Mỹ nỗ lực giữ Anh ở lại EU: Bài toán tài chính?
Việc Mỹ nỗ lực giữ Anh ở lại EU vẫn chưa đủ, vấn đề chính ở đây là bài toán tài chính, lợi ích của London.
Tổng thống Mỹ nỗ lực giữ Anh ở lại EU
Tờ báo The Independent của Anh vừa tiết lộ rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới London vào ngày 24/4 tới nhằm hối thúc cử tri Anh ủng hộ giữ nước này ở lại trong Liên minh châu Âu (EU).
Theo nguồn tin, vào thời điểm trên ông chủ Nhà Trắng sẽ tham dự lễ khai mạc Hội chợ công nghệ Hannover Messe 2016 ở Đức và tranh thủ ghé thăm thủ đô nước Anh trong một nỗ lực kêu gọi London từ bỏ ý định rời khỏi EU.
“Ông Obama sẽ đến London khoảng thời gian đó. Chắc chắn là sẽ rất sốc nếu như ông Obama không đề nghị các cử tri bỏ phiếu giữ Anh ở lại EU”, The Independent trích phát biểu của một nguồn tin “số 10″, ám chỉ nhà số 10 phố Downing ở London – dinh Thủ tướng Anh.
Tổng thống Obama dự kiến sẽ đến London để thuyết phục chính quyền thủ tướng Anh Cameron ở lại EU. Ảnh: ABC News
Trước đó, ngày 23/7/2015, phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn Tổ hợp truyền thông Anh BBC, Tổng thống Obama cho rằng tư cách thành viên EU của Anh “mang lại cho chúng ta sự tự tin lớn hơn nhiều về sức mạnh của Liên minh xuyên Đại Tây Dương”.
Video đang HOT
Theo Tổng thống Mỹ, EU làm cho thế giới an toàn và thịnh vượng hơn. Anh là “đối tác tốt nhất” của Mỹ bởi sự sẵn sàng của London tập trung nguồn lực vượt ra ngoài các lợi ích đơn phương trước mắt để mang lại một thế giới trật tự hơn và an toàn hơn.
Dự kiến, người dân Anh sẽ đi bỏ lá phiếu của mình vào ngày 23/6 tới đây nhằm quyết định tương lai đất nước xem có tiếp tục gắn bó với khối thương mại lớn nhất thế giới hay là không.
Vấn đề tài chính quyết định tất cả?
Chuyện đi hay ở lại với EU trở thành vấn đề lớn không chỉ của người Anh mà cả khối này. Trước tổng thống Obama, nhiều nước và những người có tầm ảnh hưởng thế giới kêu gọi người Anh hãy ở lại vì lo ngại sự sụp đổ của EU nếu thiếu Anh.
Hôm 19/2, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk viết trên mạng Twitter: “Đã xong. Tất cả đều ủng hộ giải pháp mới cho vấn đề #UkinEU (Anh ở lại EU).
Một số nhà lãnh đạo EU cũng nói rằng hai bên đã đạt được thỏa thuận về một gói các biện pháp để cải cách mối quan hệ của Anh với EU tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels (Bỉ).
Tuy nhiên giới phân tích cho rằng mấu chốt của quyết định ra đi hay ở lại của Anh nằm ở vấn đề tài chính. Đã rất nhiều lần, giới chức London để ngỏ chuyện này trong các tuyên bố của mình.
Trong một phát biểu ngày 4/3/2015, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho rằng, EU đang đi chệch hướng so với đường lối 20 năm qua. Để có thể đưa liên minh này trở lại đường lối, cần phải có những cuộc cải cách và xem xét lại những thỏa thuận hiện hành trong khối.
Gần đây, EU ngày càng ngả về xu thế xây dựng một chính sách kinh tế thống nhất trong khối, đồng thời thành lập một “chính phủ kinh tế liên bang” giữa các nước thành viên.
Tuy nhiên London không muốn chuyển giao quyền hạn của mình cho các cơ cấu trung ương của EU, thậm chí còn muốn rời khỏi một loạt các lĩnh vực hoạt động chung nhằm tăng cường vị thế cho nghị viện của mình.
Vấn đề tài chính quyết định tất cả việc Anh có rời EU hay không
