Mỹ, Nhật đang làm gì để đối phó tàu ngầm Trung Quốc
Tăng số lượng tàu mặt nước, tàu ngầm ở châu Á-TBD là biện pháp hàng đầu mà Mỹ, Nhật đang áp dụng để đối phó với hạm đội tàu ngầm Trung Quốc.
Theo báo cáo mới đây, từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc đã đóng 12 tàu ngầm phi hạt nhân trang bị hệ động lực AIP (cho phép kéo dài thời gian hoạt động dưới mặt nước) Type 041. Chuyên gia Mỹ cho rằng, số lượng tàu này trong tương lai sẽ đạt tới 20 chiếc.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ – Đô đốc Samuel Locklear tuyên bố, khả năng của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc đã được tăng cường mang tính thực chất. Đồng thời, ông cho rằng, trong 10 năm tới số lượng tàu ngầm mà Trung Quốc có sẽ đạt 60-70 tàu.
Tàu ngầm phi hạt nhân Type 039 lớp Tống của Trung Quốc.
Đô đốc Samuel Locklear cũng chỉ ra, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phát triển tàu ngầm hạt nhân có thể mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-2 đạt tầm bắn khoảng 7400km. “Trung Quốc có thể sẽ có được khả năng răn đe hạt nhân hiệu quả vào cuối năm 2014″, ông nói.
Video đang HOT
Các chuyên gia suy đoán, nền tảng mang tên lửa JL-2 chủ yếu sẽ là tàu ngầm hạt nhân Type 094. Ảnh vệ tinh cho thấy, hiện nay Trung Quốc ít nhất đã có 4 tàu Type 094 đưa vào phục vụ.
Ngoài ra, cũng đã có những thông tin cho rằng Trung Quốc đang tích cực phát triển các thế hệ tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 096.
Đứng trước tình hình này, Hải quân Mỹ và đồng minh Nhật Bản, Australia được cho là đang thực hiện nhiều bước đi nhằm đối phó với hạm đội tàu ngầm đông đảo của Trung Quốc.
Theo đó, Hải quân Mỹ dự tính sẽ triển khai 60% tàu chiến tại Thái Bình Dương trong vòng 5 hoặc 6 năm tới, bao gồm việc đóng tàu chiến mới. Dự kiến trong vòng 1 năm sẽ hoàn thành việc bảo dưỡng kỹ thuật tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles mang tên Topeka. 1/4 số tàu ngầm hạt nhân Los Angeles sẽ được triển khai tại đảo Guam.
Tàu chiến Mỹ sẽ hiện diện nhiều hơn ở CA-TBD trong vài năm tới.
Đại diện Hải quân Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và sự cần thiết của việc đưa trang thiết bị công nghệ mới và tàu chiến đến khu vực này.
Về phía Nhật Bản, trong văn kiện phát triển kế hoạch quốc phòng năm 2011 quyết định sẽ tăng số lượng tàu ngầm phi hạt nhân từ 16 tàu lên 22 tàu, để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc.
Hiện Nhật Bản tập trung đóng mới các tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Soryu có lượng giãn nước 2.900 tấn, trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) 4V-275R MK III. Cho đến nay, Nhật Bản đã có 5 tàu ngầm kiểu này, đang đóng tiếp 5 tàu nữa. Dự kiến, tốc độ triển khai sẽ là 1 tàu/ năm.
Theo Kiến Thức
Nga bắt đầu chế tạo tàu ngầm Kilo thứ 6 cho Việt Nam
Công ty đóng tàu Admiralty sẽ khởi công chế tạo chiếc tàu ngầm diesel-điện thứ 6 thuộc Dự án 636 cho Hải quân Việt Nam tại nhà máy ở St Petersburg.
Thông tấn Nga RIA Novosti hôm 28/5 đưa tin cho biết, Công ty đóng tàu Admiralty sẽ khởi công chế tạo chiếc tàu ngầm diesel-điện thứ 6 thuộc Dự án 636 cho Hải quân Việt Nam tại nhà máy ở St Petersburg.
Tàu ngầm Kilo
Dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp quân sự, RIA Novosti cho biết, chiếc tàu ngầm thứ 6 này được đóng theo hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm Kilo trị giá khoảng 2 tỷ USD được ký kết năm 2009 giữa Nga và Việt Nam.
Tàu ngầm diesel-điện được đóng theo Dự án 636 cho Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa "Club-S" và đây là những tàu ngầm có tiếng ồn rất thấp khi di chuyển.
Chiếc tầu ngầm đầu tiên và thứ hai có tên gọi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong Dự án 636 đã được phiên chế cho lực lượng Hải quân trong tháng 4/2014.
Nga đã ký biên bản bàn giao cho Việt Nam chiếc tàu ngầm thứ 3 hồi giữa tháng 3 vừa qua. Chiếc thứ 4 cũng đã được hạ thủy trong cuối tháng 3, còn chiếc thứ 5 đã được khởi công xây dựng từ hè năm ngoái./.
Theo Giáo Dục
Việt Nam sẽ mua thêm nhiều vũ khí tối tân từ Nga Việt Nam và Nga hiện đang có những tiếp xúc để dọn đường cho việc ký kết thêm các thỏa thuận mua vũ khí mới của Nga, một chuyên gia quân sự Nga cho biết. Cận cảnh tàu ngầm Hà Nội đang nằm trong lòng tàu vận tải Rolldock Sea tại Vịnh Cam Ranh - Ảnh: Nguyễn Chung Phát biểu tại Triển lãm...