Mỹ nói gì về tên lửa Triều Tiên vừa thử nghiệm?
Theo KCNA, ngày 23/4, Triều Tiên đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) ở biển Nhật Bản.
Vụ bắn thử này nhằm chứng thực sự ổn định của hệ thống phóng tên lửa đạn đạo thẳng đứng từ dưới nước ở độ sâu tối đa và quả tên lửa này trên thực tế đã bay đi nhờ động cơ nhiên liệu rắn mạnh mẽ mới phát triển có độ tin cậy và đầu đạn có thể tấn công các mục tiêu với độ chính xác cao, KCNA cho biết.
Phát biểu sau cuộc thử nghiệm, đại diện của Hải quân Triều Tiên cho biết, công nghệ tên lửa SLBM của Triều Tiên đáp ứng được tất cả các yêu cầu về kỹ thuật, sẵn sàng cho một chiến dịch tấn công từ dưới nước.
Căn cứ vào hình ảnh về vụ thử nghiệm được Triều Tiên công bố, tờ Washington Free Beacon cho rằng đó là tên lửa đạn đạo KN-11 và đây là vụ phóng thử nghiệm lần thứ 3 của Bình Nhưỡng đối với loại tên lửa mới này.
KN-11 được cho là phiên bản phóng từ tàu ngầm của tên lửa đạn đạo BM25 Musudan phát triển dựa trên tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-27 ZYB của Liên Xô. Thông tin về sự phát triển của tên lửa này rất hạn chế.
Theo dự đoán của một số chuyên gia, KN-11 là tên lửa nhiên liệu lỏng với tầm bắn ước tính khoảng 2.400 km và có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Một số nguồn nói rằng, SLBM này có tầm bắn khoảng 4.200 km. KN-11 được thiết kế để phóng từ tàu ngầm lớp Sinpo do Triều Tiên đóng mới.
Video đang HOT
Sinpo là loại tàu ngầm điện – diesel lớn nhất từng được đóng mới tại Triều Tiên. Tàu được lắp 1 đến 2 ống phóng thẳng đứng trên cánh buồm cho tên lửa KN-11. Ống phóng có khả năng khởi động tên lửa ở trạng thái ngập nước, nhưng không rõ ở độ sâu bao nhiêu.
KN-11 tiến hành thử nghiệm đầu tiên trên biển trong tháng 1/2015. Đến tháng 11/2015, Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử nghiệm thứ 2, vụ phóng được cho là thất bại. Nhà phân tích Jeffrey Lewis nói với Diplomat rằng, thử nghiệm thất bại không có nghĩa là Bình Nhưỡng không thể sở hữu SLBM. Ngay cả những quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển cũng khó tránh khỏi những thất bại trong quá trình phát triển và thử nghiệm vũ khí.
Bình Nhưỡng cần những thất bại để khắc phục các thiếu sót. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian nhưng cuối cùng sẽ giúp Bình Nhưỡng phát triển và triển khai thành công tên lửa SLBM đầu tiên.
Nhà phân tích Nah Liang Tuang, thuộc Học viện Quốc phòng và Nghiên cứu chiến lược Singapore cho rằng, SLBM của Triều Tiên chỉ là mẫu thử nghiệm, tuy nhiên công nghiệp tên lửa Bình Nhưỡng có thể chấp nhận khoảng thời gian lâu dài để thay đổi và cải tiến tên lửa.
Do đó, phiên bản thử nghiệm thành công cuối cùng có thể là một loại vũ khí nguy hiểm hơn nhiều so với mẫu thiết kế ban đầu. Một khi sở hữu tên lửa phóng từ tàu ngầm, Bình Nhưỡng sẽ nắm trong tay át chủ bài răn đe hạt nhân trên biển.
Cho dù tàu ngầm lớp Sinpo không phải là một thiết kế hiện đại như của Hàn Quốc hay của Mỹ, nhưng việc Bình Nhưỡng sở hữu SLBM sẽ là một bước tiến quan trọng làm thay đổi cán cân quân sự trên bán đảo Triều Tiên.
(Tổng hợp).
Theo_Báo Đất Việt
Triều Tiên phóng tên lửa từ tàu ngầm: Nhiều nước run?
Hàn Quốc khẳng định vụ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm vào 18h30 phút chiều 23/4 đã thất bại còn Mỹ chỉ cảnh báo theo sát, không phủ nhận nguy hiểm.
Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên hôm 24/4 đưa tin nước này đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo chiến lược từ tàu ngầm và chính Chủ tịch Kim Jong-un đã chỉ huy vụ bắn thử này.
"Vụ thử tên lửa thành công sẽ tăng cường đáng kể năng lực hoạt động trên biển của hải quân Triều Tiên. Khả năng của việc bắn tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hiện nay có thể vươn tới lãnh thổ Hàn Quốc và Mỹ bất cứ khi nào" - ông Kim phát biểu sau buổi thử nghiệm.
Hình ảnh trên tivi về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên tại ga tàu Seoul, Hàn Quốc hôm qua. Ảnh: AP
Vụ bắn thử này nhằm chứng thực sự ổn định của hệ thống phóng tên lửa đạn đạo thẳng đứng từ dưới nước ở độ sâu tối đa và quả tên lửa này trên thực tế đã bay đi nhờ động cơ nhiên liệu rắn mạnh mẽ mới phát triển có độ tin cậy và đầu đạn có thể tấn công các mục tiêu với độ chính xác cao, theo KCNA.
Tờ báo này cho biết thêm công nghệ tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm của Triều Tiên đáp ứng "đủ tiêu chí kỹ thuật để thực hiện một cuộc tấn công hoàn chỉnh dưới nước".
Phản ứng trước cuộc bắn thử hạt nhân lần thứ 5 và được cho là đã thành công này của Triều Tiên, quân đội Hàn Quốc tuyên bố đang giám sát chặt chẽ các động thái từ việc bắn thử này và cho rằng cuộc thử nghiệm vẫn thất bại.
Một quan chức quốc phòng Hàn Quốc trả lời điện thoại hãng tin Reuters cho rằng Triều Tiên đã phóng tên lửa từ một tàu ngầm ở ngoài bờ biển phía đông vào hôm qua nhưng tên lửa chỉ bay được khoảng 30 km. Hàn Quốc đang cố gắng xác định nguyên nhân khiến vụ phóng thất bại.
Còn hãng tin Yonhap trích dẫn một nguồn tin chính phủ cho hay tên lửa bay "chỉ vài phút".
Vụ phóng theo Yonhap được thực hiện vào chiều 23/4, khoảng 18 giờ 30 theo giờ địa phương (tức 16 giờ 30 giờ Việt Nam). Địa điểm phóng là từ ngầm tại vùng biển ngoài khơi phía Đông Bắc tỉnh Nam Hamkyeong trên biển Nhật Bản.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm thứ Bảy (23/4) cho biết quân đội nước này đang theo dõi sát sao động thái của Bắc Triều Tiên trong bối cảnh miền Bắc có khả năng tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ năm vào cuối tuần này, thời gian dao động trong tuần.
Theo đó, Bình Nhưỡng được nghi ngờ thử nghiệmhạt nhân trước thềm ngày 25/4 tới là ngày thành lập Quân đội nhân dân miền Bắc để khôi phục lại thể diện do nước này đã thất bại phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan nhân kỷ niệm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành hồi 15/4 vừa qua.
Quân đội Hàn Quốc cũng dự đoán chuyến thăm Mỹ của Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Su-yong là nhằm đánh lừa ánh mắt của cộng đồng quốc tế, một chiến thuật dối trá mà nước này hay dùng.
Ông Kim Jong-un thị sát một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hồi tháng 5-2015. Ảnh: KCNA
Trong khi đó, Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ hôm qua cho hay đã phát hiện và theo dõi một vụ phóng tên lửa từ tàu ngầm của Triều Tiên nhưng nó không gây ra mối đe dọa nào với nước Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao John Kirby lên án hoạt động này là "một sự vi phạm rõ ràng nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an". Pháp hôm qua cũng kêu gọi Liên minh châu Âu đơn phương thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung với Triều Tiên nếu vụ phóng tên lửa được xác nhận.
"Mỹ kêu gọi Triều Tiên nên kiềm chế các hành động làm bất ổn khu vực và tiến hành các bước đi cụ thể nhằm thực hiện các cam kết và nghĩa vụ quốc tế của mình", ông John Kirby nhấn mạnh.
Kim Hoa(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Đổ tiền "tấn" để không kích IS, Nga vẫn thu lãi gấp nhiều lần Nga đã phải bỏ ra khoảng 464 triệu USD cho hoạt động không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria, nhưng lợi ích mà nước này thu lại thì không thể tính hết. Thông qua hành động này, Nga đã thử nghiệm nhiều loại vũ khí trong thực tế chiến đấu, cũng chính từ đó mà nước này...