thống Syria Bashar Al-Assad vượt qua giới hạn đỏ do Mỹ đề ra về sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường đang khiến Hàn Quốc và Nhật Bản lo ngại rằng Mỹ cũng sẽ chối bỏ các cam kết của mình nếu Triều Tiên hoặc Trung Quốc tấn công họ.
Sự lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở bởi Triều Tiên hiện vẫn đang âm thầm tiến hành nâng cấp vũ khí hạt nhân của mình. Việc Bình Nhưỡng tiếp tục có những hành động khiêu khích leo thang chỉ còn là vấn đề thời gian, trong đó có kịch bản một cuộc tấn công vào Hàn Quốc.
Triều Tiên liên tục bắn thử tên lửa và đạn pháo vào Biển Nhật Bản thời gian qua
Hiện có nhiều chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng vẫn chưa đạt đến trình độ có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân hoặc dùng tên lửa mang số đầu đạn này. Giới truyền thông vẫn loan tin rằng tên lửa của Triều Tiên chưa có khả năng đe dọa đến nước Mỹ. Dựa trên các kết luận này, giới hoạch định chính sách cho rằng Mỹ và các nước đồng minh vẫn còn rất nhiều thời gian để kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên thông qua con đường ngoại giao và các lệnh trừng phạt, đồng thời vẫn có đủ thời gian để chuẩn bị về quân sự.
Tuy nhiên, mọi chuyện có thể đang diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại. Rất có thể Triều Tiên đã nắm bắt được công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào hệ thống tên lửa tầm trung No Dong, có khả năng tấn công vào lãnh thổ Mỹ. Trong trường hợp này, Mỹ và các đồng minh sẽ phải đối mặt với những đe dọa rất nghiêm trọng. Kẻ “đứng mũi chịu sào” sẽ chính là Hàn Quốc.
Và với những gì Mỹ đã và đang thể hiện, Hàn Quốc có cơ sở để lo lắng về nguy cơ bị Mỹ bỏ rơi, hoặc chí ít là can thiệp không đủ mạnh.
Nhật Bản hiện cũng có tâm lý tương tự Hàn Quốc. Nơi được giới phân tích đánh giá có khả năng xảy ra đụng độ cao nhất ở châu Á là quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điêu Ngư). Kể từ năm 2010, căng thẳng đã leo thang sau khi cả Nhât Ban va Trung Quốc đều thể hiện quyết tâm của mình. Sự đối đầu của hai cường quốc quân sự trong châu lục sẽ tạo ra nguy cơ chiến tranh rất lớn.
Mặc dù Mỹ đã tuyên bố một cách rất rõ ràng ở cấp cao nhất rằng Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật được áp dụng với cả quần đảo Senkaku. Các quan chức Mỹ bao gồm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng và các tướng lĩnh quân đội đều khẳng định Mỹ sẽ giúp Nhật Bản bảo vệ Senkaku, và trong chuyến công du châu Á vào tháng 4/2014, Tổng thống Obama cũng đã tái khẳng định cam kêt này.
Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ tại châu Á vẫn tỏ ra lo ngại về khả năng quân sự cũng như sự chắc chắn trong những cam kết của Mỹ. Chiến lược “tái cân bằng” hiện chưa thuyết phục và làm yên lòng được các nước đồng minh và cũng không khiến các đối thủ lo ngại. Thưc tê cho thây chiến lược tái cân bằng của Mỹ đã không mang đến bất kỳ sự triển khai hay bổ sung quân sự nào tại Thái Bình Dương, và mới đây nó lại tiếp tục bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ.
Lời nói suông của Mỹ không thể ngăn chặn hành động ngang ngược như thế này của Trung Quốc
Tiền lệ về sự do dự và thiếu quyết đoán của Mỹ nhằm ngăn cản các hành động của Nga tại Crimea cũng có thể sẽ khuyến khích Trung Quốc thực hiện những hành động tương tự tại các khu vực mà Bắc Kinh đang tuyên bố có chủ quyền.
Chính phủ Nhật Bản đang tìm kiếm những đảm bảo cụ thể cho việc bảo vệ “các đảo xa xôi” – được cho là quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Sau khi gỡ bỏ hạn chế về quyền phòng vệ tập thể, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe giờ đây sẽ yêu cầu nhiều sự đảm bảo cụ thể hơn từ sự hỗ trợ quân sự của Mỹ trong việc bảo vệ “các đảo xa xôi” của họ. Với những lo ngại như trên, chắc chắn Nhật Bản cần Mỹ hành động hơn là những cam kết bằng lời nói.
