Mỹ nối lại hoạt động của chiến đấu cơ F-35
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 1-3 đã nối lại các chuyến bay của chiến đấu cơ tối tân F-35 sau một tuần tạm ngừng bay do phát hiện vết nứt trên động cơ của chiếc máy bay thử nghiệm.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, bà Kyra Hawn cho biết, họ không phát hiện thêm vết nứt nào trong quá trình kiểm tra các động cơ của 50 chiếc F-35 còn lại. F-35 là loại máy bay chiến đấu siêu thanh có khả năng “qua mặt” radar của kẻ thù. Đây là chương trình vũ khí lớn nhất của Lầu Năm Góc, tốn kém 396 tỷ USD. Quyết định nối lại các chuyến bay của F-35 diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang phải đối mặt với việc cắt giảm ngân sách tự động quy mô lớn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-3.
Theo ANTD
Bộ 3 "lá chắn biển" và xu hướng phòng thủ bờ đối hải
Hiện nay, trong tác chiến phòng thủ bờ biển, các nước có bờ biển dài nhưng ngân sách quốc phòng ít ỏi, không đủ để hình thành 3 lớp bảo vệ thường lựa chọn xu hướng phòng thủ tầm xa từ trên bờ.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự NATO, hệ thống phòng thủ bờ biển theo mô hình Nga cực mạnh về các loại tên lửa bờ đối hạm, với nòng cốt là bộ ba "lá chắn biển". Bộ 3 này bao gồm: Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K51 Rubezh, Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M và Tổ hợp tên lửa bờ đối hải K-300P Bastion.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh (NATO gọi là SS-C-3) do Liên Xô phát triển và đưa vào phục vụ cuối những năm 1980. Tổ hợp 4K51 được đặt trên các xe mang 3P51 (cải tiến dựa trên xe vận tải hạng nặng MAZ-543), sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực cùng cụm ống phóng KT-161. KT-161 chứa hai tên lửa hành trình đối hạm tốc độ cận âm P-15 Temit (P-15M, NATO gọi là SS-N-2 Styx). Nó có tầm bắn tối đa 80km, tốc độ 0,9 Mach, bay cách mặt nước 25-50m.
Video đang HOT
4K51 Rubezh (SS-C-3) phóng tên lửa tốc độ cận âm P-15 Temit (P-15M/SS-N-2 styx)
Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) sử dụng tên lửa P-35 (phiên bản thứ 3 của P-5) được nâng cấp từ tổ hợp nguyên mẫu là 4K44B REDUT ra đời vào cuối thập niên 60 (NATO gọi là SS-C-1 Shaddock) sử dụng tên lửa bờ đối hạm P-5 Pyatyorka (NATO gọi là SS-N-3). P-35 (NATO gọi là SS-N-3B) là tên lửa siêu âm được Liên Xô nghiên cứu có tầm bắn 460 km, tốc độ 1,4 Mach. Đây là loại tên lửa có đầu nổ công phá lớn, có thể phá hủy được các loại tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 20.000 tấn.
2 tổ hợp tên lửa kể trên tuy sản xuất đã lâu nhưng các phiên bản nâng cấp của nó cũng tương đối hiện đại, kết hợp với chiến thuật tác chiến linh hoạt và sự hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng tác chiến biển khác, nó vẫn phát huy được uy lực phòng thủ của mình, là đối thủ đáng gờm của mọi loại chiến hạm hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Tên lửa P-35 (SS-N-3B Shaddock) thuộc tổ hợp 4K44B REDUT-M (SS-C-1B Sepal) có tầm bắn tới 450 km
Nòng cốt của hệ thống phòng thủ bờ biển là tổ hợp tên lửa bờ đối hải K-300P Bastion trang bị tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx) có tầm bắn trên 300km, bay ở độ cao 5-15m so với mặt biển, với vận tốc siêu thanh 750m/giây (tương đương Mach2) với đa chế độ dẫn bắn. Việc phát hiện, gây nhiễu hoặc đánh chặn đạn tên lửa này khi đã khai hỏa là điều cực kỳ khó khăn đối với chiến hạm của đối phương.
Thông thường, mỗi tiểu đoàn tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion biên chế một tổ hợp khoảng 36 tên lửa Yakhont, mỗi tổ hợp Bastion sẽ cung cấp khả năng khống chế một vùng diện tích rộng tới 600 km. Thời gian chuyển trạng thái chiến đấu của Bastion chỉ là 5 phút, thời gian chờ giữa mỗi lần bắn của tổ hợp là 2,5 giây.
Biên chế của mỗi tổ hợp Bastion gồm: xe chở đạn tên lửa, xe phóng, xe điều khiển hỏa lực và các xe đảm bảo hậu cần. Hơn nữa, do cùng tiêu chuẩn công nghệ Nga nên tổ hợp Bastion có thể dễ dàng liên kết với tổ hợp 4K51 Rubezh và 4K44B REDUT-M thông qua chia sẻ số liệu và sử dụng trực thăng chỉ thị mục tiêu chung để nâng cao hiệu quả dẫn bắn, kết hợp tạo thành mạng tên lửa phòng thủ bờ đối hạm cực kỳ hiệu quả.
Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M
Sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 lá chắn biển
Hiện nay, thế trận tác chiến chống xâm nhập bằng đường biển thường có 3 tuyến. Tuyến 1 là lực lượng ngăn chặn từ xa tức là các tàu tác chiến viễn dương; tuyến 2 là các tàu tuần tiễu, tàu tên lửa cỡ nhỏ và tuyến 3 là lực lượng phòng thủ bờ đối hải. Nhưng trên thực tế không phải nước nào cũng đủ điều kiện xây dựng đủ 3 tuyến phòng thủ từ xa đến gần.
Các nước có lực lượng hải quân không mạnh, ngân sách quốc phòng ít ỏi thường ưu tiên phát triển kết hợp tuyến thứ 2 và thứ 3, dùng 2 tuyến này để thay thế tuyến thứ 1, thậm chí chỉ xây dựng một tuyến 3 mạnh cũng có thể bao quát được phạm vi của cả 2 lớp trên. Những nước theo theo xu hướng này thường chú trọng phát triển kết hợp các hệ thống tên lửa bờ đối hạm tầm xa, tầm trung và tầm gần, trong đó mô hình bộ 3 lá chắn biển trên của Nga được nhiều nước ưu tiên sử dụng nhất.
Thực tế, trong chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ thường sử dụng máy bay tàng hình và tên lửa hành trình để tấn công cơ quan đầu não, bộ chỉ huy tác chiến, hệ thống radar cảnh báo sớm và các bệ phóng tên lửa cố định của Iraq, làm tê liệt khả năng chỉ huy, kiểm soát và hệ thống phòng không, mở toang không phận Iraq cho máy bay đồng minh mặc sức tung hoành.
Bài học Iraq đã được các nhà hoạch định quân sự trên thế giới, đặc biệt là người Nga nghiên cứu kỹ lưỡng, không để đối phương có cơ hội đánh phá hệ thống phòng thủ của mình. Tất cả các hệ thống tên lửa đối hạm (cũng như phòng không) thuộc bộ 3 lá chắn biển đều có định hướng thống nhất là: không nhiều nhưng đồng bộ, thiên về chức năng phòng thủ với khả năng đánh chặn từ xa đến gần có khả năng cơ động cao.
Tất cả các hệ thống này cùng một tiêu chuẩn kỹ thuật nên có thể sử dụng chung số liệu quan sát của radar và hệ thống chỉ thị mục tiêu của trực thăng trinh sát, nên luôn đảm bảo được khả năng khống chế vùng biển ngay cả khi radar của một vài hệ thống bị tê liệt.
Ngay sau khi phóng tên lửa, các tổ hợp lại tiếp tục cơ động đến vị trí tác chiến mới làm tên lửa hành trình của đối phương không thể xác định được mục tiêu. Hơn nữa, các xe điều khiển, xe radar, xe phóng tên lửa có thể hoạt động cách xa nhau, rất thuận lợi để thực hiện phương châm "trang bị phân tán, hỏa lực tập trung", nếu có bị đánh trúng cũng chỉ thiệt hại 1 phần, không phải là toàn hệ thống nên rất dễ bổ sung, nhanh chóng khôi phục sức chiến đấu.
Tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont
3 loại tên lửa này có tầm bắn khác nhau, hợp thành 3 lớp phòng thủ từ xa đến gần. Tên lửa P-35 (NATO gọi là SS-N-3B) thuộc tổ hợp 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) có tầm bắn 450 km lập thành tuyến phòng thủ từ xa, tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont của hệ thống K-300P Bastion có tầm bắn 300km và tốc độ cực nhanh sẽ bắn hạ các chiến hạm có thể vượt qua tuyến 1, lập thành tuyến phòng thủ thứ 2; Tên lửa P-15 Temit (P-15M hay SS-N-2 Styx) của tổ hợp 4K51 Rubezh (SS-C-3) với tầm bắn 80km sẽ tiêu diệt những kẻ còn sống sót qua 2 đòn trời giáng trên mon men vào gần bờ.
Sự bố trí binh lực hợp lý, lấp kín các vùng chết của hỏa lực và điểm giao thoa của các hệ thống tên lửa bờ đối hạm cùng với sự kết hợp hoàn hảo các hệ thống phòng thủ bờ biển này với lực lượng tàu tác chiến mặt nước của lực lượng hải quân là một trong những yếu tố tiên quyết đảm bảo đánh bại mọi cuộc tấn công bằng đường biển của đối phương.
Theo ANTD
Mỹ phát triển tên lửa "khắc tinh của radar phòng không" Mỹ đã phát triển một loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không chuyên dùng để đối phó với các hệ thống tên lửa đất đối không của kẻ địch. Công ty Raytheon đã bắt tay hợp tác với công ty hệ thống hàng không nguyên tử thông dụng GA-ASI (General Atomics Aeronautical Systems Inc) để chế tạo một loại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chỉ huy Hamas thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Liban

