Mỹ – Nhật và bài toán an ninh Đông Nam Á

Theo dõi VGT trên

Các nhà nghiên cứu chính sách Mỹ và Nhật Bản vừa công bố khuyến nghị liên minh hai cường quốc đẩy mạnh quan hệ quân sự với Đông Nam Á.

Mỹ - Nhật và bài toán an ninh Đông Nam Á - Hình 1

Nhật Bản sẽ cho Philippines máy bay quân sự TC-90 để tuần tra Biển Đông – Ảnh: Reuters

Các khuyến nghị được đưa ra trong báo cáo nghiên cứu do Trung tâm Đông – Tây (EWCW – Mỹ) phối hợp với Học viện Quan hệ quốc tế Nhật Bản (JIIA) và Quỹ hòa bình Sasakawa tại Tokyo thực hiện suốt 3 năm, và được công bố tại Singapore hôm 11.3.

EWCW do quốc hội Mỹ thành lập năm 1960, hiện tập trung nghiên cứu các đối sách nhằm duy trì vị thế nước này ở châu Á – Thái Bình Dương. Dự án được thực hiện dưới hình thức thu nhận và phân tích, tổng hợp ý kiến giới chuyên gia, học giả nhiều lĩnh vực, giới ngoại giao, quân sự, nhà hoạch định chính sách… thông qua các hội thảo quốc tế tổ chức ở nhiều quốc gia.

Đông Nam Á và nhu cầu an ninh

Giới thiệu về dự án nghiên cứu được đ.ánh giá là “rất đúng lúc” của mình, Giám đốc EWCW Satu Limaye nói thẳng: “Đông Nam Á không phải là khu vực trọng tâm trong quan hệ Mỹ – Nhật mãi cho tới gần đây”. “Gần đây”, theo đ.ánh giá của nghiên cứu, có thể hiểu là kể từ khi Mỹ được lãnh đạo bởi Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Shinzo Abe trở thành người lèo lái Nhật Bản trong bối cảnh “quan hệ quốc tế ở châu Á – Thái Bình Dương trở nên ngày càng đa cực”.

Ông Limaye đã chỉ ra 5 yếu tố khiến quan hệ giữa liên minh Mỹ – Nhật với Đông Nam Á chuyển sang một “kỷ nguyên mới”. Thứ nhất là lợi ích thương mại hai cường quốc này có ở khu vực là rất lớn, mà để đảm bảo thì cần phải có môi trường an ninh ổn định. Trong khi đó, tầm quan trọng của Đông Nam Á ở châu Á – Thái Bình Dương ngày càng gia tăng, đặc biệt là sự vươn lên của Indonesia, Myanmar và Việt Nam, trở thành yếu tố thứ hai. Hơn nữa, ASEAN đang giữ vai trò trung tâm trong nhiều cấu trúc an ninh quan trọng như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ) với sự tham gia của hầu hết các cường quốc hai bờ Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, giao thương và hội nhập giữa các quốc gia trong khu vực Bắc Mỹ, Đông Bắc Á và Đông Nam Á ngày càng tăng cũng là một yếu tố.

Nhưng nóng bỏng và trực tiếp hơn chính là các yếu tố an ninh, xuất phát từ thực trạng vùng Biển Đông huyết mạch giao thương quốc tế đang đứng trước nguy cơ bị quân sự hóa, khiến “cả Washington lẫn Tokyo đều nhận thấy Đông Nam Á chính là khu vực then chốt cho việc tăng cường hợp tác song phương”, mà biểu hiện cụ thể là việc điều chỉnh bản phương hướng hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật năm 2015.

Tác giả dự án nghiên cứu “Quan hệ Mỹ – Nhật và Đông Nam Á: Đáp ứng các nhu cầu khu vực” cũng chỉ ra rằng chính những hành động “khiêu khích” của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông đã khiến các quốc gia Đông Nam Á tiến gần Mỹ và Nhật Bản hơn.

