Mỹ: Những tấm ảnh “rùng mình” trong công viên minh oan cho 5 người đàn ông phải ngồi tù 13 năm vì nghi án hiếp dâm
Những bức ảnh, tài liệu và đoạn băng thú tội đã được công bố, giúp minh oan cho 5 người đàn ông trong vụ án hiếp dâm tại công viên trung tâm New York 29 năm trước.
Dưới đây là những tài liệu chưa từng được công bố, bao gồm dữ liệu điều tra của cảnh sát, ảnh hiện trường, bằng chứng then chốt trong vụ án tấn công và hiếp dâm một phụ nữ 28 tuổi tại công viên trung tâm New York, 29 năm về trước. Vụ án oan sai này đã khiến 5 người đàn ông vô tội phải chịu án tù 13 năm ròng.
Toàn bộ tài liệu đã được công bố vào thứ 5, ngày 19 tháng 7 năm 2018 bởi vụ pháp chế thành phố New York. Trong đó, 5 người đàn ông phải ngồi tù oan bao gồm Antron McCray, Kevin Richardson, Yusef Salaam, Raymond Santana và Kharey Wise. 29 năm trước, họ bị kết án cưỡng hiếp thô bạo và đánh đập Trisha Meili, một nhân viên ngân hàng 28 tuổi khi cô đang đi tập thể dục trong công viên, ngày 19 tháng 4 năm 1989.
Chiếc áo len dính máu nằm trong những bức ảnh lần đầu được công bố về vụ án oan gây chấn động nước Mỹ.
Tất và đế giày của nạn nhân được tìm thấy tại hiện trường.
5 người đàn ông khi đó mới chỉ là một nhóm thiếu niên (đều ở độ tuổi 14 đến 16), sau hàng giờ điều tra, họ đã thú nhận tội ác man rợ của mình. Nhóm thiếu niên này sau đó đã rút lại lời tự thú và cho rằng mình đã bị cảnh sát ép cung. Tuy nhiên, lời khai ban đầu vẫn được họ thú nhậ tại toà. Đến năm 1990, họ bị kết án 13 năm tù.
Nạn nhân, cô Trisha Meili, vẫn hoàn toàn không nhớ gì về vụ tấn công sau khi bị trói, bịt miệng, cưỡng bức và đánh đập đến gần chết. Khi nạn nhân được tìm thấy, cô đã bị mất 75% máu kèm theo xương sọ bị tổn thương nghiêm trọng. Meili rơi vào tình trạng hôn mê suốt 12 ngày và chịu tổn thương não bộ vĩnh viễn.
Sau 13 năm ngồi tù, 5 thiếu niên nọ cuối cùng cũng được giải oan. Năm 2002, Matias Reyes, một kẻ hiếp dâm hàng loạt đang thụ án tù do giết người, tự thú rằng chính hắn là người duy nhất gây ra vụ án năm 1989 tại công viên trung tâm. Ngay lập tức, một cuộc điều tra toàn diện được tái khởi động để giải oan cho 5 người đàn ông vô tội. Pháp y đã tìm thấy DNA của tên Reyes trên tất của nạn nhân Trisha Meili.
Vết kéo lê người của nạn nhân Meili được tìm thấy tại hiện trường.
Không thể nào lãng phí 13 năm cuộc đời một cách vô ích, 5 người đàn ông bị kết án oan đã khởi kiện cảnh sát và vụ pháp chế thành phố New York vào năm 2003 và thắng lớn với 41 triệu đô la (hơn 800 tỉ đồng) tiền đền bù vào năm 2014. Việc công khai các tài liệu về vụ án cũng là một trong những động thái “chiêu tuyết” của chính quyền New York dành cho 5 người bị tù oan. Các chuyên gia về luật pháp của Mỹ chỉ trích rằng chính quyền chậm trễ trong việc giải oan cho 5 người đàn ông là do những lo ngại vụ việc này sẽ làm xấu đi hình ảnh của cơ quan hành pháp, đồng thời khoản tiền bồi thường 41 triệu đô là quá lớn.
Một báo cáo năm 2002 kết luận rằng lời khai của 5 người đàn ông (khi xảy ra vụ án vẫn còn đang là trẻ vị thành niên) có rất nhiều mâu thuẫn, trong khi những miêu tả của tên sát nhân bệnh hoạn Reyes lại hết sức trùng khớp với hiện trường. Sở cảnh sát New York thì khẳng định rằng 5 người đàn ông có nhiều khả năng đã tấn công nạn nhân Meili, trước khi Reyes xuống tay.
