Mỹ-Nhật sẽ yêu cầu Trung Quốc xóa ‘lưỡi bò trên không’
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 1/12 chính thức xác nhận yêu cầu Trung Quốc rút lại quyết định thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Hoa Đông sẽ có trong chương trình nghị sự của Phó Tổng thống Mỹ Biden khi tới Tokyo từ ngày 2-4/12.
Thủ tướng Nhật Bản và Phó Tổng thống Mỹ trong buổi gặp mặt tại Singapore ngày 26/7. Ảnh: AFP
Đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ và Nhật Bản ra tuyên bố chung khẳng định hai nước không cho phép Trung Quốc đơn phương khoanh vùng nhận diện phòng không trên Hoa Đông, nhằm thay đổi hiện trạng khu vực bằng vũ lực. Nhiều khả năng, tuyên bố chung này sẽ được công bố trước cuộc Hội đàm của Thủ tướng Abe và Phó Tổng thống Biden hôm 3/12.
Theo AFP, phát biểu với báo giới, ông Abe khẳng định Tokyo và Washington sẽ thảo luận các cách đối phó với vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh định ra, bao trùm vào cả quần đảo Senkaku, bằng cách hợp tác chặt chẽ.
Trong khi đó, trên kênh truyền hình NHK cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera cho biết: “Chính phủ Mỹ đang có lập trường giống với Nhật Bản. Washington đang thay đổi mạnh mẽ để gửi đi các thông điệp cụ thể”.
Còn tờ Yomiuri đưa tin chính phủ Nhật đang thảo luận nhằm thống nhất về ngôn từ trong tuyên bố chung để chỉ trích một cách mạnh mẽ tới Trung Quốc về ADIZ. Tờ báo dự đoán tuyên bố chung sẽ đề cập rằng ADIZ Trung Quốc có thể dẫn tới những tình huống nguy hiểm nhằm thay đổi hiện trạng Hoa Đông một cách đơn phương, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Nhật trong việc duy trì hòa bình khu vực qua việc thành lập Hội đồng an ninh quốc gia giống Mỹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngoài Hoa Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera còn lên tiếng cảnh báo “Trung Quốc sẽ có những di chuyển tương tự trên Biển Đông” và nhận định cộng đồng quốc tế không nên bỏ qua những phương pháp tiếp cận đơn phương như vậy, nhất là khi Bắc Kinh ngày 29/11 đã thẳng thừng từ chối yêu cầu hủy bỏ ADIZ từ Nhật Bản.
Theo Songmoi
Mỹ-Nhật tăng cường 'lượn lờ' trêu ngươi Trung Quốc trong vùng nóng
Nhằm thể hiện quan điểm cứng rắn của mình trước Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) TQ vừa đơn phương thiết lập, Mỹ sẽ tiến hành bay hàng ngày qua ADIZ, đồng thời Mỹ và Nhật sẽ hội đàm về ADIZ gây tranh cãi này trong chuyến thăm Nhật của Phó Tổng thống Mỹ Biden.
Mỹ tích cực trêu ngươi Trung Quốc
Báo Bloomberg ngày 30/11 dẫn lới một quan chức của quân đội Mỹ (giấu tên) cho biết, quân đội Hoa Kỳ sẽ tiến hành các chuyến bay hàng ngày qua khu vực được Trung Quốc đơn phương tuyên bố là ADIZ trên biển Hoa Đông mà không cần thông báo trước cho Bắc Kinh.
Nguồn tin này cho thấy, người Mỹ không chỉ tuyên bố, mà hành động của quân đội Mỹ tại khu vực này ngày càng dày đặc hơn.
Trước đó, ngay sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông ngày 23/11, Lầu Năm Góc cũng chính thức thông báo về việc hai chiếc oanh tạc cơ B-52 của mình đã bay qua khu vực ADIZ không thông báo gì cho phía Trung Quốc.
