Ba nước Mỹ, Nhật, Hàn đã đồng ý ký kết một thỏa thuận quân sự hiếm hoi nhằm chia sẻ thông tin tình báo về các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, thông tin từ Bộ quốc phòng Hàn Quốc ngày 26/12 cho hay.
Các Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa), Nhật Fumio Kishida (trái) và Hàn Quốc Yun Byung Se (phải) trong cuộc gặp bên lề Hội nghị ASEAN, ngày 10/8/2014
Trang AP dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo thỏa thuận sẽ được ký kết vào ngày thứ Hai 29/12 tới.
Video đang HOT
Thỏa thuận này được ký kết trong bối cảnh các quan ngại đang dâng cao về các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đồng thời xem chúng như những nguy cơ an ninh trong khu vực Thái Bình Dương và cả trên thế giới.
Triều Tiên từng nhiều lần đe dọa sẽ tấn công hạt nhân vào Mỹ và Hàn Quốc. Gần đây, nước này tiếp tục lặp lại hành động trên khi Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết lên án Bình Nhưỡng vi phạm nhân quyền và khi Mỹ cáo buộc Bình Nhưỡng đạo diễn vụ tấn công mạng vào Sony.
“Thỏa thuận này sẽ giúp ngăn chặn những hành động khiêu khích của Triều Tiên. Chúng tôi hy vọng rằng nó cũng sẽ giúp ba quốc gia ký kết có thể đáp trả nhanh chóng những nguy cơ hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên”, trang tinAP dẫn lời phát ngôn viên Bộ quốc phòng Hàn Quốc ngày 26/12.
Trước làn sóng phản đối của người Hàn Quốc đối với việc hợp tác cùng Nhật, phạm vi thông tin được chia sẻ giữa ba nước sẽ chỉ bao gồm bao gồm các thông tin tình báo về các nguy cơ từ Triều Tiên. Đồng thời, Hàn Quốc sẽ không chuyển giao thông tin trực tiếp cho Nhật mà sẽ qua trung gian là Mỹ, bởi Seoul và Tokyo từ lâu đã không tin tưởng vào đối phương.
Mỹ, nước hiện đang hợp tác song phương với Nhật và Hàn trong lĩnh vực quân sự, cũng đã đưa ra sáng kiến thúc đẩy hợp tác quốc phòng sâu rộng hơn giữa các đồng minh để đối phó với sức ảnh hưởng đang gia tăng trong khu vực của Trung Quốc.
Tuy nhiên, những cuộc đàm phán để xây dựng một liên minh song phương giữa Seoul và Tokyo đã “tan thành mây khói” khi những tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông nổi lên giữa hai nước.
Bên cạnh đó, những mối bất hòa về thời kỳ chiếm đóng của Nhật trên bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945 cũng góp phần khiến quan hệ Nhât- Hàn tụt dốc xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Hàn Quốc và Trung Quốc, vốn đều có các tranh chấp lãnh thổ với Tokyo, hiện đang xem xét những thay đổi gây tranh cãi trong lập trường hòa bình của Nhật với con mắt ngờ vực.
Hơn nữa, Hàn Quốc cũng rất lưỡng lự trước đề nghị tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ đứng đầu nhằm đề phòng Trung Quốc, bởi Seoul đang cố gắng mở rộng mối quan hệ chiến lược với Bắc Kinh.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AP
Tin mới nhất
Lũ trên 4m nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà tại Philippines
22:09:57 19/11/2024
Nhà chức trách tỉnh Ian, ông Valdepenas xác nhận nước lũ cao hơn 4m tại một số điểm ở địa phương này với nhiều nhà cửa, đèn đường và cây cối chìm trong biển nước mênh mông ở thành phố Tuguegarao thuộc tỉnh Cagayan.
Google đầu tư hơn 20 triệu USD cho các nhà nghiên cứu AI
22:06:55 19/11/2024
Điều này cho thấy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty công nghệ lớn trong việc lôi kéo các nhà nghiên cứu AI và tài trợ cho các dự án khoa học tiên tiến.
Ấn Độ phạt WhatsApp 25,4 triệu USD do vi phạm luật cạnh tranh
22:04:32 19/11/2024
Ngoài khoản tiền phạt, CCI cũng yêu cầu WhatsApp ngừng chia sẻ dữ liệu người dùng với các công ty con khác của tập đoàn Meta (Facebook, Instagram...) vì mục đích quảng cáo trong vòng 5 năm tới.
Các đồng minh của ông Trump phản đối quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa
21:58:46 19/11/2024
Trong buổi trả lời phỏng vấn với hãng Fox News, ông Mike Waltz - người được đề cử làm Cố vấn An ninh Quốc gia, nhận định: Đây là một bước leo thang khác và không ai biết điều này sẽ đi đến đâu .
Nga bắt đầu sản xuất hầm trú bom chống bức xạ
21:52:08 19/11/2024
Viện nghiên cứu thuộc Bộ tình trạng khẩn cấp cho biết Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt hầm trú bom di động có thể bảo vệ chống lại nhiều mối đe dọa do con người gây ra và thảm họa thiên nhiên, bao gồm cả bức xạ và sóng xung kích.
ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai
20:55:22 19/11/2024
"ISW đã nhiều lần quan sát thấy những nỗ lực của chính quyền Nga nhằm trì hoãn việc triệu tập quân dự bị không tự nguyện vốn không được ủng hộ", các nhà phân tích của ISW viết.
Phá vòng vây, Ukraine 'tiếp thêm' quân dự bị, xe bọc thép đắt tiền
20:50:34 19/11/2024
Kurakhovo đang bị bao vây một nửa, giao tranh dữ dội đã bắt đầu trong thành phố. Việc Lực lượng Vũ trang Ukraine cho nổ khẩn cấp đập chứa nước Kurakhovo đã không thể giúp ích.
Đức, Phần Lan cảnh báo công dân về khả năng xảy ra 'chiến tranh hỗn hợp'
20:48:43 19/11/2024
Người phát ngôn của Cinia khẳng định những vụ đứt cáp như vậy "không thể xảy ra ở vùng biển này nếu không có tác động từ bên ngoài".
Thử thách cho bộ máy mới của ông Trump
20:44:47 19/11/2024
Tổng thống đắc cử Trump đã thông báo chọn ông Brendan Carr làm Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) cho chính quyền sắp tới, gọi nhân vật này là chiến binh cho tự do ngôn luận , theo Reuters.
7 người thiệt mạng do lở đất khi siêu bão Man-yi tấn công Philippines
18:50:05 19/11/2024
Lễ ký kết diễn ra tại trụ sở quân đội Philippines ở Manila, nơi các bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Philippines còn động thổ dự án xây trung tâm giúp thúc đẩy sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang 2 nước.
Rác nhựa làm tắc nghẽn đập thủy điện, gây mất điện nhiều thành phố lớn CHDC Congo
18:44:37 19/11/2024
Luồng rác nhựa chảy vào đập thủy điện chính ở miền đông CHDC Congo đang gây mất điện ở nhiều thành phố lớn, tạo nên thách thức mà giới hữu trách địa phương vẫn đang tìm cách tháo gỡ.
Rộ tin ông Trump sẽ đưa nhiều sĩ quan ra tòa án binh
18:41:43 19/11/2024
Các nguồn tin tiết lộ rằng đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lên danh sách những sĩ quan quân đội liên quan việc rút quân hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan và xem xét đưa họ ra tòa án binh.