Hàn Quốc, Nhật Bản đã vậy, thì một Philippines còn đáng lo ngại hơn trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc. Thực lực quân sự của Philippines bị đánh giá thấp hơn rất nhiều, trong khi quan hệ đồng minh của nước này với Mỹ cũng mới đang trong giai đoạn “phục hồi” và còn nhiều nghi ngại lẫn nhau.
Tuy nhiên, hiện cũng có những đánh giá cho rằng Mỹ đang gặt hái thành công ở châu Á, nơi Washington tận dụng sự bất ổn do những tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc gây ra. Chiến lược chuyển trục của ông Obama sang châu Á gắn liền với các liên minh đang được phục hồi với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Australia. Ngoài ra, Washington cũng đã lôi kéo Malaysia và tách Myanmar khỏi Trung Quốc.
Một quan chức ngoại giao cấp cao của châu Á được hãng tin AFP ngày 16/7 dẫn lời nói rằng chuyến thăm của ông Obama hồi tháng 4/2014 đã làm yên lòng khu vực này khi ông tăng cường sự bảo vệ của Mỹ đối với Nhật Bản và khẳng định khi nào Washington sẽ bảo vệ Philippines.
Tuy vậy, tất cả những tuyên bố mạnh mẽ từ Mỹ vẫn cần được kiểm chứng trên thực tế.
Theo Đất Việt
Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc thảo luận về căng thẳng trên Biển Đông
Trong một tuyên bố Nhà Trắng ngày 15.7 cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa có cuộc điện đàm với lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 14.7 về tình hình căng thẳng trên Biển Đông, Hoa Đông, cũng như chương trình hạt nhân của Iran, Triều Tiên.
Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết, hai bên đã đạt được sự đồng thuận về cách giải quyết căng thẳng tại Biển Đông và Hoa Đông. Tuyên bố này cũng nhấn mạnh, cuộc điện đàm của 2 nhà lãnh đạo Trung, Mỹ đã đạt được "tiến bộ quan trọng".
Cuộc thảo luận được đưa ra trong bối cảnh, Washington cảnh báo, Bắc Kinh có khả năng khơi mào xung đột trên biển khi tăng cường sự hiện diện và củng cố các tuyên bố chủ quyền vô lý trên Biển Đông và Hoa Đông.
Tổng thống Mỹ Obama gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Nhà Trắng hồi tháng 2.2012.
Ngoài ra, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình còn thảo luận về các nỗ lực quốc tế để đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran tại hội nghị ở Vienna và sự cần thiết của việc gây áp lực buộc Triều Tiên phải từ bỏ tham vọng hạt nhân.
"Tổng thống và Chủ tịch Tập đã thảo luận về sự cần thiết phải duy trì sự hợp tác Trung, Mỹ trong các cuộc đàm phán P5 1 về chương trình hạt nhân Iran. Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường thông tin liên lạc và phối hợp hành động giữa Mỹ và Trung Quốc để gây áp lực buộc Triều Tiên cam kết phi hạt nhân hóa", tuyên bố của Nhà Trắng viết.
Cuối cùng, Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng, ông kiên quyết giải quyết sự khác biệt ngày càng tăng giữa hai đất nước (Trung, Mỹ) trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở mức độ cao trong khu vực Thái Bình Dương. Ông chủ Nhà Trắng cũng bày tỏ mong muốn được gặp ông Tập Cận Bình tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Bắc Kinh tháng 11 tới.
Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình hôm qua (14.7) diễn ra sau Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung - Mỹ thường niên được tổ chức tại Bắc Kinh tuần trước. Đối thoại đã thất bại trong việc giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng của Trung Quốc và Mỹ trong những lĩnh vực như gián điệp mạng và thương mại.
Theo Dân Việt
Trung Quốc không ngại gây... thảm họa với Mỹ? Bất chấp lời tuyên bố ngay từ bài khai mạc của Tập Cận Bình là "sự đối đầu giữa Mỹ và TQ sẽ là một thảm họa", hành động của giới lãnh đạo TQ cả trong và ngoài nước đều thể hiện họ không hề ngại gì "thảm họa" mà họ đang tạo ra Cuộc gặp gỡ giữa Mỹ và TQ tại diễn...