Mỹ-Nhật-Hàn tập trận ròng rã 6 tháng nhằm răn đe Triều Tiên
Tiếp theo hàng loạt cuộc tập trận liên tục từ đầu năm, Mỹ và 2 nước đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc lại tiếp tục tổ chức các cuộc diễn tập quân sự khác nhằm mục đích răn đe Triều Tiên.
Truyền thông Hàn Quốc ngày 16-5 thông báo rằng, nước này cũng với Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ lần đầu tiên tổ chức cuộc tập trận chung chống tên lửa ở đảo Hawaii vào tháng 6 tới, nhằm mục đích luyện tập kỹ năng chống lại mối đe dọa tấn công tên lửa của Bình Nhưỡng.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói với các phóng viên rằng, trong cuộc tập trận này các bên sẽ hoạch định và thao diễn kỹ năng phát hiện và theo dõi những hoạt động tên lửa tiềm năng của Triều Tiên.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng, 3 nước sẽ chỉ chú trọng vào khả năng phát hiện, theo dõi chứ không có khoa mục huấn luyện sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa để đánh chặn tên lửa đạn đạo Triều Tiên, tức là không có luyện tập thực binh phóng tên lửa triệt hạ mục tiêu.
Được biết, cuộc diễn tập này sẽ diễn ra trong khu vực đảo Hawaii ở Thái Bình Dương, được tổ chức song song với cuộc tập trận quy mô lớn nhất trên thế giới mang tên “Vành đai Thái Bình Dương 2016″ (RIMPAC 2016) do Mỹ đứng ra tổ chức ở Thái Bình Dương.
Cuộc tập trận này chỉ là một phần trong kế hoạch diễn tập liên tục của Mỹ và đồng minh nhằm răn đe “những cái đầu nóng” của Bình Nhưỡng. Nó cũng là đợt hoạt động quân sự kế tiếp của liên quân Mỹ-Nhật-Hàn, sau cuộc tập trận tàu ngầm sẽ diễn ra vào cuối tháng này.
Cuộc tập trận hải quân “Pacific Reach” với sự tham gia của tàu ngầm Australia, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia sẽ được tổ chức vào cuối tháng 5 ở đông nam bán đảo Triều Tiên, quy tụ quan sát viên của hải quân 11 quốc gia khác, trong đó có Nga và Trung Quốc.
Video đang HOT
Mỹ và đồng minh liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận nhằm vào Triều Tiên
Trước đó, Mỹ-Hàn cũng đã tổ chức 2 cuộc tập trận cực lớn vắt qua tháng 3 và tháng 4. Lực lượng tham gia tập trận được huy động lớn nhất trong lịch sử hợp tác quân sự giữa 2 nước, gồm hơn 300.000 quân nhân Hàn Quốc và 15.000 binh sĩ Mỹ, với sự tham gia của tàu sân bay hạt nhân USS John C. Stennis và các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor.
Các cuộc tập trận Key Resolve (Giải pháp then chốt) và Foal Eagle (Đại Bàng non) khai mạc hôm 7-3 và kéo dài cho đến ngày 30-4-2016, với mục đích xây dựng những kịch bản tấn công cơ quan đầu não và công trình quân sự quan trọng, nếu một mai chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên nổ ra.
Loạt cuộc tập trận này được triển khai nhằm luyện tập các phương án trong cái gọi là “Kế hoạch hoạt động 5015″, mà mục tiêu là vô hiệu hóa các vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng và chuẩn bị cho đòn phủ đầu trong trường hợp có dấu hiệu tấn công từ phía Triều Tiên.
Được biết, các cuộc tập trận của Mỹ và đồng minh diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp thử vũ khí hạt nhân (công nghệ bom nhiệt hạch – bom H), phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm và đưa vệ tinh lên quỹ đạo.
Các cuộc tập trận của liên quân Mỹ và những hành động quân sự mang tính đáp trả của Bình Nhưỡng đã khiến tình hình bán đảo Triều Tiên nửa đầu năm 2016 luôn căng thẳng và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát xung đột quân sự giữa 2 miền Triều Tiên và cả khu vực Đông Á.
Theo_An ninh thủ đô
Ai Cập có thể chi 600 triệu euro mua vệ tinh quân sự Pháp
Tiếp đại diện Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập cho biết hai bên cần tăng cường triển khai hoạt động diễn tập quân sự chung và dự kiến sẽ ký hợp đồng mua một vệ tinh quân sự của Pháp.
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngày 8/5, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã có cuộc gặp tại Cairo với Bộ trưởng phụ trách quan hệ Nghị viện của Pháp Jean Marie Le Guen để bàn về các biện pháp tăng cường quan hệ song phương và một số vấn đề khu vực.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ai Cập, hai bên đã thống nhất cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, quân sự và hợp tác nghị viện.
Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Shoukry khẳng định những thỏa thuận mua bán vũ khí giữa Cairo và Paris đã giúp tăng cường đáng kể năng lực quốc phòng cho Ai Cập.
Trong thời gian tới, hai bên cần tăng cường triển khai hoạt động diễn tập quân sự chung, nhằm phối hợp có hiệu quả trong chiến dịch chống khủng bố cũng như chống lại hoạt động di cư bất hợp pháp. Ai Cập cũng dự kiến sẽ ký hợp đồng mua một vệ tinh quân sự của Pháp trị giá khoảng 600 triệu euro.
Về phần mình, ông Le Guen bày tỏ mong muốn đẩy mạnh hơn nữa hoạt động trao trao đổi chuyên gia giữa cơ quan nghị viện hai nước.
Hai bên cũng dành thời gian đề cập tới các cuộc khủng hoảng tại Trung Đông và Bắc Phi, trong đó tập trung vào những diễn biến mới nhất tại Libya và Syria. Ai Cập ủng hộ giải pháp chính trị tại cả hai quốc gia này.
Cũng trong ngày 8/5, một đoàn đại biểu quân sự cấp cao của Pháp đã đến Cairo để bắt đầu chuyến thăm dài ngày tới Ai Cập. Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên sẽ tiến hành trao đổi kinh nghiệm về khí tài cũng như công tác huấn luyện.
Quan hệ giữa Ai Cập và Pháp đã được tăng cường đáng kể kể từ khi Tổng thống Abdel Fattah El-Sisi lên nắm quyền vào năm 2014. Trong hai năm qua, Ai Cập và Pháp đã ký kết nhiều thỏa thuận mua bán vũ khí hàng tỷ USD./.
Theovietnamplus.vn
Trung Quốc tổ chức diễn tập quân sự cho ngư dân ở Biển Đông Trung Quốc sẽ tổ chức huấn luyện chiến thuật quân sự và thao diễn tác chiến cho ngư dân tự vệ trên Biển Đông trong tháng 5.2016 này, hãng tin Reuters cho hay ngày 1.5. Tàu cá Trung Quốc bao vây tàu cảnh sát biển Hàn QuốcAFP Ngư dân tự vệ - hay còn gọi là dân quân biển - được Bắc Kinh...