Mỹ: Nội bộ phe Cộng hòa bùng nổ mâu thuẫn
Chính trường Mỹ bước vào những ngày đầu năm mới 2015 không sáng sủa hơn năm trước với mối quan hệ không chỉ căng thẳng hơn giữa phe Cộng hòa nắm trọn quyền lãnh đạo Quốc hội với Nhà Trắng mà ngay trong nội bộ đảng Cộng hòa cũng bắt đầu xuất hiện những rạn nứt.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn các nguồn tin từ nội bộ đảng Cộng hòa tại Quốc hội cho biết Chủ tịch Hạ viện John Boehner ngày 7/1 đã có một hành động mang tính “trả đũa” nhằm vào 24 đồng nghiệp của đảng này, những người một ngày trước đó đã bỏ phiếu chống ông ta nắm giữ cương vị Chủ tịch Hạ viện nhiệm kỳ thứ ba.
Ông Boehner đã xóa tên hai đồng nghiệp của đảng Cộng hòa là Daniel Webster và Rich Nugent ra khỏi Ủy ban quy tắc đầy quyền lực của Hạ viện. Đây là hai hạ nghị sỹ từng là thành viên Ủy ban Quy tắc của Hạ viện khóa trước. Trước cuộc bỏ phiếu ngày 6/1 bầu ông Boehner làm Chủ tịch Hạ viện nhiệm kỳ thứ ba, hai nhà lập pháp này cũng có tên trong danh sách sẽ được tái bổ nhiệm vào ủy ban.
Đảng Cộng hòa tiếp tục có những bước đi gây khó khăn cho các chủ trương chính sách của Tổng thống Barack Obama. Ảnh: AFP/TTXVN.
Lý do bị xóa tên rất đơn giản là vì hạ nghị sỹ Daniel Webster, trong cuộc bỏ phiếu ngày 6/1, đã tự bỏ phiếu bầu mình làm Chủ tịch Hạ viện trong khi Hạ nghị sỹ Rich Nugent là người bỏ phiếu ủng hộ ông Webster vào cương vị này.
Một “nạn nhân” khác là hạ nghị sỹ Randy Weber, đã bị ông Boehner dùng quyền người đứng đầu Hạ viện ngăn chặn dự luật liên quan tới năng lượng hạt nhân sạch mà ông này định đưa ra. Ông Randy Weber cũng trở thành người chống lại ông Boehner với việc bỏ phiếu ủng hộ Hạ nghị sỹ đồng hương bang Texas Louie Gohmert làm Chủ tịch Hạ viện.
Video đang HOT
Hạ nghị sỹ Louie Gohmert, người nhận được 3 phiếu ủng hộ vào cương vị Chủ tịch Hạ viện, chỉ trích quyết định mà ông cho là “mang tính trả thù cá nhân” của ông Boehner, đồng thời cho rằng hành động này sẽ làm chia rẽ nội bộ đảng Cộng hòa.
Về quan hệ với Nhà Trắng, ngày 7/1, trong ngày họp thứ hai của Quốc hội mới, đảng Cộng hòa tiếp tục có những bước đi gây khó khăn cho các chủ trương chính sách của Tổng thống Barack Obama. Chiến lược mà các nhà lập pháp đảng Cộng hòa đang theo đuổi là sẽ dùng quyền đa số của mình để ngăn chặn việc cấp ngân sách cho sắc lệnh hành chính mới đây của Tổng thống Obama không trục xuất khoảng 5 triệu người nhập cư bất hợp pháp.
Một số nghị sỹ của đảng Cộng hòa cho rằng một bộ phận công sở của Bộ An ninh Nội địa (DHS) có thể sẽ phải đóng cửa vì Quốc hội sẽ không cấp ngân sách cho bộ này thực thi các biện pháp trong sắc lệnh hành chính trên, trong đó có việc tăng cường an ninh các tuyến biên giới, các sân bay và bờ biển.
