Mỹ – Nhật diễn tập đối phó kịch bản Đài Loan bị tấn công
Mỹ, Nhật Bản tiến hành nhiều cuộc diễn tập chuẩn bị kịch bán đảo Đài Loan và nhóm đảo Senkaku bị tấn công vũ trang, theo các quan chức giấu tên.
Quan chức quốc phòng Mỹ và Nhật Bản bắt đầu lên kế hoạch nghiêm túc cho xung đột ở các khu vực này trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump. Các hoạt động chuẩn bị bao gồm những đợt diễn tập sa bàn tuyệt mật và diễn tập thực địa ở Biển Đông, biển Hoa Đông, 6 quan chức giấu tên cho biết hôm 30/6.
Cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi năm 2019 quyết định mở rộng đáng kể các kế hoạch quân sự do lo ngại hành động ngày càng cứng rắn của Trung Quốc. Quá trình này được tiếp tục dưới thời Thủ tướng Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden, ba quan chức am hiểu vấn đề cho hay.
Tàu chiến Nhật và Mỹ diễn tập trên Biển Đông hồi năm 2020. Ảnh: US Navy .
Quân đội Mỹ và Nhật Bản ngày càng tỏ ra lo ngại khi máy bay quân sự Trung Quốc liên tục tiến vào vùng nhận diện phòng không đảo Đài Loan, trong đó có kỷ lục 28 chiếc hôm 15/6. Hải quân, không quân và hải cảnh Trung Quốc cũng hiện diện ngày càng nhiều quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả phải sử dụng vũ lực.
“Quân đội Trung Quốc đã thúc đẩy Mỹ và Nhật lại gần nhau và hướng tới tư duy mới trong vấn đề Đài Loan”, Randy Schriver, quan chức hàng đầu về châu Á của Lầu Năm Góc dưới thời Trump, nhận xét.
Mỹ đã thúc đẩy đồng minh Nhật tham gia nhiều kế hoạch diễn tập chung từ lâu, nhưng Tokyo vẫn bị kiềm chế bởi hiến pháp hòa bình sau Thế chiến II. Các rào cản đang dần được gỡ bỏ kể từ năm 2015, nhưng không bị xóa sổ hoàn toàn.
Hai trong 6 quan chức giấu tên cho biết quân đội Mỹ và Nhật Bản đã nhiều lần diễn tập chung trên Biển Đông với lý do huấn luyện cứu trợ thiên tai. Họ cũng tổ chức nhiều cuộc diễn tập quanh nhóm đảo Senkaku, giúp chuẩn bị cho khả năng xung đột với Trung Quốc tại đảo Đài Loan, vốn chỉ cách đó khoảng 350 km.
“Một số hoạt động huấn luyện có khả năng ứng dụng rất cao. Những cuộc diễn tập đổ bộ trong kịch bản cứu trợ thảm họa có thể áp dụng trực tiếp cho mọi xung đột ở eo biển Đài Loan và nhóm đảo Senkaku”, Schriver nói thêm.
Giới chức ngoại giao Mỹ và Nhật cũng đang xem xét những vấn đề pháp lý liên quan tới hoạt động quân sự chung, bao gồm quyền tiếp cận căn cứ và khả năng hỗ trợ hậu cần của Tokyo cho Washington khi nổ ra xung đột với Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nguy cơ Nhật Bản bị cuốn vào xung đột, nhất là khi Trung Quốc sẽ tìm cách phá hủy những căn cứ của Mỹ trong khu vực nếu chiến tranh nổ ra.
Sự cố tàu chiến Nhật bắn hạ cường kích Mỹ năm 1996
Thủy thủ Nhật nhầm cường kích A-6 Mỹ là mục tiêu bay nên khai hỏa khẩu pháo Phalanx, bắn hạ phi cơ đồng minh trong cuộc diễn tập ngày 4/6/1996.
Phi công William Royster và hoa tiêu Keith Douglas thuộc Phi đoàn cường kích số 115 Mỹ hôm đó tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) diễn ra ngoài khơi quần đảo Hawaii. Đây là cuộc diễn tập hàng hải lớn nhất thế giới, với sự tham gia của 44 tàu chiến, 250 máy bay và 30.000 quân nhân của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Canada và Chile.
Trung tá Royster được giao nhiệm vụ điều khiển cường kích A-6E Intruder, xuất phát từ tàu sân bay USS Independence, kéo theo mục tiêu bay để lực lượng tàu mặt nước tập bắn đạn thật.
