Mỹ – Nhật sẽ hợp tác ứng phó ‘tình huống khẩn cấp’ Đài Loan
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ – Nhật thống nhất hợp tác chặt chẽ hơn trong trường hợp nổ ra xung đột vũ trang ở eo biển Đài Loan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nêu khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi ở Tokyo tuần trước, các nguồn tin chính phủ Nhật Bản hôm 20/3 cho hay. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ, nhưng không thảo luận cách phối hợp để phản ứng với tình huống khẩn cấp như vậy.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (trái) hội đàm cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi ở Tokyo hôm 16/3. Ảnh: AFP .
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan trở nên căng thẳng sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, trở thành lãnh đạo hòn đảo năm 2016.
Chính sách của Tokyo về quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan là khuyến khích đối thoại để có giải pháp hòa bình. Trong tuyên bố được đưa ra sau cuộc hội đàm của Kishi và Austin, cũng như giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi, hai bên chỉ kêu gọi hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
Video đang HOT
Trong cuộc họp trước đó với Austin, Kishi đề cập việc Trung Quốc gần đây tăng cường số lượng chiến đấu cơ bay qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cho rằng cần nghiên cứu cách để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) hợp tác với các lực lượng Mỹ nhằm bảo vệ đảo Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc đại lục có hành động quân sự.
Tokyo đang xem xét tính khả thi của phương án triển khai lực lượng SDF bảo vệ tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ trong trường hợp nổ ra khủng hoảng giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan, do nước này nằm gần eo biển và nguy cơ xung đột ảnh hưởng tới an toàn của công dân Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ tuần trước công du Nhật Bản, Hàn Quốc để củng cố mối quan hệ đồng minh ở châu Á. Trước khi lên đường, Blinken và Austin đã tuyên bố chống lại các động thái quyết liệt của Trung Quốc trong khu vực là ưu tiên hàng đầu.
Biden cứng rắn bất ngờ với Nga, Trung Mỹ tạo bàn đạp trước cuộc ‘chạm mặt’ Trung Quốc Cuộc ‘chạm mặt’ căng thẳng báo hiệu tương lai Mỹ – Trung
Đài Bắc nói Bắc Kinh đang củng cố năng lực tấn công
Đài Bắc ra báo cáo đánh giá năng lực phòng thủ mới nhất, cho rằng Bắc Kinh đang củng cố năng lực tấn công và phong toả hòn đảo.
"Trung Quốc đại lục tăng thái độ thù địch và đe dọa chúng tôi, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn và xung đột, đồng thời phá vỡ hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan", theo bản sao đánh giá của cơ quan phòng vệ Đài Loan.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan thực hiện đánh giá năng lực phòng thủ của hòn đảo 4 năm một lần. Báo cáo mới nhất cảnh báo Trung Quốc đại lục đang triển khai chiến thuật "vùng xám" để gây sức ép lên hòn đảo, bao gồm các cuộc diễn tập liên tiếp trong khu vực và những lần điều máy bay cùng tàu thuyền quân sự áp sát.
Tài liệu này cho biết Trung Quốc đại lục điều nhiều máy bay, trong đó gồm máy bay không người lái (UAV), liên tục áp sát vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của đảo Đài Loan trong nỗ lực "làm hao mòn" lực lượng phòng vệ trên không của hòn đảo. "Trung Quốc đại lục tiếp tục hiện đại hóa quân đội và tăng cường năng lực trong cuộc chiến với Đài Loan", báo cáo viết.
Tiêm kích F-16 của phòng vệ Đài Loan giám sát oanh tạc cơ H-6 của quân đội Trung Quốc tháng 2/2020. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết Trung Quốc "xây dựng bản sao" các cơ sở quân sự của lực lượng này để "huấn luyện tấn công", đồng thời tổ chức các cuộc diễn tập đổ bộ mô phỏng chiến dịch tấn công hòn đảo.
Trung Quốc đại lục có khả năng "đóng cửa một phần" cảng cùng các tuyến đường biển quan trọng của Đài Loan và chặn hoạt động vận tải biển tới hòn đảo, đồng thời "triển khai tên lửa tầm xa ngăn lực lượng nước ngoài hỗ trợ", cơ quan phòng vệ Đài Loan nhận định.
Báo cáo của cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết Trung Quốc đại lục tiến hành "tâm lý chiến" và phát tán "tin giả" nhằm "làm tổn hại lòng tin của người dân" đối với giới chức hòn đảo.
Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẽ dùng vũ lực nếu cần. Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi đầu tháng 3 khẳng định Trung Quốc kiên quyết ngăn chặn "bất cứ hoạt động ly khai nào nhằm tìm cách cho Đài Loan độc lập".
Vị trí đảo Đài Loan (Trung Quôc). Đồ họa: Google .
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đang giám sát tiến trình hiện đại hóa của lực lượng phòng vệ, bao gồm đề án đóng tàu ngầm, chương trình phát triển tên lửa tầm xa và nâng cấp năng lực tác chiến trên không. Tuy nhiên, phòng vệ Đài Loan bị đánh giá là "lép vế" trước quân đội Trung Quốc, khi lực lượng này biên chế tiêm kích tàng hình, tàu sân bay và các khí tài tiên tiến khác.
Vấn đề Đài Loan là nguyên nhân gây căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, được nêu ra trong hội đàm cấp cao giữ hai nước ngày 18/3. Mỹ là bên cung cấp vũ khí và hậu thuẫn chính cho Đài Loan. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an giới chức đảo Đài Loan rằng cam kết của họ với hòn đảo là "vững chắc", đặc biệt sau khi Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự trong khu vực.
Đài Loan nâng 42 tiêm kích F-16 lên chuẩn hiện đại nhất 42 tiêm kích F-16A/B Đài Loan được nâng cấp lên chuẩn F-16V, dự kiến bàn giao cho lực lượng phòng vệ hòn đảo vào cuối tháng 3. Hoàng Chí Vĩ, chỉ huy phòng vệ trên không Đài Loan, ngày 17/3 cho biết những tiêm kích F-16A/B được nâng lên chuẩn F-16V khả năng "phát hiện kẻ thù sớm hơn và có tầm đánh...