Mỹ-Nhật-Trung ‘giăng tốt’ trên ‘bàn cờ’ ASEAN
ASEAN đang trở thành tâm điểm của dòng xoáy ngoại giao, đặc biệt trong vài tháng trở lại đây, khi cả ba cường quốc: Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc ra sức thiết lập “bàn cờ” Đông Nam Á theo hoạch địch của riêng mình, Diplomat nhận định.
Trước tiên là Nhật Bản. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2012, Thủ tướng Shinzo Abe đã 3 lần thực hiện các chuyến thăm cấp cao tới khu vực. Lần gần nhất là chuyến công du tới Malaysia, Singapore và Philippines vào tháng 7/2013, qua đó hoàn thiện tour Đông Nam Á tới 7 nước thành viên ASEAN. Trước đó, ông Abe đã tới Indonesia, Thái Lan, Việt Nam trong tháng 1 và Myanmar trong tháng 5.
Ảnh minh họa
Mỗi chuyến đi của ông Abe được giới phân tích nhận định là có mục đích rõ ràng. Trong khi Thái Lan, Việt Nam là hai điểm đầu tư hàng đầu của Nhật tại ASEAN thì Indonesia lại là thị trường lớn nhất trong khu vực. Còn đối với Myanmar, chuyến thăm hồi tháng 5 đã đánh dấu mốc lần đầu tiên trong vòng 3 thập kỷ qua một Thủ tướng Nhật tới nước này, phá tan mối quan hệ song phương sau nhiều năm bị đóng băng dưới chế độ quân sự độc tài ở Myanmar.
Hơn thế nữa, Myanmar cũng sẽ giữ cương vị Chủ tịch ASEAN – cộng đồng các nước đang có nhiều mối quan hệ chồng chéo phức tạp với Trung Quốc – vào năm sau. Trong khi đó, những nước cờ khác nhau đối với Malaysia (Chủ tịch ASEAN năm 2015), Singapore (nước luôn trung lập trong vấn đề Biển Đông), Philippines (nước đang có tranh chấp quyết liệt với Trung Quốc) được tờ Japan Times nhận định là thể hiện rõ mối quan tâm đặc biệt của Tokyo đối với khu vực Biển Đông.
Thủ tướng Shinzo Abe gặp gỡ Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hồi tháng 7/2013.
Trong tháng 10 tới đây, ông Abe có thể sẽ tiếp tục thực hiện chuyến thăm tới ba nước: Lào, Campuchia, Brunei, qua đó hoàn thiện chuyến công du thắt chặt quan hệ và lấy lòng ASEAN, cũng như để giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc trên khu vực khi Tokyo muốn can dự vào tình hình Biển Đông đang sôi sục, theo bình luận của tờ Strategist.
Video đang HOT
Bên cạnh Nhật Bản, Diplomat cũng cho rằng Trung Quốc đang tận dụng mọi cơ hội để kết thân với ASEAN. Ngoại trưởng Vương Nghị đã 3 lần tới khu vực nhằm rải các lợi ích tới các nước Đông Nam Á. Đáng lưu ý hơn cả là lần tới Brunei hồi tháng 6 và mang theo cam kết bất ngờ sẽ tham vấn với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC). Tuyên bố này được Diplomat đánh giá là trái ngược hoàn toàn với thái độ trì hoãn trước đó của chính quyền Bắc Kinh, đặc biệt là tại Hội nghị các nước ASEAN diễn ra ở Campuchia vào năm 2012. Song, ngay cả khi đã đưa ra lời hứa hình thức này, Trung Quốc vẫn một mực duy trì các tuyên bố chủ quyền phi lý trên gần như toàn bộ diện tích Biển Đông thông qua các nét đứt đoạn của “đường lưỡi bò” phi pháp.
Ngoại trưởng Vương Nghị tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hồi tháng 6 tại Brunei
Không những vậy, các chuyến công du của quan chức Trung Quốc tới ASEAN (bỏ qua Philippines) luôn mang thông điệp “hòa bình” vỏ ngoài và dùng lợi ích “cùng khai thác” để trói chặt các nước yếu thế hơn cả về kinh tế và quân sự, trong khi luôn lặp đi lặp lại quan điểm “không vội vàng tiến tới COC” hay “phải soạn thảo COC từng bước một”. Về điều này, giới học giả quốc tế đã từng nhận định rằng: đây chính là chiêu bài “bẻ gãy bó đũa” ASEAN khi vừa dùng nước đi ngoại giao nhằm phân hóa nội bộ khu vực, đánh lạc hướng các thành viên ASEAN, vừa hăm dọa bằng sức mạnh quân sự lấn lướt của Hải quân.