Lực lượng Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công Israel

Pakistan mở lại không phận, Ấn Độ vẫn đóng 21 sân bay

Điểm tên 9 mục tiêu ở Pakistan bị Ấn Độ không kích

Tình báo Hà Lan cảnh báo: Mối đe dọa an ninh mạng từ Trung Quốc vượt xa Nga

Apple kháng cáo án phạt 500 triệu euro của EU

Mỹ, Hàn Quốc ngay lập tức lên tiếng sau khi Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo

Khả năng Qatar chi hàng triệu USD trả lương cho công chức Syria

Tổng thống Trump chuẩn bị công bố thỏa thuận thương mại với Anh

Iran bác bỏ báo cáo về đề xuất đàm phán trực tiếp với Mỹ

Lý do Fed đi ngược lại với nhiều ngân hàng trung ương khác về lãi suất

Châu Âu khát khoáng sản, Romania nắm 'tấm vé vàng' nhờ kho báu bị lãng quên
Có thể bạn quan tâm

Đau đầu vì con ngỗ nghịch, chỉ 5 phút xem phim "Sex Education", tôi đúc rút bài học tâm đắc: Tương lai trẻ sẽ bị phá hỏng vì điều này
Góc tâm tình
21:56:47 08/05/2025
Cựu center quốc dân trở lại làm idol, netizen "dí" bằng được scandal chấn động
Nhạc quốc tế
21:53:56 08/05/2025
Công bố kết luận giám định vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
Pháp luật
21:50:23 08/05/2025
Vừa lập kỷ lục "cháy vé" 2 đêm concert, SOOBIN tung thêm "phúc lợi" khủng khiến fan nức nở
Nhạc việt
21:48:47 08/05/2025
Gần 100 ngày mất của Từ Hy Viên, Cổ Thiên Lạc bất ngờ bị chỉ trích vì phát ngôn này
Sao châu á
21:45:25 08/05/2025
Sơn Tùng đi chợ Bến Thành gây sốt, Jack nghi hơn thua, Soobin bị vạ lây?
Sao việt
21:44:38 08/05/2025
6 cách giảm bọng mắt, quầng thâm cho dân văn phòng không cần can thiệp xâm lấn
Làm đẹp
21:18:56 08/05/2025
Rich kid Chao thắng Jenny Huỳnh 1-0, khéo léo khoe 2 thứ đắt giá
Netizen
21:14:42 08/05/2025
Vật thể rơi xuống Nam Cực làm thay đổi lịch sử Trái Đất
Lạ vui
21:10:21 08/05/2025
Nền tảng nCademy thu hút gần 35.000 người học an ninh mạng sau 2 ngày
Thế giới số
21:07:08 08/05/2025