Video đang HOT
Từ trái qua: Kevin Richardson, Antron McCray, Yusef Salaam, Raymond Santana và Korey Wise, 5 thiếu niên năm xưa bị kết tội tấn công và cưỡng bức nạn nhân Trisha Meili.
Hình ảnh nạn nhân Meili được chụp năm 2005.
Hình ảnh tên sát nhân và cưỡng bức Matias Reyes
5 người đàn ông sau khi được giải oan
Trong nỗ lực giải oan cho 5 người đàn ông, chính quyền thành phố New York đã hứa sẽ công bố 100 nghìn trang tài liệu của vụ án này trong những ngày sắp tới.
Theo Helino
Được minh oan sau 22 năm ròng rã đợi án tử
Mỗi ngày, tử tù nước Mỹ bị biệt giam 23 tiếng đồng hồ và chỉ có đúng nửa tiếng để tập thể dục.
Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường cùng, thậm chí trả bằng cả mạng sống. Mảng tối về sự vô trách nhiệm với mạng sống con người của những người nắm quyền sinh sát sẽ phần nào được hé lộ qua loạt bài " Những vụ án oan làm chấn động lịch sử".
Một trong những phòng giam của Nick
Nick Yarris bị giam hơn 2 thập kỷ trong nhà tù Mỹ để chờ ngày thi hành án. Sau hơn 22 năm, Nick chưa một lần thừa nhận tội danh hiếp dâm, giết người của mình và luôn khẳng định mình vô tội.
Nick nói: "Tôi cho rằng án tử kéo dài suốt 22 năm là cơ hội cho tôi được minh oan". Hầu hết thời gian Nick bị giam ở phòng biệt lập, bị giám thị đánh đập dã man. Có lần, anh bị rách võng mạc vì những đòn roi của cai ngục.
"Điều khó khăn nhất là khi mọi người đánh đập, lăng mạ nhưng tôi vẫn phải giữ mình là một người tử tế", Nick trả lời phóng viên khi được hỏi. Thời gian ở tù, Nick tự học luật và có ngày ngốn tới 3 quyển sách. "Mục đích học tập trong tù là tôi có thể hùng hồn đưa ra tuyên bố trước khi án tử được thực thi".
Nick từng trốn trại năm 1985 nhưng đầu thú ngay sau đó
Suốt hai thập kỷ, Nick luôn tin rằng mình sẽ bị hành quyết bất kì lúc nào. Năm 2003, các xét nghiệm DNA đã trả lại sự công bằng vốn có cho tử tù này. Khi ra trại, anh viết cuốn "Nỗi sợ số 13" vì anh cho rằng đây là con số đen đủi của mình.
"Tôi không phiền lắm khi bị biệt giam 23 tiếng một ngày. Sau vài năm trong tù và ngừng tức giận với bản thân, tôi bắt đầu hiểu và thương mình hơn. Mọi thứ vẫn ổn. Nhiều lúc tôi thích ở một mình", Nick nói.
Nick cho biết khi ở trong tù, anh tự dạy mình môn tâm lý và áp dụng luôn cho bản thân. Sau khi ra trại, Nick hoàn toàn bình thường và không có dấu hiệu tâm thần nào dù bị biệt giam với thế giới.
Tuổi thơ dữ dội
Nick Yarris năm 22 tuổi
Nick lớn lên ở vùng ngoại ô Philadelphia cùng bố mẹ và 5 anh chị em. Tuổi thơ hạnh phúc của anh nhanh chóng bị phá vỡ khi Nick 7 tuổi bị một thanh niên đánh chấn thương sọ não và hãm hiếp. Nick không kể lại với cha mẹ sự việc này.
Thảm kịch trên kéo Nick vào cú sốc tâm lý lớn và anh bắt đầu nghiện rượu, ma túy. Ở tuổi 20, Nick bị bắt sau khi bị buộc tội bắt cóc và định giết hại một sĩ quan cảnh sát. Sau này, Nick được tha bổng do không đủ bằng chứng kết tội.
Trong thời gian giam giữ trước phiên tòa, Nick quá tuyệt vọng nên đã bịa ra câu chuyện một kẻ sát nhân ám hại cô gái tên Linda Mae Craig. Nick chưa bao giờ gặp Linda và chỉ đọc được câu chuyện của cô trên báo.
"Tôi quá tuyệt vọng. Lúc bấy giờ với một thanh niên nghiện ngập như tôi, ra tù là điều quan trọng nhất", Nick bộc bạch. Anh kể lại với cảnh sát rằng kẻ sát nhân từng sống với anh một thời gian ngắn. Nick đổ tội cho một được cho là đã chết để đổi lại sự tự do cho mình.
