Mỹ, Nhật thử thành công tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA
Tokyo và Washington đã thử thành công tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA thế hệ mới trị giá khoảng 2 tỷ USD do hai đồng minh phối hợp chế tạo.
Mỹ, Nhật thử thành công tên lửa đánh chặn thế hệ mới. (Ảnh: JP)
Japan Times dẫn lời phát ngôn viên cơ quan phòng thủ trên lửa Mỹ Rick Lehner cho biết vụ thử tên lửa trên được tiến hành hôm 6/6 tại bãi thử Point Mugu, ngoài khơi bang California.
SM-3 IIA là một phiên bản có đường kính 53cm do công ty Raytheon chế tạo trong khuôn khổ chương trình hợp tác Mỹ – Nhật. SM-3 IIA được phát triển từ tên lửa SM-3 và được sử dụng trong hệ thống tác chiến lớp Aegis do công ty Lockheed Martin của Mỹ sản xuất, để đối phó với nguy cơ tấn công tên lửa đạn đạo.
Riki Ellison, người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận Liên minh ủng hộ phòng thủ tên lửa cho hay Nhật và Mỹ mỗi bên đóng góp 1 tỷ USD để thiết kế, thử nghiệm và sản xuất thế hệ tên lửa mới này.
“Đây là lần hợp tác điển hình giữa Mỹ và một nước khác, trong đó bản thiết kế và chi phí được hai bên chia sẻ một cách công bằng… để tạo ra một loại vũ khí mới, tăng cường an ninh cho cả hai nước”, ông Ellison cho hay.
Raytheon cho biết các tên lửa SM-3 IIA mới có động cơ tên lửa lớn hơn và một khả năng có thể tiêu diệt lớn hơn mà sẽ cho phép tên lửa tấn công các mối đe dọa từ rất sớm và bảo vệ một khu vực rộng lớn hơn trước tên lửa tầm ngắn với tên lửa tầm trung.
Video đang HOT
Bài kiểm tra cuối tuần trước chỉ là bài kiểm tra đánh giá hiệu suất hoạt động của tên lửa, hệ thống điều khiển, việc tách các giai đoạn của tên lửa trong khi bay. Không có một mục tiêu giả định nào được đưa ra để thử nghiệm.
Theo ông Ellison, theo kế hoạch tên lửa này sẽ được tiếp tục thử nghiệm trong 3 năm trước khi được sử dụng cho các tàu Aegis của Hải quân Mỹ, tàu Kongo của Nhật Bản, và hệ thống vũ khí Aegis Ashore tại Ba Lan và Romania.
Đây là hoạt động hợp tác quân sự mới nhất giữa Nhật Bản và Mỹ kể từ khi hai nước công bố định hướng hợp tác quốc phòng mới ngày 27/4 vừa qua. Theo chiến lược mới này, Nhật Bản sẽ tham gia tích cực và chủ động hơn vào các hoạt động quân sự trong khu vực, từ việc bảo vệ các vùng biển của Nhật Bản, các vùng biển lân cận đến trực tiếp tham chiến bảo vệ các đồng minh ngay cả khi Nhật Bản không phải là mục tiêu bị đe dọa, tấn công.
Những thay đổi mạnh mẽ trong định hướng quốc phòng Nhật – Mỹ được đẩy mạnh trong bối cảnh Trung Quốc ngang nhiên tiến hành các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo đá và rạn san hô ở Biển Đông hòng biến các thực thể này thành các tiền đồn quân sự phục vụ mục tiêu kiểm soát và độc chiếm vùng biển chiến lược trong tương lai.
Thoa Phạm-Vũ Anh
Theo Dantri/JP
Triều Tiên tuyên bố vùng cấm tàu thuyền, bị nghi sắp phóng tên lửa
Triều Tiên đã tuyên bố vùng cấm tàu thuyền ngoài khơi bờ biển phía đông nước này, báo chí Hàn Quốc ngày 6/4 đưa tin, làm dấy lên các đồn đoán rằng Bình Nhưỡng có thể tiến hành thêm các vụ phóng tên lửa trước chuyến thăm Seoul của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ trong tuần này.
