Mỹ: Nổ tại thành phố Baltimore, hàng chục người bị thương
Vụ nổ đã khiến một phần mái của tòa nhà Baltimore Gas & Electric bị sập với hàng chục người bị mắc kẹt bên trong, 10 nạn nhân trong số đó hiện trong tình trạng nguy kịch.
Lực lượng cứu hộ giải cứu những người bị mắc kẹt sau vụ nổ. (Nguồn: baltimore.cbslocal.com)
Đã có ít nhất 21 người bị thương trong một vụ nổ xảy ra ngày 23/12 tại một tòa nhà văn phòng cao tầng ở trung tâm thành phố Baltimore , bang Maryland của Mỹ.
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn nguồn tin sở tại cho biết Sở Cứu hỏa thành phố Baltimore đã phản ứng kịp thời, nhanh chóng điều động lực lượng cứu hỏa tới hiện trường để triển khai công tác cứu hộ.
Theo thông tin ban đầu, vụ nổ đã khiến một phần mái của tòa nhà Baltimore Gas & Electric (BGE) bị sập với hàng chục người bị mắc kẹt bên trong.
23 người đã được giải cứu khỏi tòa nhà và 21 người được đưa đến cơ sở y tế địa phương để điều trị.
10 nạn nhân trong số đó hiện trong tình trạng nguy kịch.
Theo thông báo của Văn phòng Thị trưởng Brandon Scott, không có trường hợp nào tử vong.
Hiện các cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân của vụ nổ./.
Cử tri Mỹ bất an với bỏ phiếu qua thư
25 ngày đã qua từ khi giới chức Ohio nói gửi phiếu bầu qua thư nhưng chưa thấy, Laura Ruch, cử tri 30 tuổi, quyết định không chờ thêm nữa.
Video đang HOT
Ruch, người đang theo học chương trình học bổng về y tế tại Atlanta, cuối tuần này sẽ mua vé máy bay trở về bang Ohio để bỏ phiếu trực tiếp, khi phiếu bầu qua thư không được gửi tới địa chỉ nơi cô học như thông báo.
"Thật bực mình", Ruch, người liên tục gọi điện và gửi email cho quan chức bầu cử Ohio để hỏi về phiếu bầu qua thư của mình nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng, nói. "Nếu điều này xảy ra với tôi, nó cũng có thể xảy ra với rất nhiều người".
Các chuyên gia bầu cử và nhiều tổng thư ký, quan chức phụ trách bầu cử của bang, cho biết nỗi lo lớn nhất về kịch bản Bưu điện Mỹ quá tải trước lượng lớn phiếu bầu qua thư đã không xảy ra. "Nói chung, chúng tôi hài lòng với Bưu điện", Steve Simon, thành viên Dân chủ và tổng thư ký bang Minnesota, nơi dự kiến có tới 40% cử tri bỏ phiếu qua thư, cho hay.
Tuy nhiên, quy trình gửi phiếu bầu qua thư cho cử tri và sau đó gửi lại cho quan chức bầu cử đúng hạn vẫn không nhất quán và gặp một số trục trặc như trường hợp của Ruch. Điều này làm dấy lên nhiều lo ngại đối với cử tri Mỹ và khiến họ phải thay đổi cách bỏ phiếu vào phút chót để đảm bảo lá phiếu của mình được tính.
Một cử tri Mỹ bỏ phiếu tại Đại học bang Morgan ở Baltimore, bang Maryland hôm 26/10. Ảnh: Reuters.
Tỷ lệ phiếu bầu qua thư được Bưu điện Mỹ chuyển đến nơi nhận đúng hạn đã được cải thiện trong tuần này, từ 89% hôm 27/10 lên 97% hôm 28/10. Bưu điện Mỹ cho biết đã coi phiếu bầu qua thư là ưu tiên cao nhất và quy định thời gian gửi đúng hạn từ từ một đến ba ngày.
J. Remy Green, luật sư đại diện cho 17 cử tri bỏ phiếu qua thư trong vụ kiện ở tòa án liên bang tại New York, cho biết Bưu điện Mỹ đã tăng hiệu suất làm việc, nhưng dữ liệu trên cho thấy việc gửi phiếu bầu đúng hạn vẫn gặp vấn đề.
"89% là tỷ lệ khá sốc. Bạn biết chúng là phiếu bầu nhưng bạn chỉ gửi được 89% đúng hạn? Thật điên rồ", Green nói.
Câu hỏi liệu phiếu bầu qua thư có được nhận đúng thời hạn để được tính hay không là vấn đề được quan tâm trong cuộc bầu cử năm nay và chủ đề tranh luận liên tục ở Tòa án Tối cao tuần này. Trong vài ngày qua, các thẩm phán đã ra phán quyết Wisconsin không thể nới thời hạn nhận phiếu bầu qua thư, nhưng vẫn giữ nguyên kế hoạch gia hạn ba ngày của Pennsylvania và cho biết Bắc Carolina có thể gia hạn tới 9 ngày.
Những lo ngại chưa được giải quyết về vấn đề bỏ phiếu qua thư dường như đã khiến lượng cử tri bỏ phiếu sớm và trực tiếp tăng lên. Hơn 28 triệu người đã bỏ phiếu trực tiếp và hơn 52 triệu phiếu bầu qua thư đã được cơ quan bầu cử tiếp nhận tính tới chiều 29/10.
