Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt với ngành dầu khí của Venezuela
Ngày 18/10, Chính phủ Mỹ thông báo đã nới lỏng phần lớn các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu khí của Venezuela, sau khi Chính phủ Venezuela đạt được thỏa thuận với phe đối lập về cuộc bầu cử năm 2024.
Các giếng dầu ở hồ Maracaibo, phía tây Venezuela. Ảnh: AP
Trong tuyên bố, Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ trước những diễn biến tích cực tại Venezuela, bộ đã cho phép các giao dịch liên quan đến lĩnh vực dầu khí, vàng của Venezuela, cũng như dỡ bỏ lệnh cấm đối với hoạt động thương mại tại thị trường thứ cấp. Tuy nhiên, bộ sẵn sàng điều chỉnh hoặc thu hồi quyết định này nếu chính quyền của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro không tuân thủ cam kết trong thỏa thuận với phe đối lập.
Quyết định này đánh dấu bước tiến đáng kể trong cách tiếp cận của Washington nhằm gia tăng liên hệ với chính quyền của Tổng thống Maduro, đảo ngược chiến dịch gây sức ép tối đa đối với quốc gia Nam Mỹ này vốn từng được triển khai dưới thời chính quyền của ông Donald Trump.
Trước đó, vào ngày 17/10, Chính phủ Venezuela và phe đối lập đã ký kết thỏa thuận nhằm bảo đảm cuộc bầu cử tổng thống tại quốc gia Nam Mỹ này sẽ diễn ra vào năm 2024.
Theo thỏa thuận được ký kết tại Barbados, cuộc bầu cử tổng thống mới của Venezuela sẽ được tổ chức vào cuối năm 2024, trong đó các quan sát viên quốc tế được phép tham gia theo dõi quá trình bầu cử. Ngoài ra, mỗi đảng phái chính trị có quyền lựa chọn một ứng cử viên theo quy chế nội bộ vài ngày trước khi phe đối lập chính thức tổ chức bầu cử sơ bộ vào ngày 22/10 tới.
Tổng thống Venezuela khẳng định chính phủ ủng hộ đàm phán hòa bình với phe đối lập
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 25/4 cho biết chính phủ của ông ủng hộ tiến trình hòa đàm với phe đối lập.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ảnh: AFP/TTXVN
Đăng tải trên tài khoản Twitter, Tổng thống Maduro khẳng định chính phủ duy trì "xu hướng đối thoại" và "luôn tìm kiếm" một thỏa thuận hướng tới mục tiêu phục hồi và thịnh vượng cho người dân.
Tuy nhiên, Tổng thống Maduro cũng nhấn mạnh để đạt được tiến bộ hướng tới đối thoại với phe đối lập, cần phải "dỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt của Mỹ" áp đặt với Venezuela.
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh đại diện của 19 quốc gia cùng với Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại thủ đô Bogota của Colombia nhằm tìm cách thúc đẩy đối thoại giữa chính phủ của Tổng thống Maduro và các nhóm đối lập ở Venezuela. Hội nghị do Tổng thống Colombia Gustavo Petro chủ trì. Trong số các nước tham gia diễn đàn này có Mỹ, Tây Ban Nha, Anh, Argentina và Brazil, tuy nhiên không có sự tham gia của các bên ở Venezuela. Ông Petro cho biết các bên liên quan sẽ được thông báo về kết quả hội nghị.
Trước đây, chính phủ Venezuela và phe đối lập đã tiến hành đàm phán trong thời gian ngắn vào năm 2021 và 2022. Các cuộc đàm phán này được kỳ vọng sẽ cung cấp một lộ trình chấm dứt khủng hoảng tại Venezuela.
Tại sao Chính phủ Ba Lan lại đặt cược vào luật mới liên quan đến Nga? Luật mới liên quan đến Nga đặt ra rủi ro với Chính phủ Ba Lan, phản ánh sự lo lắng của đảng PiS cầm quyền trước cuộc bầu cử sắp tới. Lãnh đạo phe đối lập Ba Lan Donald Tusk tham gia cuộc biểu tình phản đối chính phủ ngày 4/6/2023. Ảnh: Reuters Jarosław Kaczyński, Chủ tịch đảng Luật pháp và Công lý...