Đây không phải nhiệm vụ thường gặp của những chiếc A-6E, nhưng đóng vai trò quan trọng nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu và độ chính xác của các hệ thống phòng thủ hải quân, trong trường hợp này là hai bệ pháo phòng thủ tầm cực gần Phalanx trên tàu khu trục JDS Yuugiri của Nhật Bản.
Hệ thống Phalanx khai hỏa trong đợt diễn tập của hải quân Mỹ năm 2016. Video: US Navy .
Chiếc A-6E của Royster khi đó kéo theo mục tiêu có kích cỡ 2 m ở vùng biển cách quần đảo Hawaii khoảng 2.400 km về phía tây. Phi cơ hoạt động ở độ cao 215 m so với mực nước biển và duy trì tốc độ 630 km/h. Các quan chức Mỹ cho biết mục tiêu được kéo ở khoảng cách 4 km so với máy bay, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshinori Yanagiya khẳng định dây kéo chỉ dài 100 m.
Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ cho biết thời tiết đẹp, trời trong và không có mây mù vào thời điểm diễn tập.
Nội dung diễn tập nhằm kiểm tra tốc độ phản ứng của JDS Yuugiri với mối đe dọa đường không. Thủy thủ đoàn phải nhận diện máy bay đang tiếp cận từ mạn trái, sau đó định vị và bắn hạ mục tiêu bằng đạn thật. Tuy nhiên, họ lại khóa radar vào cường kích Mỹ thay vì mục tiêu được nó kéo phía sau.
Sau khi bám bắt mục tiêu, thủy thủ đoàn JDS Yuugiri khai hỏa bệ pháo Phalanx với tốc độ bắn 3.000 phát/phút. Chiếc A-6E trúng nhiều phát đạn vào giữa thân, động cơ bốc cháy và hệ thống thủy lực ngừng hoạt động, khiến máy bay lộn nhào mất kiểm soát. Royster và Douglas kịp phóng ghế thoát hiểm, trong khi xác máy bay lao xuống vùng nước phía mạn phải chiến hạm Nhật.
Nhận ra sai lầm này, thủy thủ đoàn tàu Yuugiri triển khai xuồng và vớt hai phi công hải quân Mỹ chỉ sau vài phút, họ được đưa về tàu sân bay USS Independence bằng trực thăng. Trung tá Royster phải phẫu thuật do rách mặt, trong khi trung úy Douglas chỉ bị trầy xước và trở lại thực hiện nhiệm vụ không lâu sau đó.
Nhật Bản ra lệnh tạm ngừng sử dụng đạn thật trong diễn tập, còn giới chức Mỹ tìm cách giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của sự cố để tránh gây căng thẳng với đồng minh thân cận. "Đó là sự cố không may, chúng vẫn thường xảy ra. Đây không phải điều đáng để giận dữ", phát ngôn viên hải quân Mỹ nói.
Tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton cũng chấp nhận lời xin lỗi của Nhật Bản vào ngày 5/6.
JS Yuugiri ra biển huấn luyện năm 2020. Ảnh: Twitter/Takao_19320531
Quân đội hai nước cùng mở cuộc điều tra nguyên nhân sự cố. Nhận định ban đầu của hải quân hai nước là hệ thống pháo Phalanx gặp trục trặc kỹ thuật và tự động khai hỏa khi phát hiện mục tiêu bay vào tầm bắn.
Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Nhật sau đó bác bỏ giả thuyết này, cho hay hệ thống Phalanx không được cài đặt ở chế độ tự động khi sự cố xảy ra. Họ nhận định đây là lỗi của thủy thủ trên tàu chiến Nhật, khi người vận hành tổ hợp Phalanx đã xác định nhầm mục tiêu, hoặc đã bấm nhầm nút khai hỏa.
Tổ hợp Phalanx sau đó được trang bị hệ thống cảm biến quang - điện tử và hồng ngoại đồng trục với nòng pháo, tăng khả năng bám bắt mục tiêu và nhận diện địch - ta cho các kíp tàu.
Sự cố không để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng càng khiến Nhật Bản xấu hổ khi xảy ra chỉ vài tháng sau vụ một tiêm kích F-15J phóng tên lửa bắn rơi chiến đấu cơ đồng đội trong diễn tập.
Mỹ tốn gần nửa tỷ USD điều lính bảo vệ lễ nhậm chức Biden Quan chức quốc phòng Mỹ cho biết chi phí triển khai 26.000 Vệ binh Quốc gia tới Washington bảo vệ lễ nhậm chức của Biden là gần 500 triệu USD. Vệ binh Quốc gia Mỹ triển khai hàng chục nghìn binh sĩ từ 50 bang và 4 vùng lãnh thổ tới thủ đô Washington để đảm bảo an ninh cho Đồi Capitol và...