Mỹ – Nhật đột phá, Trung Quốc giật mình
Như tin đã đưa, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Ch.Hagel và J. Kerry vừa kết thúc thành công chuyến chuyến công du tới 2 nước đồng minh quan trọng ở Châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trong chuyến đi này, hai ông đã đạt được những kết quả rất ấn tượng, đó là đã ký được các thỏa thuận mới về hợp tác quân sự giữa Mỹ và hai nước nói trên.
Cụ thể, ngày thứ Tư (02/10), ký với Hàn Quốc hiệp định hợp tác mới trong lĩnh vực quốc phòng và chỉ một ngày sau đó, ký với Nhật Bản thỏa thuận mở rộng hợp tác trong lĩnh vực quân sự.
Điều này một lần nữa cho thấy chiến lược xoay trục sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ đang được hiện thực hóa một cách tích cực cả trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự bất chấp những khó khăn bên trong nước Mỹ.
Trong 2 thỏa thuận hợp tác quân sự mới ký, thỏa thuận Mỹ- Nhật đặc biệt làm cho Trung Quốc quan ngại. Nước này lập tức đã có ngay phản ứng tiêu cực với tuyên bố cho rằng sự tăng cường liên minh này là biểu hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật kiểu mới. Cũng rất dễ hiểu vì sao Trung Quốc lại có phản ứng gay gắt như vậy.
Thủ tướng Nhật Bản Abe tiếp Bộ trưởng ngoại giao và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ ngày 03/10. Ảnh: Reuters
Theo nhiều nhà phân tích thì Thỏa thuận hợp tác quân sự Mỹ – Nhật vừa ký kết trong khuôn khổ cuộc đàm phán 2 2 ngày 03/10 đã thể hiện rất rõ sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ đối với tham vọng của Thủ tướng Nhật Bản S. Abe trong các nỗ lực tăng cường tiềm lực quân sự và xem xét sửa đổi Hiến pháp hòa bình sau Thế chiến II.
Thỏa thuận này cũng là một dấu mốc mới rất có ý nghĩa trong tiến trình hiện đại hóa Liên minh quân sự hai bên trong 16 năm trở lại đây.
Các thỏa thuận mới đạt được với Mỹ sẽ giúp Nhật Bản đối phó có hiệu quả với các thách thức trong thế kỷ XXI đối với nước này như: chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên; tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Hàn Quốc; chủ nghĩa khủng bố quốc tế và các mối đe dọa an ninh mạng.
Thỏa thuận mới ký có một số điều khoản rất đáng chú ý như sau:
Video đang HOT
1/ Trong năm tới (2014), Mỹ sẽ bố trí một trạm radar băng tần X mới (trạm thứ 2) tại căn cứ Kiogamisaki trên bờ Tây Nhật Bản để bảo vệ nước này trước các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên (và không chỉ có Bắc Triều Tiên).
2/ Hai nước thống nhất hợp tác thực hiện một số dự án quan trọng trong lĩnh vực đảm bảo an ninh mạng (đây là lần đầu tiên hai bên hợp tác với nhau trong lĩnh vực này).
3/ Lính thủy đánh bố Mỹ sẽ thay thế các máy bay lên thẳng đã lạc hậu bằng các máy bay MV-22 Osprey và Mỹ sẽ điều đến Nhật Bản các máy bay trinh sát không người lái Global Hawk.
4/ Mỹ đưa đến Nhật Bản các máy bay tuần tiễu chống ngầm Boeing P-8 Poseidon. (xin lưu ý đây sẽ là các máy bay Global Hawk và Poseidon đầu tiên có mặt tại Nhật Bản). Các máy bay Boeing P-8 Poseidon sẽ đảm nhiệm chức năng phát hiện, tiêu diệt các tàu ngầm và tuần tiễu khu vực biển Thái Bình Dương.
Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga V.Kistanov thì thỏa thuận mới ký thực sự là một bước “nhảy vọt” trong hợp tác quân sự Mỹ- Nhật. Theo ông thì có 2 lý do dẫn đến bước tiến vượt bậc này:
Thứ nhất, ngay từ đầu nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Obama đã tuyên bố về chiến lược chuyển trọng tâm ưu tiên của Mỹ về khu vực Chấu Á- Thái Bình Dương mà một trong những điểm mấu chốt của chiến lược này là củng cố mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines) đồng thời gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực.
Trong chiến lược trên của Mỹ, Nhật Bản được coi là mắt xích quan trọng nhất vì đây là nơi bố trí các cụm quân lớn nhất của Mỹ.
Thứ hai – đó là tiềm lực kinh tế và quân sự đang lên của Trung Quốc. Mỹ hiểu rất rõ rằng trong tương lai Trung Quốc sẽ là đối thủ chủ yếu của Mỹ, ít nhất cũng là ở Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Một số chuyên gia Nhật cũng đồng ý với nhận định trên và cho rằng, Trung Quốc đang ráo riết tăng cường tiềm lực quân sự, tăng ngân sách quốc phòng – Bắc Kinh đầu tư mạnh cho Không quân và Hải quân nhưng đồng thời cũng cho rằng không gian mạng là một trong những không gian đối đầu với các đối thủ trong tương lai gần.
Điểm nóng nhất hiện nay trong mối quan hệ đối đầu Trung- Nhật là những tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không hề có triển vọng được giải quyết vì Trung Quốc dứt khoát không từ bỏ các đòi hỏi chủ quyền đối với các đảo này. Không những thế, nước này ngày càng hung hăng và có nhiều động thái làm căng thẳng hơn tình hình.
Dẫn chứng cụ thể nhất là nếu vào thời gian trước Trung Quốc chỉ đưa đến vùng biển quanh các hòn đảo các tàu nghiên cứu đại dương và tàu đánh cá, thì đến nay, Bắc Kinh ngày càng đưa nhiều các tàu biên phòng và tàu bảo vệ bờ biển cùng các máy bay (kể cả có người lái và không người lái) đến khu vực tranh chấp.
Để đối phó, Nhật Bản đang xem xét ban hành một chỉ thị mới cho Không quân Nhật được phép bắn hạ các máy bay không người lái Trung Quốc nếu chúng xâm phạm không phận hoặc tiến sát đến không phận Nhật Bản (bắn cảnh cáo các máy bay không người lái là vô nghĩa).
Có thể nói, chính sự leo thang căng thẳng Trung-Nhật đã buộc Nhật Bản ngày càng coi trọng và quan tâm nhiều hơn đến sự hợp tác quân sự với đồng minh chủ chốt của mình là Mỹ. Washington cũng đã không ít lần tuyên bố là quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Nhật- Mỹ.
Về phần mình, một mặt Nhật tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ như đã nói ở trên, mặt khác Nhật Bản cũng không khoanh tay ngồi nhìn Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự.
Lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, Nhật Bản đã quyết định tăng ngân sách quốc phòng và đến cuối năm nay, Nhật Bản sẽ xem xét lại các định hướng chủ yếu trong chiến lược phòng thủ của mình – căn cứ vào các động thái tiếp theo của Trung Quốc và những thay đổi tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Cũng theo thỏa thuận mới ký, Nhật Bản sẽ tham gia nhiều hơn vào các sứ mệnh nhân đạo quốc tế. Hai bên cũng đã nhất trí về việc chuyển 9.000 lính thủy đánh bộ Mỹ ra khỏi đảo cực nam của Nhật là Okinawa.
Trong số đó, 5.000 sẽ chuyển về Đảo Guam, số còn lại sẽ được đưa tới các hòn đảo Bắc Marian. Nhật Bản đồng ý chịu một phần chi phí chuyển quân Mỹ (3,1 tỷ USD, chiếm 36% trong tổng số 8,6 tỷ USD dành cho việc này).
Dĩ nhiên, việc di chuyển quân Mỹ khỏi Okinawa hoàn toàn không có nghĩa là sự hỗ trợ của Mỹ cho Nhật Bản sẽ yếu đi. Đơn giản là vì trên hòn đảo này, tâm lý chống các căn cứ quân sự rất mạnh (chống các căn cứ quân sự chứ không phải chống Mỹ).
