Mỹ, Nhật liên minh đối phó vũ khí bội siêu thanh của Trung Quốc, Triều Tiên
Mỹ và đồng minh Nhật Bản tuyên bố phối hợp nghiên cứu và phát triển các chiến lược phòng thủ hệ thống vũ khí bội siêu thanh, sau các động thái đầy quan ngại tại khu vực Đông Bắc Á.
Trung Quốc cho hay vũ khí bội siêu thanh được triển khai như một vụ phóng sứ mệnh không gian. Ảnh AFP/GETTY
Đến nay, ít có thông tin cụ thể về thỏa thuận chia sẻ R&D (nghiên cứu và phát triển) giữa Mỹ-Nhật Bản vào tuần đầu của tháng 1.2022, theo trang Breaking Defense. Dựa trên tin tức ban đầu, hai nước sẽ hợp tác trong các lĩnh vực “trí thông minh nhân tạo, học máy, năng lượng trực tiếp, máy tính lượng tử”, cũng như “đối phó công nghệ bội siêu thanh”.
Một điều chắc chắn là Mỹ và Nhật Bản đã đạt được nhất trí về việc phân tích chung nhằm tìm ra hướng tốt nhất trong việc hợp tác đối phó công nghệ bội siêu thanh đang trỗi dậy tại khu vực.
Vũ khí bội siêu thanh
Vũ khí bội siêu thanh là các hệ thống tên lửa di chuyển với vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh (Mach 5). Không như tên lửa đạn đạo, cũng di chuyển gấp nhiều lần vận tốc âm thanh, vũ khí bội siêu thanh thường không vượt qua ranh giới tầng khí quyển. Điều này cho phép chúng thoát khỏi tầm quan sát của các hệ thống phòng thủ trên không hoặc trên bộ.
Cụ thể, vũ khí bội siêu thanh di chuyển quá cao so với tầm đánh chặn của các hệ thống phòng thủ đất đối không, nhưng lại thấp hơn nhiều so với độ cao lọt vào tầm kích hoạt của các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Không quá ngạc nhiên khi Mỹ và Nhật Bản quyết định hợp tác nghiên cứu chiến lược đối phó dòng vũ khí mới. Hai nước duy trì quan hệ liên minh gần gũi từ sau thế chiến thứ hai. Lực lượng Mỹ hiện đóng tại Nhật Bản, và chính quyền Washington đặt Nhật Bản dưới “chiếc ô hạt nhân” của mình. Theo đó, “ô hạt nhân” là sự đảm bảo của một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trong việc bảo vệ đồng minh không sở hữu dòng vũ khí hủy diệt này.
Video đang HOT
Thông báo chung Mỹ-Nhật cũng đề cập “một sự bành trướng quân sự nhanh chóng và chưa rõ, gây nguy hiểm cho sự cân bằng chiến lược tại khu vực”. Theo Popular Mechanics, đây là sự ám chỉ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc. Bên cạnh thỏa thuận mới, tháng 12.2021 Mỹ và Nhật Bản cũng nhất trí sẽ phối hợp hành động quân sự trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Hệ thống vũ khí bội siêu thanh DF-17 trong một đợt duyệt binh ở Trung Quốc. Ảnh REUTERS
Vũ khí của Trung Quốc và Triều Tiên
Theo giới quan sát phương Tây, Trung Quốc hiện có ít nhất một hệ thống vũ khí bội siêu thanh: DF-17 (Đông Phong 17) thuộc phân khúc tầm trung. Từ Trung Quốc lục địa, DF-17 có thể phủ tầm tấn công toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, bao gồm các căn cứ Mỹ tại đây.
Cuối năm ngoái, Trung Quốc cũng gây ngạc nhiên cho giới tình báo Mỹ với vụ thử tên lửa lên quỹ đạo thấp của trái đất, trước khi phóng tàu lượn bội siêu thanh tiến nhập tầng khí quyển.
Trong vụ thử diễn ra ngày 27.7.2021, tên lửa Trường Chinh 2C khai hỏa từ bãi phóng trên lãnh thổ Trung Quốc, theo tờ Financial Times. Khi đến độ cao đã định, tên lửa phóng tàu lượn bội siêu thanh (HGV). Không giống như những dòng tên lửa liên lục địa (ICBM) mang theo đầu đạn hạt nhân và rốc két không gian, HGV chỉ duy trì một thời gian ngắn trên quỹ đạo trái đất, trước khi quay xuống và trượt vào khí quyển với tốc độ hơn gấp 5 lần vận tốc âm thanh (hơn 6.100 km/giờ).
Mỹ và Nhật Bản cũng bày tỏ sự quan ngại trước sự phát triển nhanh chóng của chương trình tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Đầu tháng 1, chính quyền Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm hệ thống vũ khí bội siêu thanh nội địa là Hwasong-8.
Mỹ triển khai THAAD đến Hàn Quốc từ năm 2017. Ảnh AFP
Hwasong-8 là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, được lắp đầu đạn di chuyển vận tốc trên Mach 5. Khác với đa số các dòng tên lửa đạn đạo (theo đó phóng đầu đạn trên quỹ đạo thẳng và không điều hướng), đầu đạn của Hwasong-8 được cho có thể chuyển hướng trong quá trình bay.
