Mỹ – Nhật nhất trí tăng cường hợp tác trên Biển Đông
Trong cuộc gặp tại thành phố New York (Mỹ) hôm qua 21/9, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các vấn đề liên quan tới khu vực Biển Đông, thông cáo báo chí của Nhà Trắng cho hay.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp tại Tokyo năm 2013 (Ảnh: Chinadaily)
“Phó Tổng thống Joe Biden đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay tại New York và tái khẳng định sức mạnh không gì lay chuyển được của quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật”, Sputnik trích thông cáo báo chí của Nhà Trắng ngày 21/9.
“Lãnh đạo hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông”, thông cáo cho biết thêm.
Cũng theo thông tin từ Nhà Trắng, cả Thủ tướng Abe và Phó Tổng thống Biden đều chia sẻ lập trường chung, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một trật tự mở, dựa trên các quy tắc pháp luật ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Trước đó, trong bài phát biểu cuối cùng trên cương vị Tổng thống Mỹ trước toàn thể Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 20/9, ông Barack Obama cũng đề cập tới vấn đề Biển Đông đồng thời nhấn mạnh việc tìm kiếm giải pháp hòa bình trong quá trình giải quyết các tranh chấp tại khu vực này.
Trong khi đó, phát biểu tại Diễn đàn lãnh đạo toàn cầu ở Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS) trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada khẳng định Tokyo sẽ tăng cường can dự ở Biển Đông, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động tự do hàng không, hàng hải của Hải quân Mỹ nhằm duy trì trật tự hàng hải quốc tế dựa trên nguyên tắc.
Thành Đạt
Theo Sputnik
Máy bay Nga không kích căn cứ Mỹ ở Syria
Nga không kích căn cứ Mỹ ở Syria nhằm làm áp lực để Mỹ đồng ý hợp tác chặt hơn với Nga trong không kích tại Syria.
Máy bay Nga đã không kích một căn cứ quân sự bí mật của Mỹ và Anh ở đông nam Syria, báo Wall Street Journal (Mỹ) dẫn thông tin từ các quan chức Mỹ. Sự việc xảy ra vào ngày 16-6.
Căn cứ này có liên quan đến CIA, là nơi tập trung các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ và Anh thực hiện chiến dịch chống khủng bố ở Syria, giúp bảo vệ vùng đệm ở Jordan khỏi sự xâm lấn của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Mỹ đã theo dõi thấy một máy bay Nga tiến về căn cứ và thả một quả bom chùm xuống căn cứ. Sau trận không kích đầu tiên, trung tâm điều khiển chiến dịch không kích của Mỹ có trụ sở ở Qatar đã liên lạc với trung tâm chỉ huy không kích của Nga ở Syria báo tình hình, đề nghị Nga ngưng không kích căn cứ này.
Tuy nhiên máy bay Nga lại tiếp tục không kích căn cứ lần nữa vào 90 phút sau đó. Các phi công Nga đã không đáp lại lời kêu gọi của Mỹ qua kênh liên lạc giữa hai bên trong trường hợp khẩn cấp.
Máy bay Nga bay trên bầu trời TP Latakia (Syria). (Ảnh: REUTERS)
Ban đầu các quan chức Nga phân trần với Bộ Quốc phòng Mỹ rằng Nga nghĩ đó là một căn cứ của IS, tuy nhiên Mỹ bác bỏ lời bào chữa này. Nga sau đó nói rằng phía Jordan bật đèn xanh cho Nga không kích căn cứ này, tuy nhiên Mỹ đã kiểm tra lại và không có sự cho phép nào từ phía Jordan.
Sau đó nữa, trung tâm chỉ huy không kích của Nga ở Syria nói rằng họ không thể chỉ đạo máy bay Nga ngưng không kích vì Mỹ không cung cấp rõ tọa độ của căn cứ.
Theo Wall Street Journal, ít nhất bốn người thiệt mạng trong vụ không kích, nhưng không có binh sĩ của cả Mỹ và Anh. Một ngày trước thời điểm căn cứ bị ném bom, Anh đã rút khoảng 20 binh sĩ ra khỏi căn cứ. Hiện phía Anh chưa bình luận.
Hãng tin Fox News (Mỹ) dẫn nhận định của các quan chức quân đội và tình báo Mỹ rằng hành động này là một phần trong chiến dịch của Nga nhằm làm áp lực để Mỹ đồng ý hợp tác chặt hơn với Nga trong không kích tại Syria.
Dù vụ không kích này làm xấu đi quan hệ giữa Nga với Bộ Quốc phòng Mỹ và CIA, tuy nhiên theo Wall Street Journal, hiện Văn phòng tổng thống và Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn đang nghiên cứu khả năng thỏa hiệp.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ và Nga đã thống nhất một thỏa thuận hợp tác không kích Mặt trận Nursa - Chi nhánh Al-Qaeda ở Syria, bất kể phản đối từ Bộ Quốc phòng Mỹ và CIA. Nga đồng ý ngưng không kích vào các mục tiêu phe nổi dậy và can thiệp để quân đội Syria hạn chế chiến dịch không kích. Hai bên hiện đang đàm phán tiến tới thống nhất các địa điểm ở Syria mà Nga cần phải tham vấn Mỹ và phải được Mỹ đồng ý trước khi thực hiện không kích.
Theo Wall Street Journal, Văn phòng tổng thống và Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng việc Mỹ hợp tác không kích Mặt trận Nursa ở Syria với Nga sẽ giúp bảo vệ tốt hơn các đồng minh ở Syria. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng và CIA lại cho rằng Mỹ đã lép vế trước Nga trong thỏa thuận này, cho rằng Mỹ cần đối đầu với Nga hơn nữa.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Putin: Quan hệ Nga-Trung là nền tảng trong sự ổn định toàn cầu Trả lời với hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã, ông Putin nói rằng hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh trong các vấn đề quốc tế là yếu tố quan trọng trong ổn định toàn cầu. Ông Putin đã đưa ra tuyên bố trước thềm chuyến thăm Trung Quốc trong hai ngày 24-25/6. "Ngày nay, hợp tác giữa Nga và Trung...