Trong khi đó, Nicholas Burns - cựu quan chức phụ trách các vấn đề chính trị của Mỹ từ 2005 - 2008 cũng khẳng định điều này: "Đây là tín hiệu quan trọng mà Mỹ muốn thể hiện với Trung Quốc. Chúng tôi (nước Mỹ) không sẽ bị bắt nạt và chúng tôi sẽ thực hiện các cam kết của mình trong đó có hiệp ước phòng vệ với Nhật Bản".
Để lấy lại thể diện trước những phản ứng gay gắt từ Mỹ và Nhật Bản, trong những ngày gần đây, quân đội Trung Quốc đã điều động các chiến đấu cơ "tuần tra" khu vực ADIZ. Tuy nhiên động thái này một phần được cho là cách thể hiện của Trung Quốc trước chuyến thăm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sắp tới đây của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Chiến đấu cơ F-15J của Nhật Bản
Nhật - Mỹ hội đàm về ADIZ trên biển Hoa Đông
Kế hoạch Nhật sẽ tiến hành hội đàm với Mỹ được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 1/12 cho biết. Theo đó, ông sẽ thảo luận với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Tokyo về việc đơn phương mở rộng ADIZ trên biển Hoa Đông mới đây của Trung Quốc.
Ngay sau khi Bắc Kinh mở rộng ADIZ khiến cộng đồng quốc tế dậy sóng, Tokyo đã ngăn các hãng hàng không nước này nộp kế hoạch bay cho Bắc Kinh.
"Chúng tôi muốn hội ý với Phó Tổng thống Mỹ Biden khi ông sang thăm Nhật Bản tuần này và hai bên sẽ hợp tác giải quyết vấn đề này" - Thủ tướng Nhật Bản Abe cho biết.
Trước đó, bảng thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 29/11 nói rằng các hãng hàng không thương mại Hoa Kỳ nên cân nhắc yêu cầu của Trung Quốc về việc thông báo kế hoạch bay của mình khi đi qua ADIZ Hoa Đông.
"Chính phủ Mỹ mong muốn các hãng hàng không Mỹ đang hoạt động ở nước ngoài sẽ tuân thủ theo thông báo do quốc gia nước ngoài đưa ra", Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ.
Tuy nhiên bảng thông cáo này cũng nói rõ việc tuân thủ "quy chế ADIZ Trung Quốc" của các chuyến bay thương mại không đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ chấp nhận các yêu cầu của Trung Quốc về "quy chế hoạt động" trong phạm vi ADIZ Hoa Đông.
Theo đó, mục đích của thông báo này là Mỹ khuyên hàng không dân dụng nên "né", để ADIZ Trung Quốc cho Không quân hành động.
Cùng thống nhất quan điểm với Mỹ, ông Onodera - Bộ trưởng Bộ quốc phòng Nhật phát biểu trên kênh truyền hình NHK rằng: "Chính quyền Mỹ có cùng lập trường với Nhật Bản về ADIZ của Bắc Kinh. Phía Mỹ có phản ứng nhanh hơn Nhật Bản về vấn đề này. Họ đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ".
Theo quy định mới Bắc Kinh đưa ra tại ADIZ, các máy bay nước ngoài phải báo cáo kế hoạch bay của mình cho chính quyền Trung Quốc, duy trì liên lạc vô tuyến và nhanh chóng đáp ứng yêu cầu hoặc phải có dấu hiệu rõ ràng về quốc tịch, nếu không Trung Quốc sẽ có biện pháp can thiệp.
Theo Báo Đất Việt
Phó tổng thống Mỹ đến châu Á bàn về vùng phòng không Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua bắt đầu chuyến công du châu Á trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trong khu vực sau khi Trung Quốc công bố vùng phòng không mới trên biển Hoa Đông. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh Khi dừng chân ở Bắc Kinh, ông Biden sẽ thảo luận về "các vấn đề đáng quan...