Dù muốn tham gia vào khu vực kinh tế chung của EU, nhưng Anh vẫn muốn giữ quyền kiểm soát đối với tất cả các lĩnh vực khác.
Thậm chí giới chức London còn cho rằng rời khỏi EU, họ sẽ tiết kiệm được một khoản đóng góp lớn phí thành viên cho khối hiện lên tới 18,4 tỉ bảng/năm và hệ thống y tế cũng như phúc lợi của họ không phải gánh nguy cơ bị trục lợi. Một vấn đề nổi cộm khác trong quan hệ Anh-EU chính là nhập cư. Anh đã thất bại trong việc giảm lượng nhập cư ròng xuống con số “hàng chục nghìn” do không thể ngăn cản công dân các nước thành viên EU đến Anh tìm việc làm và cư trú.
Thực tế với vai trò và tầm ảnh hưởng hiện nay, Anh hoàn toàn có thể tin rằng họ không thể yếu đi về mặt kinh tế nếu ra khỏi EU khi chỉ ra rằng các nền kinh tế lớn. Đơn cử như Nhật Bản, không nằm trong EU, Na Uy và Thụy Sĩ không phải thành viên EU nhưng kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người của hai nước này vào EU còn cao hơn của Anh. Quan hệ thương mại mạnh nhất của Anh nói chung không nằm trong EU mà ở bên ngoài, với các nước như Mỹ và Thụy Sĩ. Thêm nữa, nhà đầu tư lớn nhất ở Anh hiện nay không phải là một nước EU mà là Mỹ.
Vì thế nếu không đạt được những lợi ích về kinh tế, chắc chắn chuyến thăm của Tổng thống Obama sắp tới cũng không thể làm thay đổi ý định rời bỏ EU ở Anh.
Lương Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nhật Bản nỗ lực tái thiết sau 5 năm động đất sóng thần
Đúng 5 năm trước, ngày 11-3-2011, trận động đất 9,0 độ richter đã làm rung chuyển vùng Tohoku của Nhật Bản, kéo theo sóng thần cao tới 38m, làm tan hoang cả khu vực rộng lớn.
Thành phố Kesennuma lúc xảy ra thảm họa năm 2011 và hiện tại
Vượt lên đau thương, người dân vùng thảm họa đang khôi phục cuộc sống. Hiện khoảng 80% công ty bị ảnh hưởng bởi sóng thần ở tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima (Tohoku) đã hoạt động trở lại, ngoại trừ các khu vực sơ tán gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 bị rò rỉ phóng xạ do thiên tai. Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, đến tháng 11-2015, 9.157 doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ của Chính phủ và doanh số của vùng Đông Bắc đã trở lại mức trước thảm họa.
Cùng với đó, khu vực chịu thảm họa động đất - sóng thần năm 2011 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong số 600 đê kè cần xây dựng, sửa chữa hoặc thay thế dọc theo bờ biển, mới chỉ có 70 công trình được hoàn thành. Một phần lý do chậm trễ là do thiếu hụt nhân lực và vật liệu.
Theo_An ninh thủ đô
Thỏa thuận EU Thổ Nhĩ Kỳ có thể vi phạm luật quốc tế Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn cho rằng, thỏa thuận giữa và Thổ Nhĩ Kỳ về việc trả người tị nạn về nước này có thể vi phạm luật pháp quốc tế. Trước đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã hoan nghênh đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 7/3 rằng, nước này sẽ nhận lại toàn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA

Mỹ sẽ tổ chức diễu binh vào sinh nhật ông Trump, thị trưởng Washington lo ngại

Quân đội Mỹ lập khu quân sự mới sát Mexico

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025
Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay
Sao âu mỹ
21:21:28 04/05/2025