Tổng thống Obama tuyên bố sẽ sử dụng quyền phủ quyết nếu Quốc hội thông qua dự luật không cấp ngân sách cho việc thực thi sắc lệnh hành chính về người nhập cư. Trước đó, ông Obama cũng tuyên bố sẽ phủ quyết dự luật liên quan tới dự án đường ống dẫn dầu từ Canada ở phía Bắc tới các nhà máy lọc dầu ở các bang miền Nam nước Mỹ.
Theo TTXVN/Baotintuc.vn
"Hổ lớn" Lệnh Kế Hoạch sẽ đối mặt với số phận giống Bạc Hy Lai
Ông Lệnh Kế Hoạch, cựu cố vấn hàng đầu của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào, nhiều khả năng sẽ đối mặt với số phận tương tự cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, các nhà phân tích tại đại lục cho hay.
Ông Lệnh Kế Hoạch.
Ông Lệnh, 58 tuổi, là "hổ lớn" mới nhất bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, mặc dù không rõ liệu có thêm nhân vật cấp cao nào khác bị điều tra hay không.
Ông Lệnh Kế Hoạch là Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc. Ông cũng từng là Trưởng Ban Mặt trận Thống nhất Trung ương và là trợ thủ số một của cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong vai trò Thư ký riêng và Chủ tịch Văn phòng Trung ương Đảng.
Sau cú "ngã ngựa" của Bạc Hy Lai, giới chức Trung Quốc cũng đã mở các cuộc điều tra nhằm vào cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang và cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu.
Trong một tuyên bố ngắn hôm 22/12, cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ cho biết ông Lệnh bị điều tra vì "các vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".
Ông Zhang Ming, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Renmin, cho hay ông Lệnh nhiều khả năng sẽ đối mặt với không chỉ một cuộc họp kỷ luật của đảng. Mà thay vào đó, ông Zhang dự đoán rằng ông Lệnh sẽ đối mặt với một phiên tòa giống ông Bạc, người bị khai trừ khỏi Đảng hồi năm 2012 và bị kết án tù chung thân hồi năm ngoái vì tội tham nhũng, nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực.
"Nhận định từ các trường hợp trước đó như của ông Bạc, nhiều khả năng ông Lệnh, ông Từ và ông Chu sẽ không chỉ nhận sự trừng phạt trong nội bộ đảng", ông Zhang nói.
Các nhà phân tích khác thì nói rằng 4 "hổ lớn" bị điều tra là kết quả của không chỉ nỗ lực chống tham nhũng, mà còn là một cuộc đấu tranh chính trị trong nội bộ đảng.
Zhang Lifan, nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh, cho hay đảng Cộng sản Trung Quốc thường loại bỏ những kẻ ngáng đường bằng cách cáo buộc họ các tội danh kinh tế.
"Giờ đây khi sự tham nhũng lan tràn trong nội bộ đảng, việc sử dụng danh nghĩa chống tham nhũng sẽ tốt hơn là sử dụng các biện pháp chính trị đơn thuần nhằm đánh bại mội đối phương".
Có những đồn đoán ngày càng gia tăng rằng 4 "hổ lớn" trên có liên quan chặt chẽ với nhau.
Một bài viết được đăng tải trên tài khoản WeChat của tờ Nhân dân Nhật báo đã trích dẫn các tuyên bố của ông Tập nói rằng việc "lập phe phái" trong nội bộ đảng là không được phép. Mặc dù vậy, ông Zhang nói rằng nhiều khả năng sẽ xảy ra xáo trộn vì các phe phái chính trị là chuyện thường thấy tại Trung Quốc.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Đức cáo buộc Nga can thiệp nội bộ các nước phương Tây Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa lên tiếng cáo buộc Nga can thiệp vào nội bộ của các nước phương Tây vốn đang trên đường thắt chặt mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) trong một bài phỏng vấn trên báo Đức, theo Reuters hôm nay 7.12. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc gặp...