Mỹ, Nhật, Úc gián tiếp bày tỏ lo ngại về tình hình biển Hoa Đông
Mỹ, Nhật Bản và Úc đã gián tiếp bày tỏ quan ngại về các hoạt động hải quân của Trung Quốc vào hôm 4.10, đồng thời đã thống nhất cùng hợp tác trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi Trung Quốc và Nhật Bản cùng tuyên bố chủ quyền – Ảnh: Reuters
Trong một tuyên bố chung sau cuộc gặp tại Bali, Indonesia, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã lên tiếng “phản đối bất kỳ hành động ép buộc hoặc đơn phương nào mà có thể làm thay đổi tình hình nguyên trạng tại biển Hoa Đông”, theo trang tin Kyodo News (Nhật Bản).
Tuy nhiên, ngoại trưởng ba nước đã tránh nhắc đến tên Trung Quốc.
Ngoài ra, các bộ trưởng cũng thúc giục Triều Tiên nên tôn trọng các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về việc dừng các chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của mình.
Video đang HOT
Tuyên bố chung cũng lưu ý về “tầm quan trọng của các nỗ lực, bao gồm việc cải thiện liên lạc hàng hải, nhằm giảm thiểu căng thẳng và tránh các sai sót hoặc rủi ro trên biển Hoa Đông”.
Trong bối cảnh Trung Quốc cũng đang có nhiều tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông với các nước Đông Nam Á, ngoại trưởng ba nước đã thúc giục các bên “nên kiềm chế những hành động có thể làm gia tăng căng thẳng, đồng thời làm rõ và khẳng định chủ quyền lãnh thổ theo đúng quy định của luật pháp quốc tế”.
Theo TNO
Mỹ, Nhật 'làm mới' thỏa thuận liên minh quân sự
Ngày 3.10, các quan chức quốc phòng và ngoại giao Mỹ, Nhật đã cùng bàn thảo về việc 'làm mới' thỏa thuận liên minh quân sự giữa hai nước, nhằm đối phó với những mối đe dọa trong khu vực.
Các quan chức Mỹ, Nhật trong cuộc gặp tại thủ đô Tokyo của Nhật ngày 3.10 -Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera ngày 3.10 đã thảo luận, xem xét lại thỏa thuận liên minh quân sự Mỹ-Nhật, từng được sửa đổi hồi năm 1997, theo AFP.
"Thỏa thuận liên minh quân sự, được chúng tôi xem là thỏa thuận quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực, đã không được cập nhật, sửa đổi kể từ năm 1997", ông Kerry phát biểu trong cuộc họp "2 2".
"Nhiều thứ đã thay đổi trong 16 năm qua. Đã xuất hiện nhiều mối đe dọa khác nhau đối với nền an ninh khu vực, vì thế chúng tôi nhận thấy thỏa thuận liên minh quân sự song phương này vẫn là thành tố sống còn trong chiến lược an ninh của hai nước", theo ông Kerry.
Cuộc họp "2 2" diễn ra giữa lúc Tokyo muốn tái khẳng định vị thế trên vũ đài chính trị thế giới, với việc Thủ tướng NhậtShinzo Abe kêu gọi tăng cường sức mạnh quân đội Nhật nhằm ứng phó với môi trường an ninh đang thay đổi.
Theo AFP, hai mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật Bản là Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.
Nhật Bản quan ngại về những động thái "nguy hiểm" của Trung Quốc xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Còn Triều Tiên thì nhiều lần đe dọa tấn công hạt nhân Mỹ và các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera ngày 3.10 cho biết: "Chúng tôi quan ngại về những mối đe dọa từ Triều Tiên... Và sự thật là nhiều quốc gia châu Á có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, chủ yếu là do tranh chấp biển đảo".
Ông Onodera khẳng định: "Sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á đóng một vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình và đảm bảo an ninh khu vực".
Các quan chức hai nước cũng thảo luận về việc hợp tác tăng cường an ninh, ứng phó với những mối đe dọa tấn công mạng. Một trong những mối lo ngại chính của Washington là tin tặc Trung Quốc
Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về việc di dời căn cứ quân sự Mỹ trên quần đảo Okinawa của Nhật Bản.
Tokyo và Washington hồi năm 2012 đã đạt được một thỏa thuận, theo đó Nhật Bản sẽ chi 2,8 tỉ USD (trong tổng số 8,6 tỉ USD) đóng góp vào kinh phí di chuyển 9.000 thủy quân lục chiến Mỹ cùng gia đình họ từ Okinawa sang đảo Guam (Mỹ) ở tây Thái Bình Dương và một số nơi khác trên thế giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera nhận định rằng: "Đây là lần đầu tiên cuộc họp "2 2" được tổ chức tại Tokyo. Tôi nghĩ rằng sự kiện này đưa ra một thông điệp cho khu vực Đông Á thấy rằng liên minh Nhật - Mỹ đang hoạt động tốt".
Theo TNO
Philippines cảnh báo về "ba mũi giáp công" của Trung Quốc Ông Albert del Rosario (trái) bắt tay với người đồng cấp Nhật Fumio Kishida - Ảnh: AFP Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vào hôm 10.1 đã cảnh báo việc Trung Quốc mở "ba mũi giáp công" chống lại Philippines và các quốc gia khác trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông. Trong buổi họp báo sau cuộc gặp với...