Những khoảng trống

Video đang HOT

Báo cáo cũng nhìn nhận Washington và Tokyo trong vài năm qua đã “đều đặn xoay trục” vào Đông Nam Á trên nhiều bình diện, từ ngoại giao, an ninh, thương mại, đầu tư cho đến các sáng kiến hỗ trợ và tham gia các khuôn khổ đa phương. Từ năm 2009 – 2013, Mỹ và Nhật Bản đã cấp cho ASEAN khoản hỗ trợ trực tiếp 16,03 tỉ USD, với 11,72 tỉ USD từ Tokyo. Trong đó, VN nhận 6,45 tỉ USD với 93% là từ Nhật Bản. Philippines nhận tổng cộng 2,18 tỉ USD, xếp sau Myanmar và Indonesia.

Trên mặt trận an ninh biển, Mỹ không ngừng tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á bằng việc triển khai luân phiên các phương tiện quân sự tối tân, thăm cảng thường xuyên và nâng nguồn quỹ hỗ trợ tăng cường năng lực cho các quốc gia trong khu vực, như một phần chiến lược tái cân bằng. Trong khi đó, Nhật Bản đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng năng lực thông qua việc cung cấp tàu tuần tra và tập trận chung với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, theo đ.ánh giá của giới quan sát, các nỗ lực của Mỹ và Nhật Bản – vốn là đồng minh quân sự lâu đời của nhau – đang mang tính riêng lẻ, có khi trùng lặp và thiếu sự phối hợp. Mặt khác, cả hai quốc gia đều đang đối mặt với khó khăn về ngân sách và các rào cản chính trị trong việc can dự vào các vấn đề an ninh ở nước ngoài.

Đối tác Việt Nam và Philippines

Thừa nhận nghiên cứu tập trung mạnh vào vấn đề an ninh, báo cáo đề xuất một loạt giải pháp nhằm lấp “những khoảng trống” trong vấn đề hỗ trợ trang bị năng lực quốc phòng, giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển và tạo dựng hòa bình trong khu vực.

Đề xuất đầu tiên là Mỹ – Nhật nên tiến hành thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á hình thành cơ chế họp Bộ trưởng Quốc phòng theo thể thức ADMM 2 (tức ASEAN và Mỹ, Nhật) bên lề ADMM (ASEAN và tất cả các nước đối tác đối thoại). Bên cạnh đó, “Mỹ và Nhật Bản nên tìm cách thiết lập cơ chế đối thoại 3 bên với VN và với Philippines”. Báo cáo cho rằng điều kiện “đã chín muồi” cho một cơ chế như vậy. Và xa hơn, “Mỹ và Nhật Bản, cùng với Việt Nam và Philippines, nên để mở khả năng chuyển cấu trúc đối thoại 3 bên thành 4 bên Mỹ – Nhật – Việt Nam – Philippines”.

Trả lời Thanh Niên về tính khả thi của các đề xuất nói trên trong bối cảnh ASEAN có chủ trương không thiết lập cơ chế họp bộ trưởng quốc phòng với từng đối tác đối thoại riêng rẽ, ông Limaye nói như đinh đóng cột: “Chắc chắn được”. “Chủ trương là như thế. Nhưng thực tế thì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã họp với các đồng nghiệp ASEAN tại Hawaii (Mỹ) hồi tháng 4.2014, trong khi hồi tháng 11.2014 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó Akinori Eto cũng họp với những người đồng cấp ASEAN ở Myanmar. Nên tôi tin việc họp chung các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN – Mỹ – Nhật Bản là hoàn toàn khả thi”, ông phân tích.

Bản báo cáo của cơ quan nghiên cứu đối sách thuộc quốc hội Mỹ cũng đề xuất “Mỹ và Nhật Bản nên nghiên cứu khả năng phối hợp bán vũ khí và thiết bị cho các nước Đông Nam Á như một phần trong nỗ lực xây dựng năng lực quốc phòng cho khu vực”. Trong tương lai, Tokyo và Washington có thể gom chung việc chuyển giao vũ khí, thiết bị với hoạt động bảo trì, sửa chữa, trong đó vai trò 2 nước được phối hợp chặt chẽ. Và với các thiết bị này, 2 nước có thể đồng tổ chức huấn luyện cho các đồng minh, đối tác Đông Nam Á.

