Mỹ, Nhật sẽ có phản ứng liên hợp nếu có chiến sự ở Đông Bắc Á
Trung QuốcvàNhật Bảnđang có ý định triển khai máy bay không người lái ở đảoSenkaku,phía TQ là một phiên bản giống X-47B, còn Nhật Bản mua Global Hawk củaMỹ.
Hệ thống tên lửa Patriot-3 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, mua của Mỹ.
Ngày 15/1, Zachary Fillingham, chuyên gia chính sách ngoại giao Trung Quốc của Canada có bài viết cho rằng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thực hiện một trong những cam kết tranh cử của ông, đó là tăng chi tiêu quốc phòng sau gần 10 năm cắt giảm ngân sách.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, họ sẽ yêu cầu chuyển 2,1 tỷ USD từ kế hoạch kích thích kinh tế của Chính phủ Nhật Bản. Chi tiêu quốc phòng tăng lên lần này là lần đầu tiên trong 10 năm qua của Nhật Bản, cũng là minh chứng phản ánh tình hình căng thẳng của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục leo thang.
Bài viết chỉ ra, chi tiêu ngân sách mới sẽ dùng để mua tên lửa phòng không PAC-3 (do Công ty Lockheed Martin chế tạo) và tân trang 4 máy bay chiến đấu F-15 cũ.
Ngoài ra, Nhật Bản còn có một số chương trình mua sắm nằm trong ngân sách quốc phòng thường niên 53 tỷ USD của họ, ví dụ mua hệ thống Aegis cho tàu khu trục tên lửa có dẫn đường, có kế hoạch mua 42 máy bay chiến đấu F-35 trong mấy năm tới.
Video đang HOT
Bài viết còn cho biết, trong tương lai không xa, Nhật Bản còn có khả năng sẽ mua máy bay do thám không người lái Global Hawk. Tuần trước, tờ “Guardian” Anh cho biết, Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng có ý định triển khai máy bay không người lái ở đảo Senkaku.
Máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ chế tạo
Đối với Trung Quốc, họ đang đầu tư cho lĩnh vực máy bay không người lái trong nước, Bắc Kinh được cho là đang chuẩn bị thử nghiệm một loại UAV có hình dáng tương tự X-47B của Mỹ.
Đối với Nhật Bản, dự kiến Nhật Bản sẽ đề nghị Mỹ bán cho máy bay không người lái, ông Shinzo Abe đã thông qua phúc thẩm các dự án quốc phòng từ năm 2011-2016.
Bài viết chỉ ra, Nhật Bản quay trở lại coi trọng xây dựng khả năng quân sự là do mức độ căng thẳng quan hệ Trung-Nhật không ngừng tăng lên.
Từ sự dịch chuyển chiến lược sang hướng đông của Obama, đến các chương trình mua sắm vũ khí trang bị mới của các nước Ấn Độ, Philippines và các nước khác, đều đã cho thấy toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều đang tập trung vào ngăn chặn sức mạnh quân sự liên tục tăng trưởng của Trung Quốc.
Trong cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á-Thái Bình Dương, các doanh nghiệp quốc phòng phương Tây có thể thu lợi. Báo cáo của Hiệp hội công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ cho biết, chỉ riêng năm 2012, vũ khí Mỹ bán cho các nước trong phạm vi ảnh hưởng của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ đã tăng 5,4%.
Máy bay hải quân không người lái X-47B do Mỹ chế tạo
Theo bài viết, do không có dấu hiệu cho thấy tăng trưởng ngân sách quân sự của Trung Quốc sẽ chậm lại, vì vậy trong tương lai gần, xu thế tăng chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản sẽ không thay đổi. Nhưng, đối với Nhật Bản, tăng chi tiêu quốc phòng hoặc mua thêm trang bị quốc phòng mới không nhất định sẽ gây được ảnh hưởng chiến lược lớn nhất.
Các khoản tiền tăng lên của ngân sách quốc phòng Nhật Bản gần đây phù hợp với các tưởng định tác chiến (CHDCND Triều Tiên, Nga và Trung Quốc) gần đây của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Điều thú vị là, những tưởng định này có liên quan đến việc Nhật Bản cung cấp viện trợ cho Đài Bắc khi Trung Quốc sử dụng vũ lực “thu hồi Đài Loan”.
Khấu Mật Tương, phó trưởng ban trang tiếng Anh tờ “Thời báo Đài Bắc”, nhà nghiên cứu vấn đề Trung Quốc cho rằng, tưởng định này rất giống với một số thông tin từ năm 2007: Những thông tin này nói bóng gió rằng, Mỹ-Nhật đang đưa ra các biện pháp ứng phó với các sự kiện quân sự bất ngờ, một khi Đài Loan bị xâm lược sẽ đưa ra phản ứng liên hợp.
