Mỹ, Nhật, Úc tập trận chung 3 bên trên Biển Đông
Hôm 20-10, Reuters dẫn thông cáo của Hạm đội 7 của Mỹ cho biết nước này cùng Nhật và Úc đã tiến hành các bài tập trận hải quân chung 3 bên trên Biển Đông vào ngày 19-10.
Đây là lần thứ 5 trong năm nay nhóm này tập trận trong khu vực hoạt động của hạm đội 7. Động thái diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh thúc đẩy chiến lược “tự do và mở” đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong bối cảnh lo ngại sự gia tăng hoạt động quân sự và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp trên phần lớn diện tích Biển Đông, động thái bị cộng đồng quốc tế chỉ trích kịch liệt.
Mỹ đã chủ trì thành lập nhóm “bộ tứ” gồm sự tham gia của Ấn Độ, Úc, Nhật để hợp tác các hoạt động quân sự trong khu vực đối trọng với Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, AFP đưa tin lần đầu tiên kể từ năm 2007, Úc sẽ tham dự cuộc tập trận hải quân Malabar trên Ấn Độ Dương cùng 3 nước còn lại trong nhóm “bộ tứ” vào tháng 11 năm nay.
Video đang HOT
Mỹ, Nhật, Úc tiến hành tập trận 3 bên trên Biển Đông vào đầu tuần này – Ảnh: Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ
Cuộc tập trận này diễn ra trên biển Ả Rập và Vịnh Bengal, những điểm nóng chiến lược trong chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, Trung Quốc đã tìm cách gia tăng tầm ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương lên các nước Myanmar, Sri Lanka, Pakistan và Bangladesh gây lo ngại cho Ấn Độ.
Quyết định tham gia của Úc đối với cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Úc – Trung xấu đi nghiêm trọng sau khi Úc kêu gọi cộng đồng quốc tế mở cuộc điều tra nguồn gốc coronavirus gây dịch Covid-19.
Trong khi đó, quan hệ Ấn – Trung cũng lâm vào khủng hoảng sau loạt vụ binh sĩ hai bên đụng độ đẫm máu ở đường biên tranh chấp trên dãy Himalaya hồi tháng 6, kéo theo căng thẳng quân sự dai dẳng đến nay.
Như vậy, ở cả hai vùng biển chiến lược quan trọng là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nhóm “bộ tứ” đang ráo riết tăng cường hiện diện quân sự để đối phó với Bắc Kinh.
Tàu ngầm Nga diễn tập phóng ngư lôi vào nhau
Hai tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thực hiện bài tập đối kháng gồm tìm kiếm và tập kích nhau trên biển Nhật Bản.
"Hai tàu ngầm diesel - điện đã thực hành các kỹ năng đối kháng gồm tìm kiếm, tấn công và phản công bằng các hệ thống thủy âm và vũ khí nhằm vào đối phương giả định ở thao trường trên biển Nhật Bản. Một trong hai tàu ngầm đã phóng ngư lôi về phía chiếc còn lại để mô phỏng đòn tập kích", hải quân Nga ngày 19/10 ra thông cáo cho biết.
Tàu ngầm Petropavlovsk-Kamchatsky ra biển năm 2019. Ảnh: Admiralty Shipyards.
Hải quân Nga không cho biết tên hai tàu ngầm tham gia diễn tập. Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đang vận hành 9 tàu ngầm diesel - điện lớp Kilo, gồm 7 tàu Đề án 877 nguyên bản và hai chiếc Đề án 636.3 hiện đại hóa được biên chế trong giai đoạn 2019-2020 là Petropavlovsk-Kamchatsky và Volkhov.
Nga thường tổ chức các nội dung đối kháng trong diễn tập tàu ngầm, yêu cầu thủy thủ đoàn tìm kiếm và tấn công đối phương, đồng thời sử dụng thiết bị gây nhiễu và mồi bẫy để đánh lừa kẻ thù giả định. Sau khi phát hiện và tiếp cận đối phương, tàu ngầm sẽ phóng ngư lôi huấn luyện không mang đầu nổ để xác nhận hạ gục mục tiêu.
Kilo là lớp tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel - điện, có nhiệm vụ tác chiến chống hạm và chống ngầm. Tàu có độ sâu hoạt động khoảng 240 m và lặn sâu tối đa 300 m. Lớp tàu ngầm này vận hành rất tốt trong vùng biển nông, có khả năng di chuyển ở gần đáy biển hơn các tàu ngầm tấn công khác.
Tàu ngầm Kilo được gọi là "hố đen đại dương" bởi khả năng ẩn mình gần như hoàn hảo của nó. Động cơ của tàu được đặt cách ly trên bệ đỡ cao su và không chạm vào thân tàu, làm giảm rung động và triệt tiêu tiếng ồn. Vỏ ngoài tàu ngầm được bọc kín bằng lớp cao su đặc biệt, có khả năng cách âm từ bên trong và hấp thụ sóng âm từ bên ngoài. Lớp vỏ cao su này giảm khả năng phát hiện mục tiêu từ hệ thống định vị thủy âm (sonar) chủ động và thụ động của đối phương.
Ứng phó với sự hung hăng Theo các chuyên gia về quan hệ quốc tế, nhóm nước Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Australia đang xem Trung Quốc là thách thức chung. Ảnh minh họa/INT Hôm 6/10, trong cuộc gặp với ngoại trưởng Nhật, Ấn Độ và Australia tại Tokyo, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã kêu gọi các quốc gia này đối phó với cái mà ông gọi là "sự...