Mỹ níu giữ “vũ khí” trừng phạt Triều Tiên
Cho dù Triều Tiên cũng như các quốc gia liên quan khác như Trung Quốc, Nga… nhiều lần hối thúc song Mỹ vẫn duy trì các lệnh trừng phạt, coi đó như là thứ “vũ khí” lợi hại buộc Triều Tiên phi hạt nhân hóa.
Việc Mỹ muốn tiếp tục siết chặt cấm vận chống Triều Tiên được xem “ngược dòng” những tiến triển tích cực gần đây trên bán đảo Triều Tiên
Không khỏi bất ngờ khi Mỹ ngày 15-10 lên tiếng kêu gọi thực thi đầy đủ lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên. Trong một thông báo được đưa ra, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ hy vọng tất cả các nước thành viên thực hiện đầy đủ các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc, trong đó có cả việc cấm hàng hóa các ngành theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhằm giúp chấm dứt điều mà Washington cho là “các chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa đạn đạo bất hợp pháp” của Triều Tiên.
Đại diện chính quyền Mỹ lên tiếng kêu gọi tuân thủ lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc với Triều Tiên khi mà Hàn Quốc và Triều Tiên cùng ngày đã tuyên bố sẽ thực hiện một thỏa thuận đạt được giữa 2 nước sau cuộc gặp lần thứ ba giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 9 vừa qua. Theo đó, hai miền Triều Tiên sẽ tổ chức khởi công dự án hiện đại hóa và nối các tuyến đường sắt và đường bộ dọc khu vực phía Đông và phía Tây vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 tới.
Video đang HOT
Việc Mỹ muốn tiếp tục siết chặt cấm vận chống Triều Tiên được xem “ngược dòng” những tiến triển tích cực, đáng khích lệ thời gian qua trên bán đảo Triều Tiên. Đặc biệt, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên đã có cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên trong lịch sử vào đầu tháng 6-2018 với cam kết phi hạt nhân hóa và chấm dứt tình trạng chiến tranh, đồng thời đang chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai.
Mới đây nhất, ngày 14-10, đích thân Tổng thống Donald Trump cũng thừa nhận rằng, từ sau cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tới nay, Triều Tiên không tiến hành thử tên lửa cũng như chắc chắn chưa tiến hành vụ thử hạt nhân nào. Cá nhân Tổng thống Donald Trump còn chia sẻ, hiện ông đang có “mối quan hệ tốt đẹp” với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Trong bối cảnh đối thoại và hòa dịu nổi lên thay cho thù địch và đối đầu, những quốc gia liên quan như Trung Quốc và Nga đã liên tục yêu cầu nới lỏng các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên. Matxcơva và Bắc Kinh cho rằng, đó sẽ những bước đi quan trọng, tạo điều kiện thực hiện phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Triều Tiên ngày 16-10 cũng kêu gọi Mỹ dỡ bỏ ngay trừng phạt vì cho rằng các biện pháp này thể hiện chính sách thù địch của Washington với Bình Nhưỡng. Theo Triều Tiên, việc Mỹ vẫn khăng khăng áp đặt trừng phạt trong khi nước này đã ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa liên lục địa được một thời gian dài là không phù hợp với các hành động hòa giải của Bình Nhưỡng, vì thế các biện pháp trừng phạt cần phải được dỡ bỏ.
Trong bối cảnh đó, việc Mỹ bất ngờ kêu gọi tiếp tục siết trừng phạt Triều Tiên được giới quan sát cho rằng đã cho thấy rõ Washington muốn dùng điều này như một thứ “vũ khí” để gây áp lực với Bình Nhưỡng. Mỹ rõ ràng cho đến nay vẫn níu giữ lập trường Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa trước khi dỡ bỏ trừng phạt và chính điều này đã phản ánh sự nghi kỵ còn bao trùm trong chính sách của Washington với Bình Nhưỡng, bất chấp những cải thiện mạnh mẽ theo hướng đối thoại và hòa giải thời gian qua giữa hai nước cũng như trong khu vực Đông Bắc Á.
Bình Nhưỡng chắc chắn hiểu rõ điều này, nên vấn đề đặt ra là Triều Tiên có chấp nhận phi hạt nhân hóa, theo đòi hỏi của Mỹ, trước khi được dỡ bỏ trừng phạt và ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh với Hàn Quốc và Mỹ hay không?
Theo Hoàng Hà
An ninh thủ đô
Nga nhấn mạnh việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên trong khuôn khổ đàm phán 6 bên
Theo hãng tin Yonhap, Đại sứ Nga tại Hàn Quốc Andrey Kulik ngày 11/10 cho rằng bế tắc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên cũng như tất cả các vấn đề khác về hòa bình ở khu vực Đông Bắc Á cần được giải quyết trong khuôn khổ đàm phán 6 bên.
Đại sứ Nga tại Hàn Quốc Andrey Kulik phát biểu trong một bài giảng đặc biệt tại Đại học Konkuk của Seoul vào ngày 11/10/2018. Ảnh: Yonhap
Phát biểu tại trưởng Đại học Konkuk ở Seoul, ông Kulik nhấn mạnh điều quan trọng là giải quyết vấn đề hạt nhân một cách hòa bình trong khuôn khổ đàm phán 6 bên và tiến trình phi hạt nhân hóa được thúc đẩy trên cơ sở thỏa thuận của tất cả các bên liên quan. Đại sứ Nga cho rằng không nên cố giải quyết vấn đề phức tạp này một cách vội vàng và các nước liên quan cần có đủ thời gian để tìm ra một giải pháp vì mỗi nước có lập trường riêng của mình.
Đại sứ Kulik phản đối việc gây sức ép quá lớn đối với Triều Tiên, khẳng định điều quan trọng là phải hợp tác chặt chẽ với Bình Nhưỡng để thuyết phục nước này phi hạt nhân hóa thay vì tìm cách gây sức ép hoặc cô lập. Ông cũng cho rằng việc thực thi những thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ giúp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và đảm bảo mang lại hòa bình lâu dài cho khu vực này.
Nga tham gia đàm phán hạt nhân 6 bên cùng với Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Cơ chế đàm phán này được triển khai từ năm 2003 và đã đạt được một số thỏa thuận hướng tới phi hạt nhân hóa, song tiến trình đàm phán bị ngừng trệ kể từ sau cuộc đàm phán cuối cùng vào cuối năm 2008.
Văn Khoa
Theo TTXVN
Chuyến thăm Triều Tiên của Ngoại trưởng Mỹ nhận được phản hồi tích cực Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un hài lòng với cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 7.10, trong khi vị quan chức Mỹ đánh giá chuyến thăm Bình Nhưỡng mới nhất của ông là một bước tiến hướng đến phi hạt nhân hóa. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 7.10 -...