Đảo này chiếm không đến 1% lãnh thổ Nhật Bản nhưng tập trung tới 75% các căn cứ quân sự của Mỹ tại nước này. Các căn cứ này từng gây nhiều phiền toái cho cư dân trên đảo.
Bằng quyết định này, Mỹ đã “giúp” chính phủ Nhật Bản tránh được sức ép của dư luận trong nước Nhật đối với sự có mặt của một đội quân nước ngoài quá đông đảo trên hòn đảo này.
Cũng theo V.Kistanov thì lý do tuyên bố công khai việc Mỹ chuyển quân khỏi Okinawa – giảm bớt gánh nặng do sự hiện diện quân sự Mỹ trên đảo – đó chỉ là bề nổi.
Còn một nguyên nhân khác không được nói tới nhưng có lẽ quan trọng hơn là Mỹ đang tính toán bố trí quân Mỹ tại khu vực một cách phân tán và không tập trung quân quá đông tại một địa điểm rất gần Trung Quốc để đề phòng trường hợp nước này tấn công.
Theo Báo Đất Việt
Nga phát triển siêu chiến đấu cơ thế hệ 6 tối tân
Các nhà thiết kế của Nga đang xúc tiến kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 không người lái. Đây là thông tin vừa được cựu Tư lệnh Không quân Nga - ông Pyotr Deinekin tiết lộ trong ngày hôm nay (26/8).
Ảnh minh họa
"Thế hệ thứ 6 của các loại máy bay hầu hết sẽ là không người lái. Vì thế, theo lẽ tự nhiên, chúng tôi đang tích cực phát triển dự án này", ông Deinekin cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti.
Cựu Tư lệnh Không quân Nga không cho biết thêm thông tin cụ thể về việc cục thiết kế nào đang đảm nhiệm công việc phác thảo các thiết kế của loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 không người lái. Tuy nhiên, nhà sản xuất máy bay quân sự nổi tiếng của Nga - MiG hồi tháng 5 vừa rồi cho biết, họ sẵn sàng xúc tiến kế hoạch nghiên cứu và phát triển một loại phương tiện chiến đấu trên không không người lái (UCAV) dựa trên nguyên mẫu Skat của hãng này, sau khi MiG ký một thỏa thuận với Bộ Công nghiệp và Thương mại hồi đầu tháng đó.
Trong khi đó, ông Mikhail Pogosyan, Chủ tịch Tập đoàn Máy bay Thống nhất Nga, hồi tháng 11 năm ngoái tuyên bố, Sukhoi sẽ tập trung vào phát triển các phương tiện tấn công và do thám trên không không người lái (UAV) trong tương lai xa.
Trước đó, hồi năm 2011, tạp chí hàng không Flight International đưa tin, Sukhoi và MiG có thể sẽ bắt tay hợp tác để phát triển các phương tiện chiến đấu trên không không người lái.
Tuy nhiên, Nga không thể bỏ qua một thế hệ mà vẫn cần phải hoàn thành tất cả dự án máy bay thế hệ thứ 5, cựu Tư lệnh Không quân Nga nói thêm.
Hiện Nga đang thử nghiệp nguyên mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 - Sukhoi T-50. Đây là một chiếc máy bay có người lái và nó đã lần đầu tiên được đưa ra trình diện trước công chúng cách đây 2 năm. Mỹ đang giới thiệu F-35 trong khi các cường quốc Châu Âu như Anh và Pháp đang sở hữu những chiến đấu cơ Typhoon và Rafale. Tất cả những cường quốc trên đều đang tiến hành nghiên cứu các thiết kế máy bay chiến đấu không người lái.
Theo_VnMedia
Nga tiết lộ tiềm lực quân sự đến năm 2020 Lực lượng không quân đến năm 2020, con số này sẽ bao gồm những phiên bản máy bay mới phát triển và những phiên bản nâng cấp. Trong bài phát biểu của mình, tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng:"... Trong thập kỷ tới, quân đội sẽ được trang bị khoảng 600 máy bay hiện đại, bao gồm cả máy bay chiến...