Bản báo cáo cũng cho hay các quan chức quốc phòng Mỹ từng nói họ nhìn thấy khả năng và hoan nghênh vai trò của Nhật Bản trong lĩnh vực phòng không và tuần tra hải phận quốc tế ở Biển Đông. “Nếu điều kiện cho phép, Mỹ và Nhật Bản nên đẩy mạnh vai trò tuần tra biển của Tokyo”, báo cáo khuyến nghị.

Thục Minh

(Văn phòng Singapore)

Theo Thanhnien

Trông đợi đổ dồn vào Nhật khi Mỹ tìm đối tác tuần tra Biển Đông

Khi Australia, một đồng minh lớn của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, khước từ tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông, mọi con mắt hiện đổ dồn phía một đồng minh lớn khác: Nhật Bản.

Trông đợi đổ dồn vào Nhật khi Mỹ tìm đối tác tuần tra Biển Đông - Hình 1

Tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Mỹ hoạt động trên biển. Ảnh: US Navy

Sau khi Mỹ hôm 27/10 điều tàu khu trục USS Lassen tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi đá Subi, nơi Trung Quốc đang bồi đắp trái phép ở Biển Đông, một câu hỏi quan trọng lập tức được nêu ra đó là liệu các đồng minh và đối tác châu Á có theo chân Washington thực hiện những động thái tương tự để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh, theo trang phân tích The Strategist của Viện Chính sách Chiến lược Australia.

Chuyên gia dự đoán Mỹ nhất định sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ Australia và Nhật Bản, những đồng minh thân cận nhất của họ ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Canberra hôm 29/10 thông báo không có kế hoạch tuần tra chung với Washington, đồng thời vẫn sẽ tiếp tục cuộc tập trận với Bắc Kinh trên Biển Đông.

Mọi ánh mắt lúc này đổ dồn sang Nhật Bản khi mà sự tham gia của Tokyo được coi như một yếu tố giúp thay đổi đáng kể cục diện chiến lược trên Biển Đông. Nhiều chính trị gia cấp cao cùng lãnh đạo quân sự Nhật Bản gần đây thường xuyên đề cập tới lựa chọn này.

Ông Gen Nakatani, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, hồi tháng một nhắc tới khả năng trong tương lai gần Tokyo sẽ điều tàu phối hợp cùng Washington tiến hành các cuộc tuần tra khu vực.

Ý tứ trên được Đô đốc Katsutoshi Kawano, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), nhắc lại hồi tháng 6. Ông nhận định hành vi xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã gây ra "một mối lo ngại tiềm tàng rất nghiêm trọng" đối với Nhật Bản.

Hơn nữa, dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác quốc phòng của Nhật Bản với một số quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines hay Indonesia cũng ngày càng trở nên khăng khít hơn. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (MSDF) 5 tháng trước tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung cùng Philippines như một cách để thể hiện tình đoàn kết.

Bên cạnh đó, Nhật Bản còn thực hiện nhiều biện pháp để củng cố quan hệ quốc phòng với hai đồng minh của Mỹ là Australia và Ấn Độ. Các quốc gia này đều đang tìm cách để đối phó với những động thái quân sự liên tục gia tăng của Trung Quốc nhưng với mức độ khác nhau.

Tất cả các diễn biến kể trên đều đem đến một cảm nhận chung rằng Nhật Bản dường như sẽ tham gia tích cực, đồng thời thể hiện một vai trò lớn hơn trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh ở Đông Nam Á.