Cuối cùng là Mỹ. Cả Ngoại trưởng John Kerry lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đều đã thực hiện các chuyến thăm tới ASEAN như một lời khẳng định với các đồng minh rằng: Washington sẽ kiên định với chiến lược chuyển trục về châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Tháng tới, Tổng thống Obama cũng sẽ có chuyến công du chính thức tới Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines. Riêng tại Philippines, người đứng đầu Nhà Trắng sẽ hội đàm với người đồng cấp Aquino nhằm thảo luận, tăng cường hơn nữa liên minh Mỹ- Philippines một cách sâu sắc, bao gồm cả việc mở rộng an ninh, kinh tế và ngoại giao. Trong khi đó, trang Rappler của Philippines bình luận: trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sắp diễn ra tại Brunei, vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ được ông Obama chú trọng. Tuy nhiên, trong các Hội nghị thượng đỉnh trước đó, Bắc Kinh luôn có cách ngăn chặn Washington đẩy cao quan điểm. Ít nhất là chừng nào Mỹ đang còn “kẹt” ở Syria và Trung Đông dưới sự quấy nhiễu của Nga, chừng đó Trung Quốc càng dễ bề dùng lợi ích để “bẻ gãy” trục chiến lược mong manh mới ra đời từ năm 2011.
Ngoại trưởng John Kerry tại Brunei hồi tháng 7
Theo tác giả bài viết trên Diplomat, nhà nghiên cứu Dylan Loh thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (RSIS) tại Singapore, việc các cường quốc tranh giành ảnh hưởng tại ASEAN là một điều không mới. Song, câu hỏi được đặt ra là: Vì sao là ASEAN, và vì sao cường độ “tán tỉnh” ngoại giao lại gia tăng hơn bao giờ hết vào thời điểm này? Ông Dylan Loh đưa ra 2 câu trả lời. Một là, sự tăng cường ảnh hưởng tới ASEAN sẽ mở đường cho các thỏa thuận kinh tế. Chọn ASEAN cũng bởi khu vực này có giàu tiềm năng, đang phát triển và “khát” cơ sở hạ tầng.
Nhưng điểm quan trọng hơn, trong câu trả lời thứ hai, nằm ở chiến lược của 3 nước Mỹ-Nhật-Trung. Theo ông Dylan Loh, ASEAN đang dần trở thành mặt trận để 3 cường quốc này giành giật và cạnh tranh sức mạnh. Trong khi Trung Quốc với tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông đã hết mình lấy lòng ASEAN thì Nhật, dù bận rộn ở Hoa Đông, nhưng vẫn đang rẽ sóng xuống Biển Đông để tăng cường quan hệ quốc phòng, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, hỗ trợ “sức mạnh cơ bắp”,… cho một số thành viên ASEAN. Diplomat cho rằng đây chính là một thông điệp trực tiếp gửi tới Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ – với quan ngại truyền thống độc tôn trên Thái Bình Dương của mình đang lung lay trước áp lực từ Trung Quốc – cũng sẽ đẩy mạnh và nhanh các hoạt động gắn kết với ASEAN để củng cố vị thế. Dĩ nhiên, trong trường hợp này, ASEAN sẽ được lợi.
Tuy nhiên, ông Dylan Loh cũng cho rằng: với vị thế của các nước ASEAN hiện nay, nếu không giữ được “sự điểm tĩnh”, hay nói cách khác là quan điểm trung lập, mà lại ngả rõ theo bất cứ nước nào, tình hình khu vực sẽ chuyển biến theo hướng tiêu cực. Bởi chung quy, các nước đều có mục đích riêng, sẽ không vì một khu vực ASEAN mà làm sứt mẻ lợi ích của mình, dù là dưới bất cứ phương diện nào.
Theo Sông mới
Ba đại gia đua nhau 've vãn' ASEAN
Các nước Mỹ, Nhật, Trung gần đây liên tục bày tỏ sự quan tâm đến ASEAN. Điều này không phải là mới, nhưng cường độ ve vuốt chưa từng có khiến người ta đặt câu hỏi: Tại sao là ASEAN và tại sao là lúc này?
