Mỹ-Nhật-Hàn đồng loạt lên án Triều Tiên phóng ICBM
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã cùng lên án vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên, cam kết phối hợp với cộng đồng quốc tế thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.
Triều Tiên phóng thử ICBM. Ảnh KCNA/Reuters.
Trong một tuyên bố chung đưa ra ngày 14/7, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản nhấn mạnh, sẽ nỗ lực ngăn chặn các nguồn thu của Triều Tiên mà họ cho rằng nước này sử dụng để tài trợ cho các chương trình vũ khí của mình, Reuters đưa tin.
Mỹ cũng tái khẳng định cam kết kiên định bảo vệ hai đồng minh, sẵn sàng sử dụng mọi phương án, “trong đó có cả hạt nhân”, tuyên bố cho biết.
Trước đó cũng trong ngày 14/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp gỡ những người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc bên lề hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Indonesia.
Theo hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), Bình Nhưỡng đã phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa chạy bằng nhiên liệu rắn Hwasong-18 vào hôm 12/7. Đây là vụ phóng ICBM nhiên liệu rắn thứ hai của Triều Tiên sau vụ phóng thử đầu tiên vào hôm 13/4.
Hai ngày trước đó, Bình Nhưỡng đã chỉ trích kế hoạch triển khai tàu ngầm hạt nhân của Mỹ gần Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo rằng động thái này có thể “kích động một cuộc khủng hoảng xung đột hạt nhân tồi tệ nhất trên thực tế”.
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song hôm 13/7 phát biểu trước Hội đồng Bảo an rằng vụ phóng ICBM nhằm “ngăn chặn các động thái quân sự nguy hiểm của các thế lực thù địch và bảo vệ an ninh” của đất nước.
Trong tuyên bố, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là hành động nguy hiểm.
Video đang HOT
“Điều này cấu thành một sự vi phạm trắng trợn, rõ ràng đối với nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên và hơn thế nữa”, tuyên bố nhấn mạnh. “Việc CHDCND Triều Tiên phóng ICBM này đã đe dọa đến sự an toàn của hàng không dân dụng và giao thông hàng hải trong khu vực”.
Triều Tiên đã leo thang các cuộc thử nghiệm tên lửa trong hai năm qua.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có các cuộc đàm phán trực tiếp với người nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong nhiệm kỳ của ông, nhưng các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước đã phải dừng lại dưới thời Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden.
Sau cuộc gặp đầu tiên giữa hai ông Trump và Kim vào năm 2018, hai bên khẳng định trong một tuyên bố chung rằng Triều Tiên cam kết “làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên”.
Dù vậy, sau cam kết này, chưa thực sự có những nỗ lực nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên
Triều Tiên có thể dùng Thái Bình Dương làm 'bãi tập bắn' như thế nào?
Các nhà phân tích cho rằng nếu Triều Tiên thực hiện lời cảnh báo biến Thái Bình Dương thành "bãi tập bắn", thì điều đó sẽ giúp nước này vừa đạt được những tiến bộ kỹ thuật vừa thể hiện quyết tâm quân sự.
Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên, tại Seoul, ngày 20/2/2023. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, ngày 20/2, Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM), sau khi bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15 ngày 18/2.
Giống hầu hết vụ thử của Triều Tiên, những tên lửa đó đều rơi xuống vùng biển phía Đông nước này.
Tuy nhiên, sau vụ thử tên lửa lần này, bà Kim Yo-jong, em gái của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, cảnh báo sẽ đi xa hơn khi nói việc Triều Tiên sử dụng Thái Bình Dương làm bãi tập bắn sẽ phụ thuộc vào hành vi của các lực lượng Mỹ.
Bình luận về cảnh báo của Triều Tiên, ông Ankit Panda Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế (Mỹ) nói: "Kiểu thử vũ khí này sẽ có giá trị kỹ thuật cũng như thể hiện độ tin cậy trong khả năng răn đe hạt nhân của Triều Tiên".
Cho đến nay, Triều Tiên đã bắn ba phiên bản của tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) Hwasong-12 qua Nhật Bản và vào Thái Bình Dương. Trong lần phóng tương tự gần đây nhất vào tháng 10/2022, tên lửa đã bay một khoảng cách kỷ lục so với các loại tên lửa của Triều Tiên.
Không có thông tin về thiệt hại hoặc thương vong từ các vụ phóng tên lửa qua Nhật Bản, nhưng các tổ chức quốc tế đã chỉ trích Triều Tiên vì tiến hành các cuộc thử nghiệm như vậy mà không có cảnh báo cho máy bay hoặc tàu thuyền dân dụng.
