Mỹ, Nhật Bản xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa chiến lược
Ngày 14/11, Mỹ và Nhật Bản đã nhất trí sẽ tham vấn chặt chẽ hơn nữa để xây dựng các chuỗi cung ứng bền vững với hàng hóa có ý nghĩa chiến lược như chất bán dẫn và khoáng sản thiết yếu.
Hai bên đạt được đồng thuận này sau cuộc họp tham vấn thứ hai về chính sách kinh tế theo mô hình “2 2″ giữa các bộ trưởng ngoại giao và kinh tế của hai nước, qua đó tăng cường hợp tác an ninh kinh tế.
Ngoại trưởng Yoko Kamikawa (thứ 3, trái) và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Yasutoshi Nishimura (thứ 2, trái) của Nhật Bản cùng Ngoại trưởng Antony Blinken (thứ 2, phải) và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo (phải) của Mỹ tại cuộc đàm phán “2 2″ ở San Francisco (Mỹ) ngày 14/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành vòng hai của cuộc họp “2 2″ nói trên bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đang diễn ra tại thành phố San Francisco (Mỹ). Tham dự cuộc họp có Ngoại trưởng Yoko Kamikawa và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Yasutoshi Nishimura của Nhật Bản cùng Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo của Mỹ.
Tuyên bố chung sau cuộc họp cũng cho biết, để đạt được mục tiêu trên, Mỹ và Nhật Bản nhất trí phối hợp thiết lập các cơ chế phát hiện nhanh chóng hơn các dấu hiệu và nguy cơ có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đảm bảo ngăn chặn kịp thời mọi mối đe dọa an ninh quốc gia. Tuyên bố chung có đoạn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập các chuỗi cung ứng đáng tin cậy và có tính bền vững cao hơn, đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng và thị trường mở. Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản dẫn lời một quan chức nước này nói thêm rằng, tại cuộc họp, các quan chức Mỹ và Nhật Bản cũng chia sẻ quan ngại về tình trạng tập trung quá mức những hàng hóa có tầm quan trọng chiến lược ở một số địa điểm nhất định, song không đề cập tên cụ thể của những địa điểm như vậy.
Năm ngoái, Mỹ và Nhật Bản đã khởi động khuôn khổ tham vấn về chính sách kinh tế theo mô hình “2 2″ giữa các bộ trưởng ngoại giao và kinh tế của hai nước.
Washington và Tokyo hiện đang thúc đẩy hợp tác trong nỗ lực duy trì trật tự kinh tế dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở là trung tâm của hợp tác song phương Mỹ-Nhật, trong bối cảnh Washington đang tăng cường hợp tác với khu vực này.
APEC 2023: Cuộc họp thảo luận IPEF đạt tiến triển về một số khía cạnh
Ngày 13/11, tại thành phố San Francisco của Mỹ, cuộc họp cấp bộ trưởng của các nước tham gia thảo luận Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) đã kết thúc ngày làm việc đầu tiên.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu tại phiên họp thứ nhất Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nền kinh tế thành viên APEC ở San Francisco, California (Mỹ) ngày 13/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn Kyodo, phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết cuộc họp đã đạt được tiến triển về một số khía cạnh như thúc đẩy số hóa các thủ tục thương mại. Tuy nhiên, ngày họp đầu tiên không đi đến một "thỏa thuận đáng kể" cho toàn bộ lĩnh vực thương mại.
Dự kiến, bộ trưởng thương mại các nước tham gia thảo luận IPEF, gồm Mỹ và 13 quốc gia khác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, sẽ tiếp tục bàn thảo về các vấn đề kinh tế trong cuộc họp ngày 14/11.
Cuộc họp bộ trưởng IPEF diễn ra trước thềm Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 tại San Francisco.
Tháng 5/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố khởi động tiến trình thảo luận về IPEF nhằm củng cố quan hệ kinh tế với các nền kinh tế quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, khu vực ước tính chiếm khoảng 40% Tổng sản phẩm (GDP) toàn cầu hiện nay. Các nước tham gia thảo luận IPEF đang nỗ lực thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn chung trên 4 trụ cột - gồm thương mại, chuỗi cung ứng, năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng, thuế và chống tham nhũng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nước đã đạt được nhất trí về tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng đối với các mặt hàng quan trọng hồi tháng 5 vừa qua và hiện đang hướng tới thống nhất về 3 trụ cột còn lại.
Các nước tham gia thảo luận về IPEF hiện gồm Mỹ, Australia, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Hamas chống trả quyết liệt, ngăn quân đội Israel chiếm ưu thế ở Gaza Xe tăng và quân đội Israel đang tiến về thành phố Gaza, nhưng vấp phải sự kháng cự quyết liệt từ súng cối và kiểu đánh du kích của Hamas. Các trận giao tranh giữa Israel và Hamas đang diễn ra gần khu vực đông dân cư tại thành phố Gaza nằm ở phía bắc của dải đất này. Đây cũng là nơi...