Điều thật trùng hợp là, khi xuất hiện tin đồn này vào năm đó, ông Shinzo Abe – nhân vật “thân Đài Loan” cũng đang ở trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản.
Tàu khu trục DDG174 Kirishima lớp Aegis của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Theo vietbao
Khai phá tiềm năng
Ngoại trưởng Mỹ J. Kerry sẽ tiến hành hai chuyến thăm riêng rẽ vào hai thời điểm khác nhau tới khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Đây là những chuyến đi nhằm cụ thể hóa chiến lược "tiến về châu Á - Thái Bình Dương" trong thế kỷ 21 của Mỹ.
Ông J. Kerry trong chuyến công du đến các Tiểu vương quốc Arập thống nhất
Thông báo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ phát đi hôm 14-3 cho biết, trung tuần tháng 4, ông J. Kerry sẽ tới thăm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mục tiêu chính trong chuyến thăm tập trung vào hợp tác kinh tế, môi trường và an ninh, trong đó có tình hình căng thẳng đột biến trên Bán đảo Triều Tiên, nạn tin tặc và tấn công mạng gia tăng. Tiếp đó vào tháng 6, ông J. Kerry có kế hoạch tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Brunei và thăm một số nước Đông Nam Á.
Việc Mỹ quan tâm đến hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á không phải là điều mới lạ. Ngay từ tháng 11-2011, trong bài viết đáng chú ý "Chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương", cựu Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton khẳng định: "Tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở châu Á chứ không phải ở Iraq hay Afghanistan".
Đúng là trong thập niên vừa qua, Mỹ đã đầu tư nguồn lực khổng lồ tại Iraq và Afghanistan. Khi hai cuộc chiến này đang đi tới hồi kết mà lợi ích thì chẳng thu được gì, Mỹ đứng trước thực tế phải suy nghĩ một cách khôn ngoan và có hệ thống hơn. Châu Á - Thái Bình Dương chính là cơ hội cho Mỹ trong thế kỷ 21, đúng như lời của bà H.Clinton "Mỹ trong thập niên tới sẽ tăng cường đầu tư về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các mặt khác tại châu Á - Thái Bình Dương".
Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực rộng lớn kéo dài từ lục địa Ấn Độ đến bờ biển phía Tây của Mỹ, Đông Bắc Á và Đông Nam Á có vị trí địa chính trị và kinh tế đặc biệt quan trọng với Mỹ. Khu vực này có các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Khu vực này cũng có hàng loạt các "con rồng", "con hổ" châu Á mà vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Nhìn lên Đông Bắc Á, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đối tác chủ chốt trong những nỗ lực của Mỹ nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Đông Bắc Á, đặc biệt là trong việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên thông qua quá trình đàm phán 6 bên. Trong khi Liên minh Mỹ - Nhật luôn được coi là cột trụ trong chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thì quan hệ Mỹ - Hàn Quốc tạo ra nhiều lợi ích kinh tế. Hiện Mỹ đang hướng tới các hiệp định thương mại mới với Hàn Quốc (giảm 95% thuế đối với xuất khẩu của Mỹ và giúp tạo ra 70 nghìn việc làm trong 5 năm tới, giúp tăng 10 tỷ USD xuất khẩu hàng năm của nước này).
Với gần 600 triệu dân và GDP đạt 1.100 tỉ USD, Đông Nam Á là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Mỹ và là đối tác thương mại lớn thứ 5 của nước này. Năm ngoái, giao dịch thương mại hai chiều giữa Mỹ và ASEAN đạt trên 186 tỉ USD. Đồng thời, Mỹ cũng đang là nước đầu tư lớn thứ 3 ở ASEAN, với tổng vốn đầu tư đạt 8,5 tỉ USD năm 2010. Mỹ nhấn mạnh trong thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác với khối ASEAN để triển khai hiệu quả các dự án và hoạt động trong kế hoạch Hành động giai đoạn 2011 - 2015.
Đó chính là tiềm năng mà ông J. Kerry phải khai phá trong chuyến công du đầu tiên đến hai khu vực này kể từ khi trở thành Ngoại trưởng Mỹ.
Theo ANTD
UAV nước ngoài bị Iran bắt giữ thực tế chỉ là... "quân xanh" Chiếc tàu hộ vệ tàng hình Type 056 đầu tiên của Trung Quốc đã được bàn giao cho hải quân nước này tại Thượng Hải vào chiều 25-2. Mô hình Tàu hộ vệ tàng hình Type 056 Theo thông tin đăng tải trên tờ PLA Daily ra ngày 26-2, thế hệ tàu hộ vệ mới, sắp được đưa vào phiên chế trên quy...