Mỹ: Nhiều bác sỹ sẽ phải ngồi tù vì cấp thuốc giảm đau trái phép
Nước Mỹ đang ở giữa một cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau nhóm opioid khi số lượng người tử vong do sử dụng thuốc quá liều tăng cao và thêm nhiều bác sỹ phải đối mặt với các cáo buộc rất nghiêm trọng liên quan đến việc kê đơn thuốc gây nghiện.
Số lượng người chết vì sử dụng thuốc giảm đau quá liều ở Mỹ ngày càng cao, khiến nhiều bác sỹ sẽ bị xét xử vì cấp thuốc sai phép.
Theo số liệu thống kê mới nhất, người nghiện và tỷ lệ quá liều đã tăng cao đến mức các loại thuốc giảm đau gây nghiện này thực sự bắt đầu ảnh hưởng đến tuổi thọ của toàn thể công dân Mỹ. Các quan chức y tế đã vô cùng vất vả để quản lý số lượng lớn các đơn thuốc opioid được vận chuyển từ nơi này tới nơi khác.
Hiện tại, trong một động thái có thể là sự khởi đầu của một xu hướng, hai bác sĩ trong các trường hợp riêng biệt đang phải đối mặt với những hậu quả thực sự khi cung cấp thuốc giảm đau opioids theo đơn cho những người hoàn toàn không cần đến chúng.
Bác sỹ Philip Dean tại bang Missouri đã bị buộc tội phân phối thuốc gây nghiện bất hợp pháp sau khi bị phát hiện đang kê đơn thuốc cho bạn bè. Những hành động của vị bác sỹ 62 tuổi này đã khiến một trong số các “ bệnh nhân” trên mạng bị tước giấy phép hành nghề, trong đó có một điều dưỡng viên bắt đầu lạm dụng thuốc. Dean bị kết án hơn ba năm tù và nộp phạt 312.000 USD.
Trong một trường hợp khác, bác sỹ Richard Miron ở Massachusetts thậm chí còn ở vào tình trạng nghiêm trọng hơn khi bị buộc tội ngộ sát không chủ ý. Miron bị cáo buộc kê đơn thuốc opioid bất hợp pháp, và cấp đơn cho một bệnh nhân có tiền sử quá liều opioid.
Video đang HOT
Người phụ nữ này sau đó đã chết trong một lần khác vì sử dụng thuốc quá liều, còn Miron hiện phải đối mặt với tội ngộ sát không chủ ý, cũng như 23 tội danh liên quan tới việc kê đơn bất hợp pháp các chất bị kiểm soát.
Bác sỹ Miron bị buộc tội kê đơn thuốc cho những người không có nhu cầu thực sự về thuốc giảm đau mạnh, và được cho là đã kê một số đơn thuốc cho những bệnh nhân có tiền sử lạm dụng thuốc. Những đơn thuốc này đã được liệt vào danh sách các loại thuốc của chương trình Trợ cấp y tế của bang. Miron đã bị đình chỉ hành nghề và đang chờ ngày ra tòa.
Việc phát hiện ra các bác sĩ đang phân phát thuốc theo đơn cho bệnh nhân có thể lạm dụng thuốc là điều rất quan trọng, nhưng hai trường hợp trên thực sự chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Với số lượng người tử vong do sử dụng thuốc quá liều tăng cao, có thể chỉ trong vòng một thời gian ngắn nữa, sẽ có thêm nhiều bác sĩ phải đối mặt với các cáo buộc rất nghiêm trọng liên quan đến việc kê đơn thuốc gây nghiện.
Theo TPO
Bạo lực súng đạn liên tiếp ở Mỹ trong ngày mở màn tuần Lễ Tạ ơn
Hàng loạt vụ xả súng diễn ra trên khắp nước Mỹ trong ngày 19/11 - ngày mở đầu cho tuần Lễ Tạ ơn - đã khiến dư luận Mỹ không khỏi bàng hoàng.
Các vụ xả súng liên tiếp cho thấy một thực tế, tình trạng sử dụng súng đạn vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ tại quốc gia có mức độ bạo lực súng đạn cao nhất trên thế giới.
Nguồn tin cảnh sát cho biết, ít nhất 10 người thiệt mạng và 4 người khác bị thương trong các vụ tấn công nhằm vào bệnh viện Chicago, bang Illinois; thành phố Denver, thuộc bang Colorado; một doanh nghiệp ở thành phố Ballwin, bang Missouri và tầng hầm của một ngôi nhà ở thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania.
Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ xả súng ở Denver ngày 19/11/2018. (Ảnh: Evan Semón/The Denver Post)
Nghiêm trọng nhất là vụ xả súng nhằm vào bệnh viện Chicago khiến 4 người thiệt mạng (bao gồm cả hung thủ) và 2 người khác bị thương. Đối tượng xả súng đã bắn chết một bác sĩ ngay bên ngoài bệnh viện Mercy.
Sau khi gây án, đối tượng tiếp tục xông vào bãi đỗ xe của bệnh viện và nã đạn vào một phụ nữ. Vụ việc khiến nhiều người có mặt tại hiện trường hoảng loạn. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy đối tượng xả súng và bác sĩ cùng người phụ nữ nói trên có quen biết nhau.
Các vụ xả súng liên tiếp xảy ra trong bối cảnh nước Mỹ vẫn đang tranh cãi về vấn đề sở hữu súng đạn khi ngày càng có nhiều vụ xả súng xảy ra tại nhiều nơi trên khắp nước Mỹ.
Theo thống kê, kể từ tháng 1/2013 đến nay, tại Mỹ đã có hơn 280 vụ xả súng, trung bình mỗi tuần một vụ.
Mới đây nhất hôm 7/11 vừa qua, một vụ xả súng nhằm vào quán bar ở bang California đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng. Trước đó, vào cuối tháng 10 vừa qua, một vụ xả súng nhằm vào giáo đường Do Thái ở thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania cũng khiến 11 người thiệt mạng và 6 người khác bị thương.
"Các vụ xả súng liên tiếp xảy ra trên khắp nước Mỹ trong thời gian qua khiến chúng tôi không khỏi bàng hoàng. Thật là kinh khủng" - một người dân Mỹ chia sẻ.
"Các vụ xả súng liên tiếp cho thấy, giới chức Mỹ chưa có thiện chí về mặt chính trị" - một người khác nhận định. "Có nhiều cách để kiểm soát vấn đề súng đạn song nhà chức trách đã từ chối thực hiện."
Số liệu mới đây do Liên Hợp Quốc công bố cho thấy, không một quốc gia phát triển nào trên thế giới lại phải đối mặt với mức độ bạo lực súng đạn cao như Mỹ. Tỉ lệ này cao gấp 6 lần so với Canađa, hơn 7 lần so với Thụy Điển và gần 16 lần so với Đức.
Mặc dù súng đạn không phải là yếu tố duy nhất làm gia tăng bạo lực vì còn nhiều các yếu tố khác như nghèo đói, đô thị hóa và rượu, song các nhà nghiên cứu cho biết, tỉ lệ sở hữu súng cao của nước Mỹ là lý do chính khiến nước này phải đối mặt với các vụ bạo lực súng nhiều hơn so với các nước phát triển khác.
Để đối phó với vấn đề này, Mỹ không những phải giảm khả năng tiếp cận súng của người dân, mà còn phải giảm số lượng súng trên cả nước.
Dường như đã trở thành một thói quen của người dân Mỹ, cứ sau mỗi vụ xả súng, các cuộc biểu tình, tranh luận về súng cũng như bạo lực súng đạn lại nổ ra trên toàn nước Mỹ, thậm chí một vài dự luật về vấn đề này cũng được đưa ra. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn sau đó, tất cả dường như lại bị chìm xuống.
Là quốc gia có mức độ bạo lực súng đạn cao hơn bất kỳ quốc gia phát triển nào song cho tới thời điểm này, Quốc hội Mỹ vẫn chưa triển khai được hành động đáng kể nào nhằm ngăn chặn những thảm kịch "thảm khốc" tương tự có khả năng xảy ra trong tương lai./.
Theo Hồng Nhung/VOV1
Các nhà khoa học phát hiện cách bắt người ngoài hành tinh dễ dàng Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa trình bày một dự án tạo ra tia laser khổng lồ sẽ được phát lên vũ trụ, từ đó dẫn dụ người ngoài hành tinh tự tìm đến Trái Đất nhanh hơn. Các nhà khoa học tin rằng, nếu sử dụng một luồng bức xạ cực mạnh thì có thể giúp người...