Đây là diễn biến gây quan ngại, vì tổ hợp trên có thể cho phép Triều Tiên phóng tên lửa Hwasong-8 về một hướng. Kế đến đầu đạn đột ngột chuyển hướng và phá hủy các hệ thống phòng thủ như Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.
Một khi khẩu đội THAAD bảo vệ Hàn Quốc bị tên lửa Triều Tiên vô hiệu hóa, các đợt tấn công tiếp theo sẽ đánh trúng các mục tiêu một cách dễ dàng hơn.
Ông Biden cảnh báo Nga "trả giá đắt" nếu động binh với Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục đưa ra cảnh báo cứng rắn với Nga nếu Moscow "động binh" với Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Reuters).
"Tôi đã nói rõ với Tổng thống Putin. Nếu bất kỳ đơn vị nào của Nga di chuyển qua biên giới Ukraine, đó được xem là hành động tấn công quân sự", Tổng thống Joe Biden phát biểu tại một cuộc họp về vấn đề cơ sở hạ tầng hôm 20/1.
Ông Biden cảnh báo hành động như vậy sẽ phải đối mặt với "phản ứng quyết liệt về kinh tế, có sự phối hợp với các đồng minh của Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng cho biết, Mỹ đã "thảo luận chi tiết với các đồng minh cũng như trao đổi rất rõ ràng với Tổng thống Putin" về vấn đề này.
"Nếu ông Putin đưa ra lựa chọn này, Nga sẽ phải trả giá đắt", Tổng thống Biden nhấn mạnh.
Trước đó, Tổng thống Biden cũng cảnh báo rằng, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã sẵn sàng áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga và nền kinh tế nước này nếu Moscow "động binh" với Ukraine. Ông Biden cho biết, lệnh trừng phạt sẽ bao gồm những "hậu quả khủng khiếp" cho hệ thống ngân hàng của Nga khi họ không thể giao dịch bằng đồng USD.
Tổng thống Biden ngày 19/1 cho rằng Nga sẽ đưa lực lượng vào Ukraine. Nhận định được đưa ra sau khi các cơ quan tình báo của Mỹ cảnh báo, Nga có thể đang lên kế hoạch hành động quân sự với Ukraine, với việc điều động 100.000 binh sĩ đến biên giới với Ukraine thời gian qua.
"Nga sẽ phải chịu trách nhiệm nếu họ có hành động quân sự với Ukraine và điều đó phụ thuộc vào việc họ sẽ làm gì... Sẽ là thảm họa cho Nga nếu họ đưa quân vào Ukraine", Tổng thống Biden cảnh báo.
Tuy nhiên, ông Biden cũng thừa nhận, những lệnh trừng phạt như vậy cũng sẽ tác động tiêu cực đến cả Mỹ và châu Âu. Hơn nữa, ông tin rằng, Tổng thống Putin không mong muốn một cuộc xung đột toàn diện.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss ngày 21/10 kêu gọi các đồng minh phương Tây "đẩy mạnh" hợp tác với Ukraine trong bối cảnh căng thẳng leo thang. Nhà ngoại giao Anh cho rằng "những gì xảy ra ở Đông Âu là vấn đề quan trọng đối với thế giới" và hành động quân sự "sẽ chỉ dẫn đến một vũng lầy và tổn thất sinh mạng khủng khiếp".
"Cùng với các đồng minh của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh với Ukraine, thúc giục Nga giảm leo thang và tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa", Ngoại trưởng Truss nhấn mạnh.
Châu Âu và Mỹ gần đây bày tỏ quan ngại về việc Nga đưa binh sĩ và khí tài quân sự tới gần biên giới Ukraine, cũng như lo ngại việc Moscow có thể "động binh" với nước láng giềng. Nga đã bác bỏ cáo buộc này, khẳng định không có kế hoạch như vậy. Tuy nhiên, Moscow cũng tuyên bố Nga được phép điều động lực lượng trên lãnh thổ của mình nếu cảm thấy phù hợp.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đầu tuần này đã tới Kiev để hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và người đồng cấp Dmytro Kuleba. Tại đây, ông Blinken đã khẳng định lại sự ủng hộ và những cam kết của Mỹ với Ukraine. Dự kiến, cuối tuần này, ông Blinken cũng sẽ gặp gỡ người đồng cấp Nga Sergey Lavrov ở Geneva trong một nỗ lực nhằm hạ nhiệt căng thẳng.
Hạm đội tàu ngầm Nga sở hữu vũ khí chủ lực có thể dùng tấn công Ukraine Nga có nhiều phương án tấn công Ukraine, từ phát động chiến dịch quân sự toàn diện cho tới các đòn tấn công giới hạn, bao gồm phóng loạt tên lửa hành trình từ tàu ngầm. Krasnodar, tàu ngầm Kilo của Hạm đội Biển Đen Nga. Hải quân Ukraine suy yếu hơn bao giờ hết sau sự kiện Crimea năm 2014, chỉ còn...