Dưới đây là ý kiến của Dylan Loh, thạc sĩ về quan hệ quốc tế thuộc trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (RSIS) tại Singapore.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera (trái) ôm Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ở Manila tháng 6/2013, sau khi phía Nhật cam kết giúp Philippines bảo vệ "các đảo xa". Nhật và Philippines đều đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã đến thăm ASEAN ba lần kể từ khi trở lại nắm quyền năm ngoái. Chuyến đi gần đây nhất của ông là tới Malaysia, Singapore và the Philippines. Tổng cộng, ông Abe đã tới thăm 7 nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Trung Quốc cũng tăng cường bang giao với ASEAN và còn biểu thị giọng điệu mang tính hòa giải hơn trong các cuộc họp cấp cao gần đây với các đối tác ASEAN. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tới thăm ASEAN ít nhất 3 lần. Đặc biệt, hồi tháng 6, Trung Quốc đã đồng ý đàm phán với ASEAN về đề xuất bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
Những tiến bộ này trái ngược hẳn với quan điểm trước đây của Trung Quốc, khi nước này kiên quyết từ chối cùng ASEAN xem xét các vấn đề lãnh thổ trên biển. Chẳng hạn như lần được cho là gây ảnh hưởng để ASEAN không ra được tuyên bố chung đề cập tranh chấp biển Đông tại cuộc họp cấp bộ trưởng của khối lần thứ 45 tháng 7/2012 ở Campuchia.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đồng thời có chuyến thăm tới các nước ASEAN, nhằm khắng định tầm quan trọng, mối liên kết và sức mạnh của Mỹ, với vai trò trung tâm ở khu vực. Philippines và Mỹ cũng bắt đầu thảo luận để mở rộng quyền tiếp cận các căn cứ quân sự cho lực lượng của Mỹ, như một phần trong chiến lược xoay trục về châu Á của Washington.
Việc các cường quốc muốn tranh thủ ASEAN không mới, nhưng cấp độ gia tăng quan hệ tăng lên thời gian gần đây là có lý do. Thứ nhất, khi ASEAN ngày càng trở nên gắn bó hơn thông qua các sáng kiến, chẳng hạn như "thị trường chung", các cường quốc sẽ dễ dàng nuôi dưỡng quan hệ với toàn khối bằng cách gia tăng quan hệ với một vài thành viên.
Ví dụ tiêu biểu nhất là chuyến thăm của ông Abe tới 3 nước (trong số 10 nước ASEAN) đã được nhiều phương tiện truyền thông đưa tin như là "chuyến thăm ASEAN", như là một hành động tăng cường quan hệ với cả khối. Điều này cũng đúng với cả Mỹ và Trung Quốc.
Lý do thứ hai liên quan đến động cơ chiến lược về địa chính trị của các ông lớn. ASEAN đang trở thành nơi ganh đua quyền lực mang tính ủy quyền. Trong khi đang tranh chấp ở biển Hoa Đông với Trung Quốc, Nhật đã gấp rút ủng hộ và thể hiện thiện chí chính trị ở Đông Nam Á, nơi một số nước có tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc. Trong lần dừng chân tại Philippines, một trong các nước có tranh chấp lãnh thổt với Trung Quốc, Tokyo đã nỗ lực hâm nóng hợp tác bằng hỗ trợ về hàng hải, trao đổi kinh tế, gia hạn cho vay tín dụng và đáng kể nhất, cung cấp 10 tàu cho lực lượng Tuần duyên Philippines. Điều đó chắc chắn là một thông điệp gửi tới Bắc Kinh.
Hành trình tìm các đối tác chiến lược của Philippines
Trong khi đó, Mỹ đang phải chứng kiến vị thế truyền thống của họ ngày càng bị thách thức ở Thái bình dương. Cứ mỗi một dấu hiệu cho thấy "Mỹ xuống - Trung lên", thì Washington lại phải cố sức tái khẳng định và tái củng cố vai trò của mình ở khu vực này. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, điều mà chúng ta đang thấy là nỗ lực gấp đôi của Washington trong việc can dự và tái can dự, cam kết và và tái cam kết.
ASEAN đương nhiên hưởng lợi từ tất cả những "lời ve vãn" này, nhưng hiệp hội cần duy trì sự điềm tĩnh và tránh bị nhìn nhận là nghiêng về bất cứ bên nào. ASEAN cũng phải tránh bị ép phải quy phục. Theo cách khôn ngoan nhất, ASEAN nên tiếp tục tạo dựng một hình ảnh trung lập. Điều đó sẽ giúp bảo đảm khu vực này vẫn "có giá" cả về mặt ngoại giao và kinh tế.
Theo VNE
Trung, Nhật "ăn miếng trả miếng" quyết liệt 7 tàu Trung Quốc hôm nay (10/9) đã ồ ạt đổ về quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đúng một ngày trước lễ kỷ niệm tròn một năm ngày Tokyo quốc hữu hóa quần đảo ở biển Hoa Đông này. Bước đi của Trung Quốc đã vấp phải sự đáp trả quyết liệt của Nhật Bản khi một quan chức hàng đầu của...