Mỹ – Nhật tập trận dằn mặt Trung – Nga
Lần đầu tiên một phi đội tiêm kích tàng hình F-22 Raptor từ căn cứ ở Alaska bay đến Nhật tham gia cuộc tập trận chung Mỹ – Nhật Kiếm sắc 2015 vào giữa tháng 11 qua, được cho là hành động dằn mặt Trung Quốc và Nga, theo IBT.
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor từ phi đoàn 525 ở căn cứ Elmendorf – Richardson, bang Alaska đáp xuống căn cứ Kadena, Okinawa, Nhật Bản ngày 14.11, tham gia tập trận chung Kiếm sắc 2015 – Ảnh: Không lực Mỹ
Trang tin IBT ngày 1.12 cho biết cuộc tập trận Kiếm sắc 2015 (từ 8 – 19.11) huy động hơn 11.000 binh sĩ Mỹ thuộc các đơn vị không quân, hải quân, thuỷ quân lục chiến đóng tại Nhật tham gia cùng 30.000 lính Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, với hàng chục tàu chiến và máy bay, có cả tàu sân bay USS George Washington.
Cuộc tập trận này lên kịch bản đối với các cuộc chiến chống tàu ngầm, tàu mặt nước, phòng không và không chiến.
Tham gia tập trận còn có một phi đội tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5, F-22 Raptor từ căn cứ không quân Elmendorf – Richardson ở bang Alaska bay đến căn cứ Kadena ở Nhật Bản hỗ trợ cho Kiếm sắc 2015, theo báo Không quân Mỹ. Các chiếc F-22 hiện đại nhất này đã cùng bay tập trận cũng như tuần tiễu an ninh khu vực.
Một tiêm kích tàng hình F-22 Raptor cất cánh từ căn cứ Kadena tham gia tập trận Kiếm sắc 2015, ngày 14.11 – Ảnh: Không lực Mỹ
Video đang HOT
Trang tin thân Trung Quốc, Wanchina Times ngày 30.11 cho rằng việc phô diễn F-22 tại cuộc tập trận Kiếm sắc 2015là để dằn mặt Trung Quốc và Nga, và nhất là nhằm “gây choáng” cho Trung Quốc khi F-22 đáp xuống căn cứ Kadena ở Okinawa trên vùng biển Hoa Đông, và cũng gần Biển Đông là những nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với các nước.
Kiếm sắc là cuộc tập trận chung hàng năm giữa Mỹ và Nhật bắt đầu từ năm 1986, huy động lực lượng hải – lục – không quân hùng hậu nhất ở Tây Thái Bình Dương.
Đô đốc John Alexander, chỉ huy Hạm đội 7 Mỹ ở Thái Bình Dương, nói rằng “Kiếm sắc được thiết kế để cho phép Mỹ và Nhật Bản thực hành, phối hợp các thủ tục và khả năng tương tác trong các tình huống chiến tranh như chống tàu ngầm, tàu nổi, không chiến và phòng không”.
Một tiêm kích tàng hình F-22 Raptor cất cánh từ căn cứ Kadena tham gia tập trận Kiếm sắc 2015, ngày 14.11 – Ảnh: Không lực Mỹ
Tiêm kích tàng hình F-22 luôn gây sự chú ý của báo giới mỗi khi xuất hiện. Hồi năm 2013, F-22 chiếm khá nhiều cột tin bài của báo chí thế giới khi tham dự cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn Quốc tại căn cứ không quân Osan, cách Seoul 60 km về phía nam. Sự hiện diện của F-22 lúc đó là một thông điệp cảnh cáo trực tiếp với Triều Tiên và phô diễn sức mạnh quân sự của Mỹ với Trung Quốc.
Ngoài ra, trong tháng 11, tiêm kích F-35C đã thực hiện cất và hạ cánh thành công lên tàu sân bay USS Nimitz ở gần California, cả ngày lẫn đêm. Các máy bay này đã thực hiện 39 giờ luyện tập với 124 lần cất cánh bằng máy phóng và 224 lần hạ cánh trên tàu.
Tàu chiến Mỹ và Nhật Bản, dẫn đầu là tàu sân bay USS George Washington đang tập trận chung mang tên Kiếm sắc 2015 trên vùng biển phía nam Nhật Bản ngày 19.11.2014 – Ảnh: Hải quân Mỹ
Tàu sân bay USS George Washington (CVN 73, bên trái) và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Nhật Bản JS Kirishima (lớp Kongou) trong cuộc tập trận Kiếm sắc 2015, ngày 18.11.2014 – Ảnh: Hải quân Mỹ
Anh Sơn
Theo Thanhnien
Trung Quốc có thể triển khai tàu chiến giám sát tập trận Mỹ-Nhật
Sau khi Mỹ và Nhật Bản thông báo tập trận đổ bộ chung ở Hoa Đông, báo chí Nga nhận định rằng hải quân Trung Quốc có thể sẽ triển khai tàu chiến để giám sát cuộc tập trận.
Một tàu khu trục của hải quân Trung Quốc. Ảnh minh họa
Được biết tới với tên gọi "Keen Sword", cuộc tập trận đổ bộ song phương được Mỹ và Nhật Bản tổ chức 2 năm một lần. Cuộc tập trận nhằm đảm bảo các hoạt động chung giữa quân đội hai nước cũng như thúc đẩy các khả năng bảo vệ đảo.
Cuộc tập trận sẽ được tiến hành trong 2 ngày 8-9/11. Trong bối cảnh Nhật Bản đang vướng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông, "Keen Sword" được dự đoán sẽ gây ảnh đối với mối quan hệ đang đóng băng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Tuy nhiên, giới chức từ Bộ quốc phòng Nhật cho hay cuộc tập trận không nhằm vào một quốc gia nào khác.
Khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ và 30.700 binh sĩ Nhật sẽ tham gia cuộc tập trận. Ngoài ra, 25 tàu chiến và 260 máy bay sẽ được huy động.
Dù cuộc tập trận diễn ra trong khi Trung Quốc chủ trì hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh, chuyên gia Nga Konstanty Schiffkov về địa chính trị cho rằng Bắc Kinh sẽ phản ứng.
Do cuộc tập trận là diễn tập ngăn chặn đối thủ một thủ tiềm tàng nhằm chiếm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, chuyên gia Schiffkov dự đoán Trung Quốc có thể thực hiện vài hành động để khẳng định chủ quyền.
Một phương án mà Trung Quốc có thể làm là tiến hành giám sát cuộc tập trận tại vùng biển tranh chấp. Cùng lúc đó, các tàu chiến Trung Quốc có thể khoe cờ nước này trong sứ mệnh giám sát.
An Bình
Theo WCT
Trung Quốc lo ngại Mỹ-Nhật đàm phán mở rộng khả năng tấn công "Lịch sử quân phiệt Nhật Bản và thái độ của Tokyo đối với vấn đề này là lý do" khiến Bắc Kinh quan tâm tới động thái trên. Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Kyodo News ngày 10/9 đưa tin, hôm Thứ Tư Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về thông tin Mỹ có...