Mỹ nói áp lực toàn cầu sẽ buộc Trung Quốc minh bạch Covid-19
Ngoại trưởng Mỹ nói áp lực quốc tế sẽ giúp thuyết phục Trung Quốc minh bạch dữ liệu về Covid-19, song không nêu biện pháp Washington có thể thực hiện.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện hôm 7/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken né tránh câu hỏi về những biện pháp Washington sẽ thực hiện nếu Bắc Kinh không hợp tác trong nỗ lực xác định liệu nCoV có phải bị lọt ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Thay vào đó, Blinken cho rằng áp lực quốc tế sẽ giúp thuyết phục chính phủ Trung Quốc.
“Tôi không muốn đề cập các giả thuyết sẽ xảy ra trong tương lai về những gì chúng tôi sẽ làm hoặc không làm, nhưng tôi có thể tự tin nói rằng yêu cầu quốc tế sẽ ngày càng tăng và các quốc gia, gồm Trung Quốc, phải có trách nhiệm cung cấp quyền truy cập thông tin và tính minh bạch về sức khỏe toàn cầu, bao gồm Covid-19″, Blinken nói.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện hôm 7/6. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ .
Một số nước, gồm Mỹ, Anh và Nhật Bản, cho rằng phát hiện của cuộc điều tra hồi đầu năm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại thành phố Vũ Hán là sai sót do thiếu minh bạch, thiếu độc lập với Bắc Kinh. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng trích dẫn những lỗ hổng trong truy cập dữ liệu tại Vũ Hán của các nhà khoa học quốc tế, dù Trung Quốc khẳng định nước này đã minh bạch và hoàn thành trách nhiệm.
Video đang HOT
Sau áp lực từ nghị sĩ lưỡng đảng và thông tin dẫn từ báo cáo tình báo trên Wall Street Journal rằng ba nhà nghiên cứu Viện Virus học Vũ Hán nhập viện trước khi Covid-19 bùng phát, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lệnh cộng đồng tình báo tìm hiểu sâu hơn nguồn gốc đại dịch.
Mike Pompeo, người tiền nhiệm của Blinken, chỉ trích Biden vì lưu ý trong thông báo điều tra rằng nguồn gốc thực sự của Covid-19 có thể không bao giờ được biết đến.
“Ở Mỹ, chúng tôi trừng phạt việc tiêu hủy bằng chứng và coi việc che đậy là dấu hiệu tội phạm”, Pompeo cho biết trong bài đăng trên Washington Post hôm 7/6. “Chúng tôi coi những người gây hoạt động nguy hiểm phải chịu trách nhiệm. Trung Quốc rõ ràng đã phạm những tội này”.
“Các nền dân chủ hàng đầu có thể chọn cách chấp nhận chịu thiệt để tránh đối đầu”, Pompeo nêu thêm. “Biden có thể quyết tâm cứng rắn hơn vào lần sau. Nhưng lịch sử cho thấy lần sau thường là quá muộn”.
Trong phiên điều trần, Blinken cũng từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi liệu ông có cân nhắc tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022. Một số nghị sĩ, gồm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Gregory Meeks, đang kêu gọi tẩy chay ngoại giao do cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền, song việc tẩy chay này không cấm vận động viên Mỹ tham gia thi đấu. Tuy nhiên, hạ nghị sĩ Cộng hòa Chris Smith đang hối thúc Blinken cam kết một cuộc tẩy chay hoàn toàn.
“Chúng tôi đang tham vấn chặt chẽ với các quốc gia , đồng minh và đối tác để đảm bảo hiểu rõ những mối lo ngại chung là gì và lý tưởng nhất là hình thành cách tiếp cận chung. Mọi vấn đề sẽ rõ ràng hơn trong những tuần tới”, Blinken trả lời.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...