Mỹ – Nhật đạt thỏa thuận trao trả plutonium lịch sử
Nhật Bản ngày 24.3 cam kết trả lại cho Mỹ hàng trăm kilogram uranium và plutonium được trao cho Tokyo để nghiên cứu thời Chiến tranh Lạnh. Đây là thỏa thuận đầu tiên đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân 2014 (NSS) tại thành phố The Hague, Hà Lan.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest Moniz – Ảnh: Reuters
“Bằng cách loại bỏ vật liệu hạt nhân này, chúng tôi ngăn chặn nguy cơ khủng bố hạt hân”, AFP dẫn lời cố vấn hạt nhân Nhật Bản, ông Yosuke Isozaki, cho biết bên lề NSS bắt đầu vào ngày 24.3.
Mỹ lâu nay kêu gọi Nhật Bản trả lại các uranium và plutonium (được làm giàu ở mức có thể sản xuất vũ khí hạt nhân), được lưu trữ tại một cơ sở ở vùng Tokai, gần thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Video đang HOT
Nhật Bản sở hữu trên 300 kg plutonium và gần 200 kg uranium tại cơ sở này, nơi mà các chuyên gia quan ngại là mục tiêu tấn công của các phần tử khủng bố, theo AFP.
Mỹ và Anh đã trao số vật liệu hạt nhân này cho Nhật Bản thời Chiến tranh Lạnh. Nhật Bản không có bom nguyên tử nhưng số vật liệu hạt nhân này có thể được dùng để sản xuất hàng chục loại vũ khí hạt nhân.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest Moniz hoan ngênh cam kết của Nhật Bản trả lại số vật liệu hạt nhân này cho Mỹ.
Ngoài vấn đề khủng bố hạt nhân là trọng tâm chính của NSS năm nay, vấn đề khủng hoảng Ukraine được cho là sẽ lấn át nghị trình hội nghị lần này.
Phúc Duy
Theo TNO
Nhật Bản có thể sản xuất được 1.000 quả bom nguyên tử?
Tờ Văn Hối (Hồng Kông) ngày 31.12 dẫn lời giáo sư Koide Hiroaki của đại học Kyoto nhận định lý do chính mà Thủ tướng Nhật Shinzo Abe từ chối hủy bỏ điện hạt nhân là bởi vì ông Abe muốn phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. Nhật Bản được cho là có đủ plutonium để sản xuất 1.000 quả bom nguyên tử.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản - Ảnh: Reuters
Mặc dù đã có nhiều lời kêu gọi từ bỏ điện hạt nhân từ người dân Nhật sau sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt Fukushima do thiên tai động đất - sóng thần hồi tháng 3.2011, nhưng chính quyền ông Abe vẫn kiên quyết duy trì điện hạt nhân, theo ông Hiroaki.
Ông Hiroaki cho biết Nhật Bản không được phép nhập khẩu plutonium làm giàu ở mức có thể chế tạo vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, Nhật Bản có thể chiết xuất plutonium từ rác thải hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân ở nước này, ông Hiroaki nhận định
Văn Hối dẫn lời các nhà phân tích Mỹ ước tính rằng Nhật hiện có đủ plutonium để sản xuất ít nhất 1.000 quả bom nguyên tử.
Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều chính trị gia Nhật Bản lên tiếng kêu gọi hủy bỏ nghị quyết mang tên "3 nguyên tắc không hạt nhân" được xây dựng hồi năm 1967, theo đó cấm Nhật Bản sở hữu và sản xuất vũ khí hạt nhân.
Theo Văn Hối, để giành được sự ủng hộ của phe cánh tả, Thủ tướng Abe sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản, mặc cho những cuộc biểu tình phản đối điện hạt nhân ở trong và ngoài nước.
Văn Hối nhận định nếu Nhật Bản thực sự sản xuất bom nguyên tử thì điều này sẽ mang đến bất ổn nghiêm trọng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo TNO
Đàm phán hạt nhân Iran bước sang ngày thứ hai Ngày 16.10, vòng đàm phán giữa các cường quốc và Iran bước sang ngày thứ hai, hướng đến mục tiêu kết thúc bế tắc về chương trình hạt nhân của Tehran. Đàm phán hạt nhân Iran tại Geneva ngày 15.10 - Ảnh: Reuters Sáu cường quốc gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức (nhóm P5 1) có buổi hội đàm (còn...