Hiệu suất của 60 trong 67 khu vực bưu chính Mỹ vẫn ở mức thấp hơn rất nhiều so với trước khi thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí hồi tháng 7. Và tại 10 khu vực, trong đó có những địa điểm quan trọng đối với bầu cử năm nay như Philadelphia, Detroit hay phía bắc Ohio, hiệu suất gửi thư ưu tiên vẫn khá thấp, với hơn 20% thư bị chuyển phát trễ. Bưu điện Mỹ ngày 28/10 cho biết thư ưu tiên gửi đúng thời hạn một tới ba ngày tại Philadelphia chỉ đạt 58%, trong khi Detroit là 52%.
Các biện pháp cắt giảm chi phí do Tổng Giám đốc Cơ quan Bưu chính Mỹ (USPS) Louis DeJoy đưa ra hồi tháng 7 từng được giới chuyên gia cảnh báo sẽ gây ra khủng hoảng khi khiến các dịch vụ bị đình trệ hơn, giữa lúc nhiều người Mỹ lựa chọn bỏ phiếu qua thư vì đại dịch.
Tốc độ dịch vụ bưu chính giờ đã cải thiện hơn so với tháng 7, nhưng vẫn thấp hơn hiệu suất trước khi ông DeJoy đảm nhận vị trí này. Sự cải thiện có được nhờ phán quyết của các thẩm phán trên toàn nước Mỹ đưa ra trong hàng loạt vụ kiện chống lại dịch vụ bưu chính Mỹ.
Jocelyn Benson, thành viên Dân chủ và tổng thư ký bang Michigan, cho rằng việc thay thế Tổng giám đốc USPS ngay trước bầu cử đã gây ra tình trạng "không chắc chắn" và "hỗn loạn".
Bà thêm rằng đã chính quyền bang đã bố trí nhiều điểm bỏ phiếu trên khắp các thành phố, một phần vì lo ngại sự chậm trễ kéo dài trong việc gửi phiếu bầu qua thư. Hai tuần trước ngày bầu cử, bà Benson bắt đầu cảnh báo cử tri không nên gửi phiếu bầu qua thư.
Nhân viên USPS chuyển bưu phẩm lên xe chuyển phát ở McLean, bang Virginia. Ảnh: AP.
Để xoa dịu lo lắng của đảng Dân chủ, Tổng giám đốc USPS DeJoy tuần này thông qua nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ gửi phiếu bầu.
Kristin Seaver, phó chủ tịch USPS, thừa nhận các sự cố liên quan tới chuyển phát thư vẫn xuất hiện ở một số khu vực của Mỹ, nhưng khẳng định cơ quan này "đang triển khai mọi nguồn lực có thể để đảm bảo tất cả phiếu bầu qua thư được gửi đúng hạn qua hệ thống của chúng tôi".
Stephanie Freeman, cử tri 66 tuổi ở Dimondale, bang Michigan, cho biết bà từng gặp vấn đề với dịch vụ bưu chính chậm trễ nên không tin tưởng USPS có thể làm tốt việc chuyển phiếu bầu qua thư. Do đó, bà chọn cách nộp phiếu bầu trực tiếp tại văn phòng thư ký địa phương.
"Tôi không tin rằng người của USPS có thể làm được công việc mà họ được trả tiền để làm", bà Freeman nói. "Đo dó, trực tiếp mang phiếu bầu tới văn phòng hạt là điều rất cần thiết".
Khi chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày bầu cử chính thức, giới chức bang và địa phương đang hối thúc cử tri đã nhận phiếu bầu qua thư hạn chế gửi qua đường bưu điện. Thay vào đó, họ khuyến khích cử tri nộp trực tiếp tại các điểm bỏ phiếu hoặc đi bầu cử trực tiếp. Trong khi đó, các nhân viên bưu chính cho biết đang nỗ lực để phiếu bầu qua thư không bị bỏ sót.
Hàng người xếp dài chờ bỏ phiếu sớm tại Austin, bang Texas hôm 13/10. Ảnh: NYTimes.
Tuy nhiên, những cử tri chưa nhận được phiếu bầu qua thư, như Rachel Pickett, 37 tuổi, nhân viên điều tra dân số ở Earville, New York, cho biết những cam kết của ông DeJoy không giúp ích gì cho họ.
Pickett, người không có ô tô riêng, đã gửi yêu cầu phiếu bầu qua thư ba lần và chưa nhận được bất kỳ phiếu bầu nào. Cuối cùng, cô quyết định từ bỏ cách bầu cử này và phải bắt xe đến nơi cách nhà 45 phút để bỏ phiếu trực tiếp.
"Có rất nhiều người không thể bỏ phiếu qua thư và chắc chắn đó là lỗi của dịch vụ bưu chính", cô nói.
Còn Ruch, người phải mòn mỏi chờ đợi phiếu bầu qua thư, đã quyết định sẽ bỏ phiếu trực tiếp ngày 31/10 sau khi bay hơn 1.100 km tới Detroit rồi tiếp tục ngồi xe hơn một giờ tới phía nam Toledo.
"Tôi không muốn phải đi máy bay giữa lúc đại dịch như này. Tôi cũng không muốn phải xếp hàng chờ hàng giờ giữa dòng người để tăng nguy cơ lây nhiễm. Nhưng bạn phải làm những gì bạn phải làm để bỏ phiếu", Ruch nói.
Đảng Cộng hòa nỗ lực 'tô hồng' nước Mỹ Phát biểu của Pence được cho là tóm tắt thông điệp của đảng Cộng hòa tại hội nghị toàn quốc, rằng chính quyền Trump đã giúp nước Mỹ vĩ đại. "Chúng tôi đã làm nước Mỹ trở nên vĩ đại. Với sự hiện diện của Tổng thống Donald Trump trong Nhà Trắng 4 năm nữa và sự giúp đỡ của Chúa, chúng tôi...