Triều Tiên luôn phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa theo quỹ đạo bay cao, tức là đưa tên lửa bay cao vào không gian thay vì bay theo quỹ đạo thấp hơn và dài hơn như thực tế sử dụng. Triều Tiên cho biết nguyên nhân là vì lo ngại cho sự an toàn của các nước láng giềng.
Ông Panda bình luận về tuyên bố của bà Kim Yo-jong: "Đây là một cảnh báo đáng lo ngại và đáng tin cậy: Triều Tiên có thể tìm cách kiểm tra về mặt kỹ thuật các tên lửa tầm xa thông qua các vụ phóng thử ở Bắc Thái Bình Dương, như đã thực hiện với tên lửa Hwasong-12 trước đây". Các ICBM Hwasong-15 và Hwasong-17 là những loại chính cho loại thử nghiệm này.
Một vụ phóng thử tên lửa liên lục địa Hwasong-15 của Triều Tiên ngày 18/2/2023. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Các quan chức Hàn Quốc và Mỹ cho biết không rõ liệu Triều Tiên đã hoàn thiện công nghệ tái nhập (reentry) để bảo vệ đầu đạn hạt nhân trong quá trình xuyên qua bầu khí quyển hay không.
Bà Kim Yo-jong đã đề cập đến vấn đề này ngày 20/2 khi bà bác bỏ tuyên bố của một số chuyên gia rằng hình ảnh ghi từ Nhật Bản cho thấy quá trình tái nhập của tên lửa không thành công. Bà Kim Yo-jong khẳng định: "Chúng tôi đã sở hữu công nghệ và khả năng đáng hài lòng và giờ sẽ tập trung vào việc tăng số lượng".
Ông Shin Seung-ki, Nghiên cứu viên tại Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc (KIDA) cho biết, công nghệ ICBM của Triều Tiên đang đạt đến độ phát triển toàn diện và quá trình hoàn thiện các phương tiện tái nhập sẽ làm tăng mối đe dọa và áp lực đối với Mỹ.
Ông Shin Seung-ki nhận định: "Nếu công nghệ đó được triển khai thành công thông qua cuộc thử nghiệm, các tên lửa này sẽ có thể tấn công đất liền Mỹ, vốn là mục đích của các ICBM Triều Tiên".
Ông Markus Schiller, chuyên gia về tên lửa ở châu Âu, cho biết Triều Tiên có khả năng nhận được dữ liệu từ xa trong các vụ thử tên lửa tầm ngắn và tên lửa tầm cao, nhưng không rõ liệu họ có thể thu thập dữ liệu trong các vụ thử vũ khí tầm xa hay không.
Ông George William Herbert tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân, cho biết trên Twitter: Các quan chức Hàn Quốc có lý khi nói rằng Triều Tiên chưa chứng minh được thành công của các phương tiện tái nhập, nhưng những khẳng định đó cũng có thể khiến Triều Tiên tiến hành các cuộc thử nghiệm cần thiết để chứng minh khả năng. Thậm chí, Triều Tiên có thể kích hoạt đầu đạn hạt nhân thật trên Thái Bình Dương.
Năm 2017, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên cho biết Chủ tịch Kim Jong-un đang xem xét thử nghiệm một quả bom hydro với quy mô chưa từng có trên Thái Bình Dương để đáp trả lời đe dọa hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên của Tổng thống Mỹ khi đó Donald Trump.
Ông Herbert cảnh báo nếu Triều Tiên thực hiện điều này, đó sẽ là một sự cố địa chính trị lớn và thảm họa bụi phóng xạ ngay cả khi bom hydro được kích nổ an toàn trên biển. Ông nói: "Chúng ta không nên khuyến khích điều đó bằng cách hạ thấp khả năng của họ".
Các quan chức Hàn Quốc và Mỹ cho biết Triều Tiên đã hoàn tất các bước chuẩn bị để có thể tiếp tục kích nổ hạt nhân trong các đường hầm dưới lòng đất thuộc bãi thử hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm 2017.
Theo ông Yoji Koda, cựu Đô đốc thuộc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, Triều Tiên có thể sẽ tiến hành nhiều vụ thử ICBM, cũng như thử nghiệm tên lửa dưới lòng đất để hoàn thiện đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn nhưng mạnh hơn. Nếu hai điều kiện đó được đáp ứng, thì Triều Tiên sẽ thể hiện đầy đủ khả năng răn đe đối với Mỹ.
Phản ứng của G7 về vụ Triều Tiên thử ICBM mới nhất Ngày 30/5, Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã bày tỏ lo ngại về vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất của Triều Tiên. Người dân theo dõi qua màn hình tivi ở nhà ga Seoul, Hàn Quốc về vụ phóng thử được cho là tên lửa đạn đạo của Triều Tiên,...