Mỹ, Nhật sắp tập trận chiếm đảo
Mỹ và Nhật Bản đang có kế hoạch tập trận chung ở Okinawa tháng tới, với viễn cảnh giả định là binh lính chiếm lại một hòn đảo không người ở từ lực lượng nước ngoài.
Binh lính Mỹ, Nhật chuẩn bị đổ bộ lên bờ biển phía bắc của đảo Guam, trong cuộc tập trận chung ngày 22/9. Ảnh: Kyodo
Các nguồn tin đều cho biết cuộc tập trận không nhằm vào một địa danh cụ thể nào. Tuy nhiên, cuộc diễn tập chung lần đầu tiên được tổ chức trên một hòn đảo xa xôi của Nhật với tình huống giả định này dường như bắt nguồn chủ yếu từ căng thẳng xung quanh chuỗi đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Japan Times dẫn lời các nguồn tin của cả Mỹ và Nhật cho biết.
Video đang HOT
Cuộc tập trận chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, vì nước này cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo mà Nhật kiểm soát trên biển Hoa Đông, và từng bày tỏ thái độ bất bình trước việc Nhật Bản tháng trước quốc hữu hóa ba đảo. Vì vậy, có thể nó sẽ diễn ra không báo trước để không làm xấu đi mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Cuộc diễn tập là một phần của cuộc tập trận chung sẽ được tổ chức từ ngày 5 tới 16/11. Nó diễn ra trong các giai đoạn sau của cuộc tập trận chung, nguồn tin cho biết.
Những người tham gia chính bao gồm quân đội Mỹ thuộc đơn vị Thủy quân lục chiến Viễn chinh số 31, và các binh lính thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất của Nhật ở quân khu phương tây, đóng tại Sasebo, tỉnh Nagasaki. Trong số các nhiệm vụ lực lượng Nhật này thực hiện có hoạt động bảo vệ những hòn đảo xa xôi.
Theo viễn cảnh giả định, quân đội Mỹ, Nhật sẽ dùng thuyền và trực thăng để đổ bộ lên một hòn đảo do lực lượng nước ngoài chiếm giữ và giành lại nó. Các nguồn tin cho hay cuộc tập trận nhiều khả năng sẽ diễn ra trên hòn đảo nhỏ Irisuna, cách đảo Okinawa 60 km về phía tây.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản bị đẩy xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều thập kỷ qua, khi các nhà hoạt động ủng hộ Bắc Kinh lên một đảo trong chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Căng thẳng càng leo thang sau khi chính phủ Nhật hoàn tất việc quốc hữu hóa ba đảo, gây ra hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc. Washington cho biết những đảo này nằm trong trách nhiệm của hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, do đó theo nghĩa vụ hiệp ước, Mỹ buộc phải bảo vệ Nhật Bản nếu nước này bị tấn công.
Theo VNE
Trung Quốc từ chối cấp visa cho nghệ sĩ Nhật
Ba thành viên người Nhật Bản của một dàn nhạc giao hưởng hàng đầu Đài Loan vừa bị Trung Quốc từ chối cấp thị thực nhập cảnh, giữa lúc Bắc Kinh và Tokyo có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
"Các nhạc sĩ Nhật Bản không được cấp thị thực có thể do thời điểm xin cấp đúng vào lúc có những tranh cãi về quần đảo Điếu Ngư. Chúng tôi vẫn đang cố gắng vì còn ba tuần nữa mới đến chuyến lưu diễn này", AFP dẫn lời một thành viên trong dàn nhạc cho biết. Cô này nói thêm rằng dàn giao hưởng gồm hơn 90 thành viên này vẫn có khả năng biểu diễn khi thiếu ba người Nhật Bản.
Theo lịch trình, dàn nhạc sẽ biểu diễn ở Bắc Kinh, Thượng Hải và thành phố Vô Tích ở miền đông Trung Quốc. Đây là một phần trong chuyến lưu diễn Đông Á của dàn nhạc.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với chuỗi đảo tranh chấp tháng trước tiếp tục leo thang sau khi Nhật quốc hữu hóa ba hòn đảo trong số này, gây ra làn sóng biểu tình lớn ở Trung Quốc. Nhật hiện quản lý chuỗi đảo không người ở có vị trí chiến lược, nằm trong khu vực có nguồn hải sản phong phú, trên tuyến đường thủy chiến lược tại biển Hoa Đông. Tokyo gọi quần đảo này là Senkaku, còn Bắc Kinh đặt tên là Điếu Ngư.
Trong một động thái mới đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku khi công bố một tấm bản đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1960, trong đó mô tả quần đảo này thuộc lãnh thổ Nhật Bản.
Theo VNE
Tranh chấp leo thang, đôi bên đều thiệt Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã kêu gọi các cuộc đàm phán song phương Trung - Nhật nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. FDI giữa Nhật Bản và Trung Quốc đều bị ảnh hưởng vì tranh chấp đảo "Trung Quốc và Nhật Bản là hai nền kinh tế...