Một tàu tuần tra của hải quân Triều Tiên và các tàu cá nước này hoạt động ở Hoàng Hải (Ảnh: AFP)
Bình Nhưỡng đã bắn 4 tên lửa tầm ngắn ra ngoài khơi bờ biển phía tây hôm 4/4 trong một động thái mà Hàn Quốc gọi là nhằm làm gia tăng căng thẳng trong Seoul đang có cuộc tập trận quân sự thường niên với Mỹ.
Hai miền Triều Tiên đã vướng vào cuộc chiến ngôn từ căng thẳng gần đây xung quanh việc Bình Nhưỡng bắt giữ 2 công dân Hàn Quốc bị cáo buộc làm gián điệp.
Không rõ liệu cảnh báo mới nhất đối với tàu thuyền nhằm tránh khỏi một khu vực ngoài khơi bờ biển phía đông của bán đảo Triều Tiên có phải là một ám chỉ trực tiếp về một vụ phóng tên lửa sắp diễn ra hay không.
"Không có dấu hiệu về các động thái cụ thể", phó phát ngôn viên Bộ quốc phòng Hàn Quốc Na Seung-yong cho hay. Phát ngôn viên này nói không có cảnh báo cấm tàu thuyền nào được gửi tới Seoul hoặc Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO).
Triều Tiên đã thông báo cho IMO trước các vụ phóng tên lửa tầm xa trước đây, mà Bình Nhưỡng khẳng định là các tên lửa được dùng để phóng vệ tinh. Triều Tiên đang chịu các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc, vốn cấm nước này phát triển các công nghệ tên lửa đạn đạo.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter dự kiến sẽ bắt đầu chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Hàn Quốc vào thứ Năm tuần này.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời các quan chức chính phủ giấu tên nói rằng cảnh báo cấm tàu thuyền của Triều Tiên đã có hiệu lực kể từ ngày 1/4 và có thể báo hiệu rằng một vụ phóng tên lửa Rodong tầm trung "có khả năng sẽ xảy ra".
Lần cuối cùng Triều Tiên phóng thử tên lửa tầm trung Rodong, có tầm xa 1.300 km, vào tháng 3/2014, trong khi các lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ gặp nhau để thảo luận mối đe dọa từ Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã không đưa ra cảnh báo cấm tàu thuyền trước vụ phóng đó.
Triều Tiên thường xuyên phóng thử các tên lửa tầm ngắn ra biển, thường được xem là nhằm phản đối các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn mà Bình Nhưỡng lên án là sự chuẩn bị cho chiến tranh.
Hồi tháng trước, Triều Tiên đã phóng thử 2 tên lửa tầm ngắn ra vùng biển phía đông nước này và ban hành vùng cấm tàu thuyền, gây ra sự phản ứng từ phía Nhật Bản.
Triều Tiên, từng đe dọa tiến hành một vụ thử hạt nhân thứ 4, có thể tiến gần tới khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa, một số chuyên gia cảnh báo, với việc tên lửa tầm trung Rodong nhiều khả năng sẽ được sử dụng nhất.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới thăm một trong các đơn vị hải quân nước này, chỉ đạo các cuộc tập trận ngư lôi, truyền thông nhà nước ngày 4/4 đưa tin.
An Bình
Theo Dantri
Mỹ đau đầu với hệ thống phòng thủ tên lửa ngoài khí quyển trên đất liền Ngay 11-6, giam đôc Cơ quan phong thu tên lưa My tuyên bô, Lâu Năm Goc se đanh gia lai kê hoach triên khai thêm 14 tên lưa đanh chăn triên khai trên đât liên, nêu vu phong thư tơi đươc tiên hanh vao cuôi thang nay tiêp tuc thât bai. Theo pho Đô đôc James Syring, ưu tiên ngăn han cao nhât...