Tuy nhiên, kẻ mà Nick buộc tội vẫn sống và lời nói dối nhanh chóng phanh phui. Cảnh sát cáo buộc chính Nick là người giết hại Linda. Năm 1982, Nick bị buộc tội hãm hiếp và giết người cùng án tử lơ lửng trước mặt.
Biệt giam 23 tiếng/ngày
Tử tù tập thể dục 30 phút mỗi ngày ở những khu vực "chuồng cọp"
Trong thời gian bị giam ở nhà tù Pennsylvania, tài sản duy nhất của Nick là một số cuốn sách luật, tiểu thuyết, giấy vệ sinh và chiếc radio nhỏ. Giám thị chỉ cho tử tù tập thể dục 30 phút mỗi ngày trong căn phòng rất nhỏ.
Trong vòng 14 năm từ 1989 đến 2003, Nick ở trong tù mà không bị thi hành án. Nick thường nằm lên một cánh tay đến khi nó tê bại rồi dùng tay đó chà xát lên mặt để giả vờ là tay người khác cho đỡ cô độc.
Năm 1988, Nick là tử tù đầu tiên ở Mỹ xin xét nghiệm DNA nhằm làm sáng tỏ vụ việc. Dù vậy kết quả xét nghiệm không có ngay mà trải qua hàng năm trời lưu không. Từng có những mẫu xét nghiệm DNA quan trọng bị mở toang khi đưa đến phòng thí nghiệm khiến việc lấy mẫu phải làm lại từ đầu.
"Năm 2002, tôi đã chuẩn bị tâm lý bị hành quyết và xin hủy giấy xét nghiệm lại DNA để quá trình tử hình được thực thi", Nick nói. Tuy vậy một thẩm phán vẫn quyết tâm xét nghiệm DNA tới cùng và sự thật được phơi bày. Trên quần áo và xe hơi của nạn nhân Linda tồn tại dấu vết của hai người đàn ông xa lạ chứ không phải Nick.
Sự minh bạch của Nick được giải đáp và anh nhận được đền bù sau 22 năm ngồi tù oan sai, dù số tiền này "chẳng khác gì của bố thí", Nick nói.
"Khi tôi ra tù, mẹ tôi ngồi trước mặt tôi và nói rằng tôi cần phải lịch sự, tử tế với phụ nữ nếu không tất cả sẽ là vô ích. Nhờ có mẹ, tôi bắt đầu suy nghĩ tích cực hơn và tôi thay đổi theo chiều hướng tốt hơn", Nick nói.
Những năm tháng tự do
Nick giờ đây là người đấu tranh kêu gọi xóa án tử hình
Từ khi ra tù, Nick nhận thấy rằng "mọi người không bình an như họ thể hiện". Nick nói: "Trong tù bạn không được phép nêu ý kiến. Giờ đây ai cũng thích nêu ý kiến trên mạng xã hội".
Nick hiện nay là người diễn thuyết năng nổ kêu gọi xóa bỏ án tử hình. Anh đã trình bày quan điểm với nhiều quan chức Liên Hiệp Quốc và EU cũng như tại hơn 300 trường đại học khác nhau.
Trong một chuyến thăm Anh năm 2005, Nick quyết định ở lại mảnh đất này: "Tôi cảm giác đây là vùng đất lành tránh xa tôi khỏi những điều tệ hại".
Giờ đây là một người cha, Nick từng chia sẻ tấm hình 27 đứa trẻ con trong khu phố nơi anh ở hồi thập niên 70. Nick là người duy nhất sống sót. Những người còn lại hoặc chết vì nghiện ngập, ma túy, hoặc chết vì tai nạn giao thông.
Nick nói: "Tôi thấy quãng thời gian trong tù như một thước phim cổ xưa đáng sợ nhưng giờ đây, tôi không phiền khi nhắc lại nó. Nếu tôi không vào tù, cuộc đời tôi đã không tốt như bây giờ. Tôi đã nhìn mọi sự theo cách tích cực hơn nhiều".
Theo Danviet
Căn bệnh này có thể "giết chết" một người chỉ sau vài giờ: Đừng làm ngơ trước dấu hiệu và nguyên nhân nhiễm bệnh Nhận thức về bệnh này là sự "phòng thủ" lớn nhất của chúng ta đối với căn bệnh này. Thế nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng xác định các dấu hiệu cảnh báo bệnh. Không phải ai cũng may mắn thoát "án tử" khi bị nhiễm trùng huyết Bài viết của Michael J Porter, giảng viên về di truyền học...