Mỹ-Nhật sẽ dùng máy bay do thám Triều Tiên?
Mỹ và Nhật Bản đang cân nhắc triển khai máy bay do thám không người lái Global Hawk để tăng cường giám sát CHDCND Triều Tiên, các nguồn tin quân sự hai nước nói ngày 6/4.
Global Hawk có trần bay cao sẽ được triển khai tại căn cứ quân sự Mỹ ở tỉnh Aomori của Nhật Bản. Mỹ đã triển khai 3 máy bay Global Hawk tại một căn cứ quân sự trên đảo Guam để theo dõi hoạt động của hải quân Trung Quốc và các nước khác ở tây Thái Bình Dương.
Một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Pháp nói rằng, nước này đang xem xét mua máy bay do thám không người lái Reaper của Mỹ, để nâng cao sức mạnh quân sự. Sau khi mua Reaper về, quân đội Pháp có thể sửa sang để lắp các hệ thống vũ khí.
Ngày 6/4, các quan chức chính phủ Hàn Quốc nói rằng, dù Triều Tiên đã cảnh báo các đại sứ quán nước ngoài ở Bình Nhưỡng rằng, họ không thể đảm bảo sự an toàn của người nước ngoài một khi chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên, nhưng chưa có phái đoàn ngoại giao nào sơ tán nhân viên của mình.
Mỹ và Nhật Bản đang cân nhắc triển khai máy bay do thám không người lái Global Hawk
Video đang HOT
Một quan chức chính phủ Hàn Quốc nói: “Có lẽ Triều Tiên muốn truyền tải thông điệp rằng, họ không phải là kẻ thù, Triều Tiên sẽ không tấn công mà sắp bị tấn công. Dường như đây là chiến tranh tuyên truyền. Triều Tiên muốn đổ cho Mỹ trách nhiệm gây bất ổn định trên bán đảo Triều Tiên”.
Vị quan chức nói tiếp: “Dường như chiến lược của Triều Tiên là đưa ra thông điệp rằng “Chúng tôi phát triển vũ khí hạt nhân vì người Mỹ gây sức ép lên chúng tôi”.
Ngày 6/4, Bộ Thống nhất Hàn Quốc thông báo, thêm một công ty Hàn Quốc dừng hoạt động trong khu công nghiệp Kaesong chung với Triều Tiên vì Triều Tiên đã ngăn công nhân và hàng hóa từ Hàn Quốc vào khu công nghiệp suốt 4 ngày qua. Công ty sản xuất máy móc này dừng sản xuất vì thiếu nguyên liệu thô, nâng tổng số doanh nghiệp Hàn Quốc trong khu công nghiệp Kaesong phải dừng hoạt động lên 4.
Bốn ngày qua, Triều Tiên chỉ cho phép người Hàn Quốc trong khu công nghiệp rời khỏi đây. Tính đến hôm qua, 92 người Hàn Quốc đã trở về nhà, Bộ Thống nhất thông báo
Theo 24h
Tên lửa Triều Tiên bắn xa đến đâu?
Triều Tiên tuyên bố tên lửa bắn xa nhất của mình có thể vươn tới thành phố Los Angeles của Mỹ, tức gần 10.000 km. Nhưng theo phân tích của một số chuyên gia, điều đó không thực tế.
Theo tờ Washington Post, Triều Tiên đã tái triển khai một số tên lửa tầm trung đến bờ biển phía đông của nước này hôm 5/4.
Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về loại tên lửa mà Triều Tiên vừa điều động. Theo một số nguồn tin từ quân đội Hàn Quốc, đó là tên lửa Musudan, còn báo chí Nhật lại cho đó là KN-08.
Tên lửa KN-08 trong một cuộc duyệt binh của quân đội Triều Tiên vào tháng 4/2012
Tờ Asahi Shimbun của Nhật cho rằng Triều Tiên chỉ di chuyển KN-08 đến bờ biển phía đông nước này để phóng thử vì đó là địa điểm có ít khả năng tên lửa rơi xuống lãnh thổ Triều Tiên.
Theo hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc), các quan chức Hàn Quốc cho rằng tên lửa Musudan có tầm bắn 3.000 đến 4.000 km và có khả năng bắn trúng các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam.
Tuy nhiên, tờ Washington Post dẫn thông tin từ Liên đoàn khoa học gia Mỹ và một số tổ chức khác cho biết, tên lửa Musudan của Triều Tiên có thể bao phủ Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng không thể bắn đến Guam và Hawai.
Bản đồ thể hiện tầm xa mà các tên lửa của Triều Tiên có thể đạt được. Vòng tròn màu xanh lá cây phía ngoài cho biết giới hạn phạm vi của Musudan (loại tên lửa vừa được Triều Tiên đưa tới bờ đông, theo Yonhap): Nó có thể bắn Nhật bản và Hàn Quốc nhưng không thể vươn tới Guam, Hawaii và dĩ nhiên không tới lục địa Mỹ. (Nguồn: Washington Post)
Triều Tiên tuyên bố tên lửa đạn đạo xuyên lục địa KN-08 có tầm bắn gần 10.000 km. KN-08 có thể bắn tới thành phố Los Angeles của Mỹ. Tuy nhiên, theo Washington Post, ông Markus Schiller, một chuyên gia về Triều Tiên lại hoài nghi về sức mạnh của KN-08. Loại tên lửa này chỉ mới được quân đội Triều Tiên tiết lộ trong cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng vào tháng 4/2012 và chưa bao giờ được phóng thử nghiệm nên ông Schiller cho rằng KN-08 "hoàn toàn không thể" đi vào hoạt động mà không qua bắn thử.
Triều Tiên đã có hàng loạt các vụ thử tên lửa trong suốt nhiều năm qua. Năm 1998, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa Taepodong-1 để mang một vệ tinh lên không gian. Năm 2006, tên lửa Taepodong-2 của Triều Tiên đã phát nổ 40 giây sau khi được phóng.
Năm 2009, các kỹ sư Triều Tiên đã nâng cấp Taepodong-2 thành phiên bản Unha-2 nhưng cuộc phóng thử đã thất bại khi Unha-2 rơi xuống biển Thái Bình Dương. Một cuộc phóng thử khác vào tháng 4 năm ngoái cũng đã thất bại. Tuy nhiên, tháng 12/2012, tên lửa Unha-3 đã phóng thành công khi đưa một vệ tinh vào quỹ đạo.
Theo 24h
Triều Tiên yêu cầu Nga sơ tán sứ quán Triều Tiên đã yêu cầu các đại sứ quán nước ngoài tại thủ đô Bình Nhưỡng cân nhắc khả năng sơ tán nhân viên do tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Ngoại trưởng Nga ông Sergei Lavrov ngày hôm nay (5/4) cho biết, Triều Tiên yêu cầu đại sứ quán Nga và các nước khác tại thủ đô Bình Nhưỡng...