Mỹ “nổi đóa” vì bị tố dùng bom phốt pho tấn công Syria
Lầu Năm góc đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc từ Nga về việc Không quân Mỹ sử dụng bom phốt pho trắng vốn là vũ khí bị cấm trong các cuộc không kích vào tỉnh Deir ez-Zor của Syria.
Ảnh chụp ngày 3.8.2013 cho thấy các vệt phốt pho trắng trong một cuộc tập trận của Hải quân Mỹ tại Queensland, Úc.
Quân đội Nga đã cáo buộc Không quân Mỹ sử dụng bom phốt pho trắng bị cấm trong các cuộc không kích tại tỉnh Deir ez-Zor của Syria. Bom gây cháy được cho là bị máy bay Mỹ thả xuống làng Hajin, dẫn đến hỏa hoạn nghiêm trọng, trung tâm hòa giải Nga vì Syria cho biết. Hiện con số thương vong, thiệt hại về tài sản bởi vụ tấn công vẫn đang được xác minh.
“Ở thời gian này, chúng tôi chưa nhận được bất cứ báo cáo nào về bất cứ loại bom phốt pho trắng nào. Không đơn vị nào trong khu vực còn được trang bị loại vũ khí này”, ông Sean Robertson, phát ngôn viên Lầu Năm góc cho biết.Tuy nhiên, một phát ngôn viên Lầu Năm góc đã phủ nhận tuyên bố trên, theo Globalnews.
Chất phốt pho trắng gây ra bỏng nặng và có thể được hấp thụ từ bề mặt da, đốt cháy sâu vào cơ và xương, gây suy đa cơ quan và tử vong, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ. Theo Trung tâm này, ngay cả những vết bỏng rất nhẹ cũng có thể gây tử vong.
Video đang HOT
Khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chỉ sử dụng nó làm thiết bị báo hiệu. Nhưng trước những bằng chứng không thể chốt cãi, quân đội Mỹ sau đó buộc phải thừa nhận có sử dụng phốt pho trắng như là một loại vũ khí gây cháy để chống lại các chiến binh của đối phương, theo báo cáo của BBC.Theo BBC, quân đội Mỹ luôn tuyên bố không sử dụng phốt pho trắng làm vũ khí nhưng từng “dính chàm” trong vấn đề này. Mỹ bị tố sử dụng phốt pho trắng ở Iraq vào năm 2005.
Gần đây hơn, các lực lượng liên minh do Mỹ lãnh đạo cũng bị cáo buộc lạm dụng phốt pho trắng ở Iraq và Syria không đúng cách, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Trong khi đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế cảnh báo rằng phốt pho trắng có thể gây nguy hiểm ngay cả khi không được sử dụng làm vũ khí, vì nó có thể gây cháy lại trong nhiều tuần, gây nguy hiểm cho dân thường.
Theo Danviet
Tàu ngầm tên lửa Anh tiến vào Địa Trung Hải giữa lúc Syria căng thẳng
Tàu ngầm có khả năng mang 30 tên lửa hành trình Tomahawk của Hải quân Anh đã tiến vào Địa Trung Hải trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh phương Tây cảnh báo khả năng tấn công Syria.
Tàu ngầm HMS Talent của Hải quân Anh (Ảnh: Sputnik)
Theo hãng tin Sputnik (Nga), báo Gibraltar Chronicle cho biết tàu ngầm hạt nhân lớp Trafalgar HMS Talent của Hải quân Anh đã di chuyển qua eo biển Gibraltar hôm 8/9 và tiến vào Địa Trung Hải. Tàu ngầm này có khả năng mang theo 30 tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu trên mặt đất.
Tàu ngầm HMS Talent được Anh tu sửa lại hồi tháng 6, sau đó đã tham gia các hoạt động huấn luyện tác chiến trên biển. Hải quân Anh hiện chưa công bố bất kỳ thông tin nào về các mục tiêu của HMS Talent tại Địa Trung Hải.
Anh triển khai tàu ngầm tới Địa Trung Hải không lâu sau khi tàu ngầm lớp Los Angeles USS Newport News của Mỹ, với khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk, cũng rời cảng Gibraltar để tiến về phía đông Địa Trung Hải. Tàu USS Newport News sau đó gia nhập đội hình với 3 tàu ngầm hạt nhân khác cùng 3 tàu khu trục của Mỹ là USS Carney, USS Ross và USS Winston S. Churchill.
Việc Anh, Mỹ lần lượt đưa tàu ngầm có khả năng mang hàng chục tên lửa Tomahawk tới Địa Trung Hải diễn ra trong bối cảnh quân đội Syria chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào tỉnh Idlib - thành trì cuối cùng của phiến quân và khủng bố tại Syria. Bộ Quốc phòng Nga liên tục cảnh báo về khả năng phiến quân tại Syria gây ra vụ tấn công giả bằng vũ khí hóa học, sau đó đổ lỗi cho lực lượng chính quyền Syria và tạo cớ để Mỹ và các đồng minh phương Tây can thiệp quân sự.
Mỹ cảnh báo sẽ đáp trả mạnh tay nếu phát hiện chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường. Pháp cũng tuyên bố sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự trong trường hợp quân đội Syria gây ra vụ tấn công hóa học.
Mỹ, Anh, Pháp hồi tháng 4 từng tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các cơ sở của chính quyền Syria mà liên quân này cho rằng có liên quan tới chương trình vũ khí hóa học của Syria. Trước đó một năm, Mỹ cũng dội tên lửa vào căn cứ không Shayrat của Syria nhằm đáp trả cáo buộc lực lượng chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học khiến hàng chục dân thường thiệt mạng, bất chấp sự phản bác của Damascus.
300 xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Idlib
Theo trang tin Almasdar News, đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất phát từ tỉnh Hatay, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ và di chuyển tới tỉnh Idlib, tây bắc Syria hôm 8/9. Đoàn xe của Thổ Nhĩ Kỳ gồm khoảng 300 phương tiện, trong đó có các xe tăng, xe mang phóng tên lửa và xe tác chiến bộ binh.
Đoàn xe của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã đi vào lãnh thổ Syria thông qua cửa khẩu Kafr Losen và đang hướng đến khu vực tiền tuyến của phe nổi dậy ở Idlib và Hama.
Một số nhà hoạt động cho biết các phương tiện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã chở theo tên lửa phòng không vác vai tới Idlib. Nếu thông tin này chính xác, điều đó đồng nghĩa với việc các tên lửa này có thể tiêu diệt bất kỳ máy bay chiến đấu nào tại Syria.
Trước đó tại hội nghị thượng đỉnh 3 bên Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan cảnh báo bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Idlib cũng trở thành thảm họa, đồng thời cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tiếp nhận dòng người tị nạn từ biên giới Syria thêm nữa.
Thành Đạt
Theo Dantri/ Sputnik
Những điều ông Trump cần tính toán trước khi phát lệnh tấn công Syria Chính quyền Mỹ đã hai lần tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các căn cứ của chính quyền Syria và nguy cơ xảy ra cuộc tấn công lần ba đang ngày càng hiện hữu. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về mục đích cũng như tính hợp pháp của động thái quân sự từ Washington....