Trông đợi đổ dồn vào Nhật khi Mỹ tìm đối tác tuần tra Biển Đông - Hình 2

Chiến hạm thuộc hải quân Mỹ cùng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tháng 11 năm ngoái tham gia cuộc tập trận chung Keen Sword trên vùng biển phía nam Nhật Bản. Ảnh: US Navy

Cơ hội ít ỏi

Song, theo ông Benjamin Schreer, giáo sư về chiến lược và an ninh tại Đại học Macquarie, Australia, Tokyo thực sự chưa có ý định triển khai các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (FONOPS) trên Biển Đông cùng Mỹ bởi nhiều lý do.

Trong nước, mục tiêu xây dựng một chiến lược và chính sách quốc phòng cứng rắn hơn của chính quyền Thủ tướng Abe hiện phải đối mặt với không ít hoài nghi. Chính ông Abe cũng thừa nhận bản dự luật phòng thủ tập thể, được thông qua tháng trước, mở đường cho phép quân đội Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài, không nhận được sự ủng hộ từ công chúng. Do đó, quyết định điều tàu tuần tra trên Biển Đông ở thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ bị truyền thông, cử tri, các đảng đối lập hay thậm chí cả đối tác liên minh của ông Abe cự tuyệt.

Mặt khác, hành động này tiềm ẩn nguy cơ gây hại tới lợi ích của Nhật Bản trong quá trình cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo phát sinh từ những tranh chấp đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông thời gian gần đây đang có chiều hướng lắng dịu. Từ quan điểm của giới lãnh đạo Nhật Bản, khiêu khích Trung Quốc vào lúc này là không cần thiết.

Theo Yuichi Hosoyam, giáo sư về chính trị quốc tế tại Đại học Keio, Nhật Bản, đề nghị khả thi nhất mà Washington có thể đưa ra là thúc giục Tokyo triển khai các hoạt động tình báo, theo dõi và trinh sát trên Biển Đông. Nhưng "điều này cũng khó có khả năng xảy ra", ông Hosoyam nhận xét. "Thay vào đó, Nhật Bản sẽ chỉ giúp đỡ trong việc cải thiện khả năng của lực lượng bảo vệ bờ biển các nước Đông Nam Á".

Sau cùng, Nhật Bản không phải là bên liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Nếu Tokyo cử tàu tới tuần tra, Bắc Kinh sẽ phản ứng một cách quyết liệt, từ đó làm sụp đổ những tiến bộ mà đôi bên đã đạt được từ sau cú bắt tay giữa hai nhà lãnh đạo tháng 11 năm ngoái.

Cũng cần lưu ý rằng mục tiêu chiến lược Nhật Bản ưu tiên hàng đầu là bảo vệ chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc ở Hoa Đông. "Năng lực của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện tại chưa thể đáp ứng yêu cầu vừa bảo vệ đảo vừa tham gia FONOPS", ông Schreer bình luận.

Vũ Hoàng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?
11:05:53 30/06/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an các nhà tài trợ sau màn tranh luận trực tiếp đầu tiên
19:48:22 30/06/2024
Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một
20:11:28 30/06/2024
Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU
23:00:44 30/06/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1
15:04:17 01/07/2024

Tin đang nóng

Diễn viên Quốc Hùng qua cơn nguy kịch nhưng 'vỡ gan độ 4 khó nói trước'
21:37:51 01/07/2024
Mai Phương Thúy nói lý do đi dép bệt, "né" ống kính khi dự lễ cưới Midu
21:01:31 01/07/2024
Xuân Bắc xưng hô "tao" với Tự Long còn nói thẳng điều này
23:17:24 01/07/2024
Mỹ nam hạng A hơn 400 ngày không đóng phim, có nguy cơ mất trắng sự nghiệp vì bị tẩy chay khắp nơi
20:51:34 01/07/2024
Vừa ly hôn, tôi nhận ra mình mắc sai lầm nghiêm trọng nhưng không thể cứu vãn
23:27:16 01/07/2024
Trớ trêu nữ diễn viên bị chính bạn trai và tình nhân hợp sức gài làm "tiểu tam", lừa chiếm đoạt t.iền tỷ
20:49:02 01/07/2024
Suri Cruise hẹn hò bạn trai, Tom Cruise lái trực thăng đi chơi với con trai nuôi
21:33:45 01/07/2024
Jude Bellingham đối mặt án phạt vì màn ăn mừng thô tục
21:02:54 01/07/2024

Tin mới nhất

Kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển thủy sản bền vững

06:45:08 02/07/2024
Đ.ánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia trong lĩnh vực ngư nghiệp, Vụ trưởng Hussain cho biết hai nước có mối quan hệ tốt cả ở cấp độ song phương và khu vực trong lĩnh vực thủy sản.

Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không

06:42:43 02/07/2024
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia pháp lý, việc Tòa án Tối cao quyết định thế nào trong cuộc chiến pháp lý này, về nhiều mặt, ông Trump vẫn được coi như là giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Khoảng 50 tù nhân Palestine được trả tự do

06:40:20 02/07/2024
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết việc phóng thích các tù nhân được thực hiện sau khi Tòa án Tối cao nước này mở phiên điều trần vụ kiện của các nhóm bảo vệ nhân quyền về tình trạng khắc nghiệt trong các trại giam.

Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU

06:00:52 02/07/2024
Tuần trước, EU cũng công bố những thông tin tương tự với Apple, đ.ánh dấu lần đầu tiên Brussels đưa ra các cáo buộc chính thức theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của khối.

Nga nâng cấp tàu tên lửa nhỏ, đối phó với 'xuồng tự hành' Ukraine

05:58:51 02/07/2024
Do các cuộc tấn công thường xuyên, hạm đội Nga buộc phải hạn chế hoạt động ngoài Sevastopol và di chuyển nhiều tàu chiến đến các cảng xa hơn, như Novorossiysk vào mùa thu năm 2023.

Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar

05:57:06 02/07/2024
Cục Khí tượng Thủy văn cho biết nước sông Ayeyarwady đã dâng cao hơn 1,5m so với mức cảnh báo nguy hiểm tại thị trấn Myitkyina. Dự báo, nước sông sẽ dâng thêm 60cm trong 2 ngày tới tại khu vực này.

Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế

22:02:09 01/07/2024
Một lợi thế nữa của Shelltec là tính chất có thể tái sử dụng liên tục. Mũ bảo hiểm Shellmet cũ sẽ được nghiền nát và tái chế để tạo ra một Shellmet mới.

Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á

22:00:06 01/07/2024
Tham dự hội nghị có các đại biểu đại diện cho 10 nước thành viên ASEANAPOL, các đối tác, đối thoại và quan sát viên cũng như đại biểu khách mời của 5 tổ chức đối tác. Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam cử 3 đại biểu tham dự hội nghị.

Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước

21:53:42 01/07/2024
Buổi lễ diễn ra tại Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra. Là một nhà lãnh đạo cộng đồng và doanh nghiệp nổi tiếng, bà Mostyn trở thành người phụ nữ thứ 2 đảm nhiệm cương vị này tại Australia.

Thủ tướng Nhật Bản cam kết hỗ trợ tái thiết khu vực bị động đất ở Noto

21:51:29 01/07/2024
Nhiều hệ thống đường sá và cơ sở hạ tầng vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn, tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.

Israel đối mặt với các cuộc tấn công dồn dập ở cả phía Nam và phía Bắc

21:49:19 01/07/2024
Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), cuộc tấn công xuất phát từ khu vực Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza, nơi quân đội Israel đã hoạt động trước đó.

Pháp: Ứng cử viên 28 t.uổi của phe cực hữu nhắm tới ghế thủ tướng

21:46:35 01/07/2024
Về kinh tế, Bardella muốn giải quyết khủng hoảng chi phí sinh hoạt và cắt giảm thuế năng lượng để giúp người dân. Bardella cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng phản đối cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev.

Có thể bạn quan tâm

H'Hen Niê chễm chệ lên tạp chí quốc tế, fan Việt tự hào nhớ thời Miss Universe

Sao việt

06:47:55 02/07/2024
Hoa hậu H Hen Niê khiến người hâm mộ rần rần, khi bất ngờ xuất hiện chễm chệ lên trang đầu của tạp chí thời trang hàng đầu quốc tế Vogue. Fan Việt nức mũi tự hào, nhớ lại khoảnh khắc lịch sử khi cô vào top 5 Miss Universe 2018.

Mỹ nam bị đuổi khỏi showbiz vì cả gan làm điều cấm kỵ, hết thời vẫn sống ung dung với gần 400 tỷ

Sao châu á

06:45:15 02/07/2024
Thời điểm đang nổi đình đám, Han Jae Suk lại tự tay nhấn chìm sự nghiệp của mình với bê bối trốn nghĩa vụ quân sự khiến công chúng phẫn nộ.

Tổng kết vòng bảng 2024 VCT Challengers Vietnam Split 2: Không có bất ngờ

Mọt game

06:44:47 02/07/2024
Tại nhánh trên, hai đội tuyển Fancy United và FPT Flash tiếp tục thể hiện đẳng cấp khi không gặp nhiều khó khăn để vượt qua vòng bảng với thành tích 2-0.

Giàu sang là thế nhưng HH Thùy Tiên cũng mê diện đồ bình dân rất dễ sắm theo

Thời trang

06:39:23 02/07/2024
Set áo đính nơ và chân váy xếp ly tông trắng được Thùy Tiên mix cùng giày đen tạo ra tổng thể đơn giản, trang nhã, có thể diện khi dạo phố, đi làm đều hợp cả

Nữ TikToker chia sẻ chuyện bị gạ gẫm 18+ với số t.iền lên tới gần 1 tỷ

Netizen

06:38:42 02/07/2024
Việc bị gạ gẫm làm những chuyện nhạy cảm dù theo cách này hay cách khác cũng không còn là vấn đề quá mới lạ đối với những nữstreamer, TikToker nổi tiếng.

BB Trần chơi xấu đồng đội ngay tập mở màn Anh trai vượt ngàn chông gai

Tv show

06:38:37 02/07/2024
Chông gai BB Trần liên tục bị trả phiếu, cho đến khi hứa không chơi dơ nữa. Chông gai BB Trần liên tục bị trả phiếu, cho đến khi hứa không chơi dơ nữa

Á hậu Hương Ly, Hương Giang hóa đại minh tinh thập niên 90

Phong cách sao

06:36:48 02/07/2024
Á hậu Hương Ly và người mẫu Hương Giang gây ấn tượng với hình ảnh quý cô cổ điển sang trọng và quyến rũ trong trang phục của NTK Hà Thanh Việt.

Anh: Trăn 'đực' bất ngờ sinh con khiến các nhà khoa học sửng sốt

Lạ vui

06:36:33 02/07/2024
Một con trăn cầu vồng Brazil có tên là Ronaldo, sống trong một vườn thú thuộc đại học City of Portsmouth, Anh, đã gây bất ngờ cho các nhân viên chăm sóc khi cho ra đời 14 đứa con.

Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 49: Ngân Hà và Vũ cuối cùng cũng thành đôi, khán giả chỉ muốn "tua nhanh"

Phim việt

06:25:33 02/07/2024
Diễn biến mới nhất của những tập cuối Trạm Cứu Hộ Trái Tim xoay quanh việc Ngân Hà đã tìm được hạnh phúc mới cho bản thân.

Những món ngon từ dưa cải chua

Ẩm thực

06:17:02 02/07/2024
Rau cải được phơi khô, muối cùng gia vi tạo nên món dưa chua ăn kèm với món chiên nướng hay để nấu canh, xào đều rất ngon.

5 bộ phim Hàn Quốc càn quét màn ảnh rộng vào tháng 7

Phim châu á

05:59:26 02/07/2024
Nam tài tử Bi Rain trở lại màn ảnh với Red Swan ; Sweet Home sẽ tiếp tục với phần 3 với những tình tiết hấp dẫn; và Jang Na Ra hóa thân thành nữ luật sư trong Good Partner